会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【số liệu thống kê về fc seoul gặp jeonbuk】Tái diễn các cuộc điện thoại, tin nhắn khủng bố, doạ nạt để đòi nợ!

【số liệu thống kê về fc seoul gặp jeonbuk】Tái diễn các cuộc điện thoại, tin nhắn khủng bố, doạ nạt để đòi nợ

时间:2025-01-15 21:47:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:286次
Tái diễn các cuộc điện thoại, tin nhắn khủng bố, doạ nạt để đòi nợ
Tin nhắn của các đối tượng gửi đến cho chị Nguyễn Ngọc Lan. Ảnh: NVCC

Bị đòi nợ vì khoản nợ của một người... không quen biết

Thông tin cho phóng viên, chị Nguyễn Ngọc Lan (nhân vật đã được thay tên), trú tại Long Biên, Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, chị liên tục nhận được những cuộc gọi, tin nhắn của các đối tượng với nội dung đòi tiền nợ của một người không liên quan đến chị.

“Cuộc gọi đầu tiên được gọi đến từ số máy 0938172840, khi tôi vừa cầm máy lên nghe, bên kia là giọng nữ miền Nam đã sang sảng nói tôi bảo “thằng chồng” tôi trả nợ vay qua app. Khá ngạc nhiên, tôi đã nhẹ nhàng giải thích tôi đơn thân, không chồng nhưng bên kia vẫn rất gay gắt nói với những lời khó nghe. Bực mình nên tôi tắt máy. Ít phút sau số máy đó lại gọi lại, lần này với âm lượng cao hơn, lời lẽ khó nghe hơn…” - chị Nguyễn Ngọc Lan kể.

Sau cuộc gọi ấy, chị tiếp tục nhận được tin nhắn của số máy 0796629588, với lời lẽ hăm doạ về việc đòi nợ tiền vay.

“Điều khiến tôi khá lo ngại, đó là các đối tượng lần được cả tên con gái của tôi và có ý đe doạ” - chị Nguyễn Ngọc Lan cho biết.

Chị cũng nói, mặc dù chị đã điện đến số máy của người họ yêu cầu để giải thích về việc người mà họ cho vay không liên quan đến chị, mà chị cũng không hề bảo lãnh cho bất kỳ ai vay tiền, nhưng các đối tượng vẫn kiên quyết không nghe. Theo chị, họ yêu cầu chị bắt người kia đến Ngân hàng để sao kê tài khoản.

“Không muốn bị quấy rối nên tôi đã chọn cách đối thoại, nhưng có vẻ như các đối tượng này kiên quyết không nghe mà đưa ra những yêu cầu cực kỳ vô lý. Sau khi không thoả thuận được, họ để lại một câu: “Vậy việc ai người ấy làm”…” chị Nguyễn Ngọc Lan kể tiếp.

Điều đặc biệt theo chị Nguyễn Ngọc Lan, đây là lần thứ 2 chị nhận được cuộc gọi thế này về cùng 1 việc.

Lần thứ nhất đó là vào năm 2022, cũng có một số máy lạ và 1 người tự xưng là Đạt gọi điện đến để để thông báo về việc “chồng” chị chưa trả số tiền 3,5 triệu vay qua app từ năm 2019.

“Thời điểm đó đối tượng có gửi toàn bộ hồ sơ vay mượn cho tôi. Hồ sơ vay mượn đó thể hiện việc một người có tên T.Q.T, sinh năm 1978, trú tại Sóc Sơn có cầm cố 1 chiếc điện thoại Oppo để vay qua app số tiền 3,5 triệu đồng. Khổ nỗi, đúng là tôi có 1 người quen tên T.Q.T, nhưng năm sinh, nơi thường trú, khuôn mặt trên CMT hoàn toàn không phải người tôi quen…” – theo chị Nguyễn Ngọc Lan.

Chị cho biết, sau 1 thời gian trao đổi với các đối tượng kia về việc chị không biết người vay, cũng hoàn toàn không vay mượn hay bảo lãnh bất cứ một khoản vay nào thì các đối tượng dừng lại việc đòi nợ.

“Không hiểu sao vẫn nội dung đó, đến năm nay tôi lại tiếp tục gặp phải” - chị Nguyễn Ngọc Lan bức xúc.

Đòi nợ “thuê” có thể đối diện mức hình phạt cao nhất đến 20 năm tù.

Câu chuyện “khủng bố” qua điện thoại, tin nhắn của các đối tượng đòi nợ thuê với những người không liên quan không phải chuyện mới. Các hành vi đó là những hành vi vi phạm pháp luật. Mới đây, TAND tỉnh Tiền Giang (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), đã đem ra xét xử sơ thẩm 111 bị cáo nằm trong đường dây đòi nợ thuê. Các bị cáo này bị truy tố về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Tái diễn các cuộc điện thoại, tin nhắn khủng bố, doạ nạt để đòi nợ
Các bị cáo trong đường dây đòi nợ thuê bị đưa ra xét xử bởi TAND tỉnh Tiền Giang mới đây. Ảnh: BVPL

Theo cáo trạng, mặc dù biết rõ trái pháp luật nhưng từ ngày 1/1/2021 đến 14/2/2023, Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng - Phó Giám đốc Công ty Pháp Việt vẫn lợi dụng danh nghĩa Công ty Luật TNHH Pháp Việt (có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) để ký hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tiền tố tụng và tham gia khởi kiện tại tòa với 7 tổ chức tín dụng gồm: TPBank, OCB, Mcredit, Jivf, Shinhan, SHB FC, VID.

Hai bị cáo Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng thông qua tổ chức bộ máy hoạt động Công ty Luật TNHH Pháp Việt, chỉ đạo 20 trưởng nhóm và 579 nhân viên thuộc 20 nhóm dùng nhiều thủ đoạn đòi nợ để đe dọa, uy hiếp tinh thần của 172.629 người vay, cưỡng đoạt số tiền hơn 456 tỉ đồng, được các đơn vị ký kết hợp đồng dịch vụ trả phí hơn 168 tỉ đồng.

Phiên toà dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng 8 bởi đây là vụ án với tổng số bị cáo lên đến 111 người, cùng 115 bị hại và 91 tổ chức, cá nhân được Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang triệu tập tham gia.

Phiên xét xử vẫn đang tiếp diễn, tuy nhiên các đối tượng đòi nợ thuê hình như vẫn chưa biết… sợ.

Về tình huống của chị Nguyễn Ngọc Lan, luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, do không quen biết, đồng thời không có bất cứ cam kết hay thỏa thuận gì để bảo lãnh cho khoản nợ của người mà các đối tượng đang đòi nợ, cho nên, bên cho vay không có quyền yêu cầu đối với chị Nguyễn Ngọc Lan. Chị Nguyễn Ngọc Lan không có bất cứ nghĩa vụ gì trong việc liên hệ hoặc đốc thúc người chị không quen biết để đòi nợ “hộ” cho các đối tượng.

Dưới góc độ pháp lý, theo luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn, tại khoản 1, Điều 170 Bộ luật Hình sự quy định, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó, hành vi nhắn tin, gọi điện chửi rủa, bôi nhọ, lăng mạ, khủng bố tinh thần nhằm mục đích đòi tiền như trong tình huống nêu trên là có dấu hiệu của tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự và mức hình phạt cao nhất của tội này là 20 năm tù.

Trước đó, CATP Hà Nội cũng đã đưa ra khuyến cáo. Theo đó, trong trường hợp người thân có vay nợ của các đối tượng “tín dụng đen”, khi bị các đối tượng gọi điên thoại cho những người thân trong gia đình “khủng bố” đòi nợ thì phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập.

Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình. Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng; thông báo, hướng dẫn cách xử lý cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên; sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ.

Đối với các trang Facebook cá nhân, có thể khóa các bình luận của người lạ. Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ, như: thông tin về giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống...

Bắt 2 kẻ dùng trò bẩn để đòi nợBắt 2 kẻ dùng trò bẩn để đòi nợ
Bắt kẻ dùng súng bắn người gây thương tích khi bị đòi nợBắt kẻ dùng súng bắn người gây thương tích khi bị đòi nợ

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
  • Loại tiền gửi nào sẽ không được bảo hiểm?
  • Giá vàng hôm nay 1/11: Nhà đầu tư chốt lời giá đỉnh, vàng lao dốc
  • Chồng cầm CCCD của vợ đi mở tài khoản ngân hàng có được không?
  • Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
  • Giới trẻ đua nhau 'đốt' tiền mua đồ chơi đắt đỏ về chỉ để ngắm
  • BIDV hoạt động ổn định, ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến 'Ngân hàng Xanh'
  • Giá cà phê hôm nay 4/11: Ổn định sau khi liên tiếp giảm mạnh
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
  • VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
  • Giá vàng hôm nay 7/11: Vàng lao dốc sau bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Rủi ro khi mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký
  • Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
  • Top những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa mưa