【kết quả hạng 2 việt nam】EC sang kiểm tra khắc phục “thẻ vàng” IUU, địa phương cần chuẩn bị nhiều kịch bản
Ủy ban châu Âu sang kiểm tra khắc phục “thẻ vàng” IUU từ 19/10 | |
Sớm nhận diện tàu cá có nguy cơ vi phạm để gỡ “Thẻ vàng” IUU | |
Phấn đấu gỡ “Thẻ vàng” IUU trong giai đoạn 2022-2023 |
Bị cảnh báo "thẻ vàng" IUU đã làm gia tăng nhiều thời gian thông quan các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: ST |
Chia sẻ những kỳ vọng về kết quả đợt kiểm tra này trong vấn đề gỡ “thẻ vàng” IUU, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Philippines mất 9 tháng để EC gỡ “thẻ vàng”, trong khi Thái Lan mất 3 năm, còn Việt Nam đến nay đã trải qua 5 năm kể từ khi bị cảnh báo "thẻ vàng".
Tuy nhiên, đội tàu của Thái Lan chỉ có 18.000 chiếc, trong khi nghề khai thác hải sản của Việt Nam là nghề cá nhân dân, hệ thống hạ tầng phục vụ nghề tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Do vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của bà con ngư dân để bà con hiểu được việc gỡ “thẻ vàng” IUU mang lại cho ngành, cho ngư dân nhiều lợi ích.
“Ví dụ với việc thông quan các lô hàng thủy sản xuất khẩu, trước thời điểm Việt Nam bị cảnh báo “thẻ vàng” vào tháng 10/2017, thủ tục thông quan thường chỉ từ 2-3 ngày. Tuy nhiên hiện tại, thời gian chờ có thể tới 2-3 tuần. Ngoài ra, 100% lô hàng phải đưa vào kiểm tra khi cập cảng”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Theo ông Phùng Đức Tiến, khi Đoàn kiểm tra của EC sang làm việc, phía Việt Nam cần lên nhiều kịch bản, tránh trường hợp lúng túng. Các địa phương cần làm rõ những hoạt động thực chất, đã có kết quả thực tế thời gian qua về công tác tháo gỡ “thẻ vàng” IUU.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị địa phương bám sát theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, nhanh chóng rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu chứng minh liên quan đến chống khai thác IUU để cung cấp, báo cáo khi EC yêu cầu. "Trước mắt, tất cả ban, bộ, ngành, địa phương phải hành động quyết liệt trong tháng cao điểm chống IUU, cần giữ vững tinh thần này đến khi gỡ bằng được “thẻ vàng” IUU", ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Liên quan tới những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục cảnh báo của EC, ông Phùng Đức Tiến thông tin thêm: trong 5 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ Luật Thủy sản 2017 được xây dựng, hoàn thiện trong thời gian rất ngắn. Có thể nói, đến thời điểm này, các văn bản quy phạm pháp luật đã tương đối hoàn thiện trên cơ sở tham vấn của EC.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các khuyến nghị của EC để có thể gỡ “thẻ vàng”IUU, còn một số vấn đề lớn.
Thứ nhất là việc quản lý đội tàu. Có thể nói tàu chính là trung tâm của ngành, mặc dù Việt Nam đã sơn tàu theo màu đạt tỷ lệ đến 95%, gắn thiết bị hành trình cho trên 96% số tàu cá, số còn lại tuy không nhiều nhưng nếu là tàu có nguy cơ cao vi phạm thì vẫn phải rà soát.
Về hoạt động của tàu cá trên biển, dù đã có thiết bị giám sát hành trình nhưng tàu phải bật để giám sát thường xuyên. Hiện tại vẫn có những trường hợp ngư dân khi ra biển là ngắt kết nối, phải xem lại cả ngư dân và đơn vị cấp thiết bị giám sát hành trình để xử lý.
Đối với ghi chép nhật ký khai thác, dù các đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã đến từng cảng cá để kiểm tra, rà soát tàu cá nhưng số nhật ký ghi chép vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sắp tới, vấn đề ghi chép nhật ký khai thác sẽ được quy định chi tiết, cụ thể hơn, các chủ tàu khi cập bến phải nộp ngay, thông tin ghi đầy đủ, chính xác thì xuất khẩu thủy sản mới bền vững.
Đối với việc xử lý vi phạm hành chính, thực tế là có tỉnh xử lý rất nghiêm như Kiên Giang, Cà Mau; song có tỉnh chỉ lập biên bản mà chưa xử lý. Điều này có thể dẫn tới tình trạng, tàu ở tỉnh bị phạt nặng lại chuyển sang địa phương phạt nhẹ để khai thác. Do vậy, việc xử lý vi phạm hành chính phải làm nghiêm túc, ở tất cả các tỉnh thành.
“Bên cạnh đó, hiện vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Thời gian tới phải kiên quyết chấm dứt theo đúng cam kết với EC. Bộ NNPTNT đã giao Tổng cục Thủy sản rà soát, tàu nào ngắt kết nối kiên quyết cho dừng lại, xử phạt thật nghiêm. Bộ cũng chỉ đạo phải kết nối từ Trung tâm Thông tin của Tổng cục Thủy sản gắn kết với các cảng cá và đội tàu để quản lý chặt chẽ hơn”, ông Phùng Đức Tiến nói.
Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”. Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Sau quá trình gián đoạn do dịch Covid-19, từ ngày 19-28/10/2022, Đoàn kiểm tra của EC sẽ sang kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các khuyến nghị tại Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Đa dạng hoạt động tư vấn tuyển sinh
- ·Để hoạt động tuyên truyền đi vào chiều sâu
- ·Các điều kiện an toàn cho học sinh khi đi học trở lại
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Xây ước mơ từ tiền công lột vỏ điều của Ngọc
- ·WHO nói COVID
- ·Chỉ ghi nhận 1 cas sốt xuất huyết và 1 cas tay
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Lực lượng vũ trang tỉnh chủ động phòng, chống dịch Covid
- ·Ray Tomlinson
- ·Trường THPT chuyên Vị Thanh tuyển 360 học sinh lớp 10
- ·PM orders highest efforts to ensure success of general elections
- ·Huyện Vị Thủy: Chín trường mầm non, mẫu giáo được công nhận đạt chuẩn quốc gia
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·280 thí sinh trúng tuyển Trường THPT Chuyên Vị Thanh
- ·Siết chặt khai báo y tế ở các cơ sở khám, chữa bệnh
- ·Thống nhất thực hiện đề tài khoa học liên quan đến thiết bị bay không người lái
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·“Lấy học sinh làm trung tâm”