【adelaide utd – ws wanderers】Bộ Tài chính lên tiếng về xây dựng mức thu phí các dự án đường bộ BOT
Quy trình chặt chẽ
Giải thích rõ quy trình này, ông Thi cho hay: Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ và các quy định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các hình thức đầu tư mà cụ thể là BOT (Đầu tư - Kinh doanh - Chuyển giao), Bộ Giao thông vận tải sẽ lập phương án đầu tư cụ thể cho dự án, trong đó có mức thu phí, thời gian thu phí hoàn vốn, vị trí thu phí,... và gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan.
Sau đó, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân địa phương nơi có đường đi qua tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và tiến hành đàm phán.
Khi được lựa chọn và hoàn thành đàm phán, nhà đầu tư lập hồ sơ và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định cấp giấy phép chứng nhận đầu tư và tiến hành xây dựng con đường.
Trên cơ sở phương án đã đàm phán với Bộ Giao thông vận tải, ý kiến thẩm định của các bên liên quan và các nội dung của hợp đồng BOT, Bộ Giao thông vận tải sẽ đề nghị Bộ Tài chính ban hành mức thu phí cụ thể.
Khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính thực hiện bước thẩm định cuối cùng, dự thảo Thông tư gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan, công khai tại Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Tài chính và mới ban hành mức phí.
Việc đưa ra một mức thu phí cụ thể cho các dự án đường bộ đều được căn cứ trên cơ sở một quy trình chặt chẽ từ việc xây dựng dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. Có những dự án quá trình đàm phán kéo dài tới 2 năm mới xong. Mức phí để thu hoàn vốn đã được Bộ Giao thông vận tải thống nhất với nhà đầu tư, Bộ Tài chính chỉ làm bước cuối cùng là ban hành Thông tư quy định mức thu phí.
Được nhiều hơn
Trao đổi về những ý kiến cho rằng mức phí đường bộ ngày càng cao mặc dù các phương tiện lưu thông đã phải nộp phí bảo trì hàng năm, ông Phạm Đình Thi cho rằng, với các dự án đường bộ, người sử dụng được hưởng lợi ích nhiều hơn so với chi phí bỏ ra.
Phân tích, đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết: Kết cấu giao thông đường bộ là một phần tất yếu của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, do đó cần phải đi trước một bước để tạo tiền đề cũng như động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng là điều kiện rất quan trọng để Việt Nam hiện đại hóa đất nước.
Nhìn nhận thẳng thắn, có thể nói, trong những năm qua, kết cấu hạ tầng đường bộ đã được cải thiện đáng kể. Được sự quan tâm của Nhà nước, vốn đầu tư dành cho việc xây mới, cải tạo và nâng cấp đường bộ được tăng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế còn khiêm tốn.
Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, việc huy động các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giao thông đường bộ là một chủ trương lớn và cần thiết của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm nay.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Luật Giao thông đường bộ cũng như Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển giao thông đường bộ. Trên thực tế, chúng ta đã huy động được hàng trăm nhà đầu tư bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống đường bộ; hay xây dựng hàng nghìn cây số đường bộ, trong đó có 700km đường cao tốc (cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc TP.HCM- Dầu Giây Trung Lương...) hoặc các cây cầu lớn... Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ đã có những cải thiện đáng kể.
Việc hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án đã phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích trên nhiều phương diện, như tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và trong đó, người dân và các doanh nghiệp được hưởng lợi ích rõ rệt nhất.
Lấy ví dụ cụ thể với tuyến đường Hà Nội - Thái Bình. Khi đi tuyến đường này, người sử dụng sẽ có nhiều lựa chọn, nếu đi quốc lộ 1 rẽ vào đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và đi đoạn đường do Công ty CP TASCO xây dựng để về Thái Bình thì tổng số phí phải nộp là cao nhất (125.000 đồng). Tuy nhiên, người sử dụng có thể lựa chọn con đường cũ với mức phí thấp hơn nhiều, có tuyến đường đi chỉ phải nộp 30.000 đồng.
Câu chuyện cần nói ở đây là lợi ích của người sử dụng đường. Ví dụ, trước đây, đi từ Hà Nội về Thái Bình phải mất khoảng 4 tiếng nhưng hiện tại chỉ mất khoảng 2 tiếng. Như vậy, ta tiết kiệm được nhiên liệu, khấu hao phương tiện, giảm tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.
Theo đại diện Vụ Chính sách thuế, lợi ích mang lại cho người sử dụng vẫn lớn hơn chi phí bỏ ra.
Giải thích thêm một "hiểu lầm" của người dân về "sự mọc lên" của các trạm thu phí mới, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nhắc lại: Sau khi thực hiện Nghị định 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ, các trạm thu phí của ngân sách Nhà nước và các trạm thu phí trả nợ vay đã được dỡ bỏ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, qua nhiều năm sử dụng, nhiều con đường đã xuống cấp khiến thời gian đi lại lớn, chi phí nhiên liệu nhiều, hao mòn phương tiện,... tác động không tốt đến nhiều mặt. Trong khi đó, Đảng và Nhà nước lại có chủ trương khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế. Để có được hệ thống giao thông đường bộ như hiện nay, có hàng trăm nhà đầu tư đã bỏ vốn ra hàng trăm nghìn tỷ đồng. Khi người ta bỏ vốn ra thì người ta phải có phương án thu hồi lại số vốn này và rõ ràng người dân được sử dụng dịch vụ tốt hơn. Đây cũng là thông lệ chung mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Phó Chủ tịch Đồng Tháp cập nhật vị trí trụ bê tông bé trai bị tai nạn
- ·Thủ tướng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Dỡ rào Công viên Thống Nhất, chuyển mô hình công viên mở ở Thủ đô
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Xuất gạo cứu đói cho nhân dân tỉnh Điện Biên và Lai Châu mùa giáp hạt
- ·Năm 2020, tập trung đấu tranh chống gian lận xuất xứ
- ·Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·ASEAN là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam trong tháng 1/2023
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Hà Nội: Nồng nàn hoa bưởi về trên phố
- ·Giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc đạt gần 64%
- ·Ninh Bình: Tiết kiệm hơn 7 tỷ đồng qua thẩm tra dự án đầu tư công
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh như thế nào?
- ·Cách nào để bình ổn giá thịt lợn?
- ·Công đoàn Bộ Tài chính đẩy mạnh truyên truyền phòng, chống dịch bệnh nCoV
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Hoàng Phát Fruit cam kết chia sẻ bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1