【bóng đá hôm nay kết quả】Học Benjamin Graham để không đầu tư vào doanh nghiệp sắp phá sản
Benjamin Graham (1894 – 1976) được xem là cha đẻ của học thuyết đầu tư giá trị.Ngoại trừ người cha,ọcBenjaminGrahamđểkhôngđầutưvàodoanhnghiệpsắpphásảbóng đá hôm nay kết quả ông là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett. Phương pháp của ông nghiêng về mặt định lượng. Tức, xem xét và phân tích mọi yếu tố của bản báo cáo tài chính mà có thể đo đếm được như tài sản, doanh số bán hàng và lợi nhuận. Đây có thể được xem là cái cơ bản và thông dụng nhất khi bắt đầu mua cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tuy vậy, trong thời kỳ đỉnh cao của thị trường vào cuối những năm 60, Phố Wall và giới đầu tư lại bỏ quên các phép tính phân tích nền tảng để đánh giá triển vọng của một doanh nghiệp khổng lồ sắp phá sản. Mà nếu phân tích doanh nghiệp này dưới góc độ số học, không bị chi phối bởi số đông, thì các dấu hiệu cảnh báo sẽ được thấy rõ, từ đó giúp tránh đầu tư vào một chiếc Titanic trong nghành đường sắt.
Penn Central Co là công ty đường sắt lớn nhất nước Mỹ vào thập niên 60 nếu xét về tài sản, quy mô và doanh số. Sự phá sản của công ty này vào năm 1970 đã làm chấn động cả thế giới tài chính. Mới đó chưa lâu, cổ phiếu của công ty còn leo tới đỉnh cao nhất trong lịch sử của công ty vào năm 1968. Thời điểm đó, Phố Wall chào giá mỗi cổ phiếu của công ty với mức chỉ số P/E là 24, giá cổ phiếu là 86,5 đô.
Việc sụp đổ của Penn Central thật sự là một ví dụ cực đoan về việc bỏ qua các tín hiệu cảnh báo sơ đẳng nhất về sự yếu kém tài chính, bởi tất cả những người nắm giữ trái phiếu hoặc cổ phiếu của công ty dưới sự giám sát của họ. Một mức giá thị trường cao một cách điên rồ đối với chứng khoán của một công ty khổng lồ đang lung lay.
Quan điểm cơ bản của Graham là việc áp dụng các quy tắc phân tích chứng khoán đơn giản nhất cũng có thể cho thấy sự yếu kém nền tảng của hệ thống Penn Central từ lâu trước khi công ty thật sự phá sản.
Sau đầy là những dấu hiệu cảnh báo, những quy tắc phân tích chứng khoán cơ bản nhất của Graham vào năm 1968, thời điểm mà giá cổ phiếu đang đạt ‘đỉnh’ trong lịch sử của công ty, trước khi phá sản vào năm 1970.
Hệ số lợi nhuận gấp chi phí lãi
Chi phí lãi của Penn Central được lợi nhuận bù đắp ở mức 1,91 lần trong năm 1967 và 1,98 lần trong năm 1968. Trong khi đó, mức bù đắp tối thiểu được đề xuất đối với nghành đường sắt trong phương pháp của Graham là 5 lần trước thuế thu nhập và 3 lần sau thuế thu nhập ở mức tỷ suất thông thường.
Với những gì chúng ta biết, tính xác thức của tiêu chí này chưa bao giờ bị nghi ngờ bởi tính đúng đắn. Vì thế, dựa trên cơ sở yêu cầu đối với hệ số lợi nhuận sau thuế gấp chi phí lãi của Graham, Penn Central không đạt được yêu cầu tối thiểu về độ an toàn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu của Penn Central là 3,8 đô la trong năm 1968, tương đương giá cổ phần cao đến 86,5 đô la, gấp 24 mức lợi nhuận như vậy. Song bất kỳ nhà phân tích thành thạo nào cũng sẽ băn khoăn là lợi tức năm 1968 ‘thực’ đến mức nào, trong khi công ty không hề đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trước đó, Penn Central đã không đóng thuế thu nhập trong suốt 11 năm đã qua. Việc công ty không đóng thuế thu nhập trong một giai đoạn dài như vậy sẽ phải làm dấy lên những câu hỏi nghiêm túc về tính xác thực của lợi tức được báo cáo.
Bàn tay vô hình của Adam Smith
Theo học thuyết thì khi một cá nhân tham gia vào nền kinh tế, họ đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của bản thân. Điều này đúng với ban lãnh đạo của Penn Central. Cùng với đó, với sự giúp đỡ của bộ phận kế toán, công ty đã dùng những thủ thuật và mánh khóe nhằm che dấu những chi phí và thua lỗ với các cổ đông.
Trong bản báo cáo tài chính năm 1966, công ty công bố mức lợi tức là 6,8 đô la trên một cổ phiếu. Đó là một con số lợi nhuận đẹp đẽ trước khi tính một khoản chi phí đặc biệt 275 triệu đô la, tức 12 đô la trên một cổ phiếu sẽ được lấy đi vào năm 1971 cho khoản mục chi phí do thua lỗ. Khoản chi phí này không thuộc về năm 1971, nhưng với bàn tay vô hình của ban lãnh đạo và bộ phận kế toán mà nó đã được đẩy lên sau đó 5 năm.
Bài học: Theo Graham, các nhà phân tích chứng khoán, cũng như giới đầu tư cần phải thực hiện các công việc cơ bản trước khi nghiên cứu các động thái thị trường chứng khoán. Đừng chăm chú nhìn vào các viên bi pha lê. Hãy thực hiện các phép tính toán và phân tích cẩn thận dựa trên bản báo cáo tài chính của công ty.
Theo Trí Thức Trẻ
Khủng bố IS thẳng tay phá tan thành phố cổ 3000 năm tuổi(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Việt Nam sẵn sàng các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư
- ·Giá xăng giảm nhẹ, dầu hạ nhiệt
- ·In túi giấy giá rẻ đẹp tại TP.HCM theo yêu cầu
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Tập trung xử lý vi phạm các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm triển khai
- ·Triển khai Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021
- ·Giá bán vàng SJC cao hơn vàng thế giới gần 11,2 triệu đồng/lượng
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Tại sao GRDP tăng nhưng thu nhập chung của người dân lại giảm?
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Công bố sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”
- ·Đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ xuất khẩu hàng hóa gì?
- ·Lan tỏa cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·6 điểm mấu chốt giúp bất động sản miền Tây gia nhập đường đua 2023 mạnh mẽ
- ·Nông dân phấn khởi thu hoạch lúa Đông Xuân
- ·Dịch vụ bảo vệ TP.HCM
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Giá vàng trong nước đảo chiều tăng nhẹ