【ti le cá cuoc】WTO đang gặp khủng hoảng về giải quyết tranh chấp khiến các cơ quan thương mại toàn cầu gặp rủi ro
Ngày 10/12,đanggặpkhủnghoảngvềgiảiquyếttranhchấpkhiếncáccơquanthươngmạitoàncầugặprủti le cá cuoc tòa án này hay còn được gọi là Cơ quan phúc thẩm WTO không còn đủ thẩm phán để phán quyết các tranh chấp thương mại lớn giữa các quốc gia. Là các quy tắc quốc tế được đàm phán trong năm thập kỷ bởi Mỹ và châu Âu để thúc đẩy thương mại toàn cầu. WTO được thành lập năm 1995, là kết quả quan trọng nhất của nỗ lực đó, giúp chống lại các chu kỳ gây thiệt hại về thuế quan và trả đũa giữa các quốc gia, nhưng bây giờ cơ chế này đang bị mắc kẹt.
Những nỗ lực hiện đại hóa các quy tắc của WTO đối với các thách thức như chủ nghĩa tư bản nhà nước gây méo mó thị trường đã nhiều lần thất bại. Các cuộc thảo luận giữa 164 thành viên WTO để điều chỉnh thương mại điện tử và các cuộc tranh chấp mới đã bị đình trệ trong nhiều năm. Và một cuộc tranh chấp xuyên Đại Tây Dương về hoạt động của cơ quan phúc thẩm đã làm dấy lên sự chia rẽ đang đe dọa đến cốt lõi của WTO.
WTO đang gặp khủng hoảng, đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia và các nhà quản lý về thương mại. Khả năng của WTO trong việc kiểm soát thương mại toàn cầu dựa vào Cơ quan phúc thẩm gồm bảy thẩm phán, có trách nhiệm xem xét các phán quyết trọng tài. Khi các quốc gia kháng cáo các phán quyết đó, ba thẩm phán sẽ phụ trách rà soát từng trường hợp. Cơ quan phúc thẩm hiện đã có 4 thẩm phán nghỉ hưu và 2 thẩm phán nữa vừa hết nhiệm kỳ vào ngày 9/12, có nghĩa là sẽ chỉ còn 1 thẩm phán của cơ quan phúc thẩm.
Việc Mỹ ngăn chặn các bổ nhiệm thẩm phán mới đã kích hoạt cuộc khủng hoảng hiện tại của WTO. Chính quyền Mỹ đã liên tiếp khiếu nại về thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm. Quan điểm của chính quyền Mỹ về lập trường của WTO phù hợp với lập trường của Mỹ đối với các hiệp định thương mại quốc tế, mà các quan chức cho rằng ảnh hưởng đến quyền lực đàm phán của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang theo đuổi các hành động đơn phương với Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn khác. Mỹ đã rút khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và đã áp thuế thép, nhôm đối với các đồng minh vốn đã bị khởi kiện tại WTO là bất hợp pháp. Không loại trừ thực tế là vào ngày 11/12, châu Âu sẽ khởi kiện Mỹ về một loạt thuế mới, chỉ một ngày sau khi Cơ quan phúc thẩm mất thêm 2 thẩm phán. Người châu Âu muốn bảo vệ WTO. EU đã đề xuất tạo ra một tòa án tạm thời, dựa trên các quy tắc của WTO và sự tham gia tự nguyện, để nhân rộng các chức năng của Cơ quan phúc thẩm và ra các quyết định ràng buộc. Canada và Na Uy đã đồng ý thỏa thuận này. Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác đang đánh giá đề xuất này của EU, còn Mỹ phản đối động thái này.
Các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng có thể kéo dài một số khả năng của WTO để giải quyết tranh chấp. Nhưng bảo tồn quyền lực của WTO với tư cách là người thực thi thương mại cuối cùng sẽ yêu cầu giải quyết các bất đồng cơ bản đối với Cơ quan phúc thẩm. Ở đó, Mỹ và EU vẫn cách xa nhau về quan điểm. Người châu Âu ủng hộ một tòa án thương mại toàn cầu trong khi Washington thích cơ chế trọng tài đặc biệt cho mỗi tranh chấp. Các quan chức EU cho biết, Cơ quan phúc thẩm đã củng cố các quy tắc quốc tế. Các quan chức Mỹ thì nói rằng cơ chế này đã tự hợp tác, nắm quyền hạn gần với tòa án hơn là vai trò ban đầu của nó như là một người thi hành quy tắc. Khi Cơ quan phúc thẩm phán quyết chống lại Mỹ trong một cuộc tranh chấp với Trung Quốc vào tháng 7, Mỹ cũng khởi kiện lại phán quyết của WTO đối với các khoản trợ cấp của Trung Quốc.
Cải cách cơ quan phúc thẩm có sự hỗ trợ rộng rãi nhưng các thành viên WTO khác nhau về hướng đi của mình. EU và các thành viên WTO khác trong năm qua đã đưa ra các đề xuất cải tổ Cơ quan phúc thẩm và giải quyết các mối quan ngại của Mỹ. Washington đã nói rằng, WTO nên tuân theo các quy tắc hiện hành. Trong một động thái nhằm hạn chế hơn nữa cơ quan phúc thẩm, Washington chỉ giới hạn các nguồn lực ngân sách cho năm tới với khoảng 7% ngân sách hai năm một lần khoảng 3 triệu đôla. Điều đó đủ để kéo dài nhiệm kỳ của các thẩm phán hiện tại cho đến khoảng tháng 3 năm tới, cho phép họ đưa ra phán quyết về ba kháng cáo đang diễn ra. Sau đó, chỉ còn 1 thẩm phán với ít nhất 10 đơn kháng cáo đang chờ xem xét, nhiều hơn nữa trong kế hoạch trong khi không có thêm thẩm phán mới. Các cường quốc phương Tây hiện có nguy cơ chia rẽ thương mại toàn cầu, với việc Mỹ hành động đơn phương và EU tập hợp một số đối tác để bảo vệ một hệ thống WTO bị phá vỡ. Các chuyên gia cho rằng vấn đề của WTO vượt xa mọi cuộc khủng hoảng của Cơ quan phúc thẩm.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Nổ kho đạn ở Nga, hàng nghìn người sơ tán
- ·Liên Hiệp Quốc: Triều Tiên vi phạm lệnh cấm vận
- ·Cháy lớn trụ sở chính quyền Mumbai, 3 người chết
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Nhật báo động vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa
- ·Quân đội Ai Cập diệt hàng chục kẻ tội phạm ở Sinai
- ·Trung Quốc và 3 bước đi độc chiếm biển Đông
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Trùm mafia Ý bị bắt tại Thái Lan
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Obama chỉ trích Romney "không trung thực"
- ·Afghanistan: đấu súng, phá âm mưu tấn công thủ đô
- ·Mỹ tiết lộ vụ tấn công lãnh sự quán tại Libya
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Anh điều tra nguyên nhân vụ bạo loạn tháng 8
- ·15 người cùng họ hàng chết thảm khi đi đám tang
- ·Triều Tiên tự nhận là cường quốc hạt nhân
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Afghanistan: gần 150 nữ sinh "bị đầu độc"