【nice vs lorient】Ngành in trước thách thức chuẩn quốc tế
Ngày 29/9,ànhintrướctháchthứcchuẩnquốctếnice vs lorient Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo Quản lý chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Phạm Tuấn Vũ - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành khẳng định, hoạt động tiêu chuẩn hóa ở nước ta đã có nhiều đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và đời sống. Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu góp phần phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội của đất nước qua các thời kỳ và đưa hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nói chung đi vào nề nếp.
Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhằm theo kịp với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế-xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trên thực tế, ngành in đóng góp một phần trong giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiêu biểu nhất là bao bì đóng gói sản phẩm. Việt Nam xuất khẩu trong năm 2020 đạt giá trị gần 300 tỷ USD và câu hỏi là ngành in-bao bì đóng góp là bao nhiêu? Tổng giá trị sản xuất của ngành in từ 2019-2022 đạt gần 5 tỷ USD nhưng không có số liệu thống kê giá trị xuất khẩu vì các sản phẩm xuất khẩu không được tính như một sản phẩm độc lập mà thông thường tính vào giá trị hàng hoá.
Hiện nay, các công ty in và bao bì nước ngoài mở rộng hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp FDI và xuất khẩu. Thị trường in thương mại/bao bì nội địa đang bão hòa và có sự cạnh tranh gay gắt. Tiềm năng tăng trưởng và cơ hội chỉ có thông qua định hướng xuất khẩu trực tiếp sản phẩm.
Làn sóng đầu tư trực tiếp của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, điện, điện tử sẽ kéo theo các nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng của họ. Để ngành in tăng trưởng và giảm bớt áp lực cạnh tranh trên sân nhà thì thị trường in xuất khẩu là một giải pháp tốt nhất.
Vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam là làm sao có thể tham gia vào chuỗi cung ứng và có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm in. Vốn, con người, thiết bị, điều kiện của chúng ta tương đồng với Thái Lan nhưng trình độ tổ chức sản xuất và mức độ hội nhập còn nhiều điều phải cải thiện.
Do đó, ông Vũ cho rằng, hội thảo nhằm trang bị cho các nhà in những khái niệm cơ bản, bước đầu hình thành ý thức về các tiêu chuẩn quốc tế, là chuỗi hoạt động nhằm đưa ngành công nghiệp in Việt Nam ngày càng phát triển.
Tại hội thảo, PGS. TS. Hoàng Thị Kiều Nguyên - Đại học Bách khoa trình bày về nội dung các tiêu chuẩn chất lượng như: những quy chuẩn, quy tắc, hướng dẫn, yêu cầu hoặc thông số kỹ thuật… với ngành in. Ba chuẩn cơ bản bao gồm: Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001); Quản lý chất lượng in (ISO 12647-2:2013); Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001:2015).
PGS. TS. Hoàng Thị Kiều Nguyên cũng nêu rõ vấn đề để hội nhập quốc tế, ngành in phải trả lời được ba câu hỏi: Tại sao lại cần tiêu chuẩn? Cần chứng chỉ nào? Làm gì để đạt tiêu chuẩn?
Chia sẻ về quản lý chất lượng in hiện nay, ông Đoàn Đắc Trưởng, Phó Giám đốc Công ty In Tiến Bộ cho hay: “Các doanh nghiệp Việt Nam khi in sản phẩm sách, báo, tạp chí và bao bì nội địa chủ yếu áp dụng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001. Các doanh nghiệp in sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tùy yêu cầu của từng khách hàng. Việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tại các doanh nghiệp in là rất khó. Tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra và làm theo để tạo ra những sản phẩm giống nhau của mỗi lần sản xuất".
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp trong ngành in xác định phải bước vào sân chơi mới - quản lý chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nếu bước vào sân chơi này, ông Nguyên đề nghị các đơn vị phải tìm hiểu một cách căn cơ tất cả những yêu cầu liên quan.
Để ngành in phát triển mạnh mẽ trong năm 2024-2025, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhấn mạnh nội dung cần làm: Đổi mới tư duy và hoàn thiện thể chế; xây dựng tiêu chuẩn ngành in; xây dựng định hướng chiến lược của doanh nghiệp gắn chuyển đổi số; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề.
“Để thành công và phát triển, toàn ngành chúng ta cần nỗ lực cùng nhau thực hiện các mục tiêu đã nêu. Cục Xuất bản, In và Phát hành và Hiệp hội in Việt Nam sẽ là cơ quan, tổ chức đi đầu, đồng hành cùng doanh nghiệp in, dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu đó”, ông Nguyên nói.
'Mong sớm hoàn thiện Luật Xuất bản để phòng chống in lậu'Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản - mong Luật Xuất bản sửa đổi sớm hoàn thiện và thông qua để tạo hành lang pháp lý trong việc ngăn chặn và phòng chống in lậu.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Phiên giao dịch chiều 2/12: Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm
- ·Sắp hết thời hạn rà soát, sắp xếp, điều chuyển xe công
- ·Gia hạn gói cước 3G Viettel đúng ngày được tặng cước phí
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Tổ chức Hàng hải thế giới gửi thư khen thuyền trưởng tàu cứu nạn Việt Nam
- ·Chứng khoán thế giới đa phần giảm điểm trong phiên 29/11
- ·Cục Thuế TP.HCM: Gần 20.500 tỉ đồng nộp thuế điện tử
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Tưng bừng khuyến mại tại Lotte Department Store
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·ADB tài trợ 107 triệu USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp
- ·Sáng 7/11, chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm
- ·Các hãng hàng không khuyến cáo về tình trạng vé giả
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Bộ sách giúp độc giả nhí quản lý tài chính dịp Tết
- ·Nước mắm Ông Kỳ chính thức ra mắt trên thị trường
- ·Giải thưởng âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Nhiều tác phẩm bị lỗi kỹ thuật
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Thêm 1 ca nhập cảnh mắc COVID