会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số livescore】Nỗi lo sạt lở!

【tỷ số livescore】Nỗi lo sạt lở

时间:2025-01-25 23:46:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:133次

Báo Cà Mau(CMO) Nhiều năm qua, người dân tại các ấp: Kinh 17, Nhà Luận, Chà Là, Lung Ngang (thuộc xã Tam Giang, huyện Năm Căn) gặp khó khăn trong đi lại, giao thương, do nhiều tuyến lộ hư hỏng vì sạt lở. Và câu chuyện ấy vẫn là vấn đề bức bách, kéo dài, trở thành bài toán nan giải với chính quyền địa phương, còn người dân vẫn phập phồng nỗi lo trước những bờ đất mong manh.

“Xã chỉ có 4/10 ấp có lộ đấu nối với trung tâm xã. Trước đây, xã Tam Giang có 57.017 m lộ nông thôn, nhưng giờ chỉ còn 42.762 m sử dụng được. Hạ tầng giao thông xuống cấp gây khó khăn trong đi lại, giao thương, sản xuất của người dân nơi đây”, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Huỳnh Tuyết Giao trăn trở.

Nỗi lo lộ giao thông sạt lở

Cũng như thực trạng của các xã ven biển khác, Tam Giang vẫn phải đối mặt với diễn biến bất thường của thời tiết. Ðịa hình thấp, triều cường dâng, phương tiện quá tải, làm cho lộ giao thông hư hỏng, xuống cấp nhanh. Việc vận chuyển hàng hoá, sinh hoạt của người dân trong vùng theo đó cũng gặp vô vàn khó khăn.

Theo ghi nhận, tuyến đường khu tái định cư Kinh 3, ở ấp Kinh 17 (dài 7 km) đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường gần như bị xới nát, đọng nước mỗi khi mưa, triều cường dâng, khiến cho người dân đi qua gặp nguy hiểm.

Một đoạn sạt lở tại chợ Kinh 17, gây thiệt hại cho người dân hơn 900 triệu đồng.

Bà Hồ Thị Kiều, người dân sống ở đây, cho biết: “Nhiều năm nay, con đường này đã hư hỏng nặng, nhiều vụ tai nạn, va quẹt, sụp ổ gà, mất tay lái do trơn trượt thường xảy ra. Mỗi khi mưa, triều cường dâng, chạy xe trên con đường này cứ như đi trên sông, nhiều phụ huynh bất an mỗi khi đưa rước con em đến trường hàng ngày”.

Tương tự, tuyến đường từ trung tâm xã Tam Giang hướng về Chợ 184 qua thời gian sử dụng, mặt đường xuất hiện nhiều điểm sụp lún, hư hỏng, trở thành những “cái bẫy” đối với người tham gia giao thông.

Không chỉ khó khăn trong đi lại, sạt lở ven sông tại khu vực chợ Kinh 17 (thuộc ấp Kinh 17) còn làm nhiều hộ dân không khỏi thấp thỏm, lo lắng.

Bà Mã Tuyết Nhung giọng rầu rĩ: “Sinh sống ở đây hơn 20 năm, lần đầu trong đời tôi thấy sạt lở khủng khiếp như thế. Hôm tháng 8/2020 vừa qua, toàn bộ phần mặt tiền trước nhà tôi bị kéo tuột xuống sông chỉ trong tích tắc, thiệt hại hơn 80 triệu đồng”.

Sạt lở không chỉ lấn sâu vào nhà cửa, mà nhiều diện tích đất sản xuất của người dân cũng bị “hà bá” nuốt chửng. Vì thế, việc định cư lập nghiệp của người dân trên vùng đất này là điều không dễ dàng.

Tại ấp Nhà Luận, người dân phải đối mặt với thực trạng sạt lở hơn 700 m đường dọc theo bờ sông Ðầm Dơi. “Gắn bó với nơi này gần 30 năm, ngày trước, khoảng sân trước nhà để kinh doanh vật liệu xây dựng, cách bờ hơn chục mét, rồi đất lở theo từng năm, bây giờ bờ cách nhà chỉ còn vài bước chân. Ngôi nhà hiện giờ cũng bị nghiêng và có hiện tượng nứt đất, xé tường”, bà Nguyễn Thị Thu (ngụ ấp Nhà Luận) than thở.

Khu đất kinh doanh vật liệu của gia đình bà Nguyễn Thị Thu (ấp Nhà Luận) bị sạt lở, khiến bờ bị nứt, sụp dần xuống sông.

Cần có giải pháp dài hơi

Trưởng ấp Nhà Luận Nguyễn Công Bình phân trần: “Toàn ấp có 142 hộ, trong đó 56 hộ nằm ở khu vực sạt lở, có khoảng 7-8 hộ vì sợ nên bỏ đi. Hiện tượng sạt lở bắt đầu từ năm 2009, đến năm 2011 có nguy cơ báo động. Ðến nay, chính quyền địa phương đã bố trí khu tái định cư với diện tích gần 2 ha, nhưng chỉ có 10 hộ chuyển đến. Việc vận động người dân vào khu tái định cư chưa được sự đồng thuận”.

Gia đình bà Nguyễn Thị Thu (ấp Nhà Luận) không mấy mặn mà khi hỏi về nguyện vọng vào khu tái định cư. Bà khẳng định: “Ở được ngày nào hay ngày đó, sinh sống gần bến sông đó giờ, giao thông đường thuỷ thuận tiện cho việc buôn bán, giờ di dời vô tái định cư rồi làm gì sống đây?”.

Còn ông Ngô Trọng Phổ (ấp Nhà Luận), sinh sống tại khu vực sạt lở, cho biết: “Ở đây không phải ai cũng có tiền để góp vào xây nhà, vì khi được bố trí về tái định cư, Nhà nước chỉ hỗ trợ đất nền, gia đình nào khá mới xây nhà nổi. Như gia đình tôi không đất sản xuất, đời sống phụ thuộc vào làm thuê, điều kiện kinh tế khó khăn, mong sao Nhà nước hỗ trợ người dân chúng tôi vay vốn để làm nhà, chứ ở đây sạt lở bất an lắm”.

Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Huỳnh Tuyết Giao thông tin: Trên địa bàn xã, tình trạng sạt lở diễn ra nhiều năm, ấp Nhà Luận là nơi có nguy cơ sạt lở cao nhất. Ở giai đoạn đầu, địa phương cũng đã bố trí được tái định cư đối với khu vực này. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục tìm nguồn kinh phí hỗ trợ những hộ tái định cư, cũng như một số hộ ở những ấp khác có nguy cơ sạt lở cao.

 

Hữu Nghĩa - Kim Liếu

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
  • Cuộc thi 'Chuyện của những dòng sông': Tổng giải thưởng lên đến 200 triệu đồng
  • Chuyện của những dòng sông: Chuyện từ dòng sông Ông Chưởng
  • Đàn cá heo cả trăm con 'nhảy múa', bơi thành hàng dài theo tàu cá ở Phú Yên
  • Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
  • Trung Quốc phản đòn, áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu các nước vùng Vịnh ngoảnh mặt với đồng USD?
  • Sông Tam Bạc: Sông mang hồn phố
推荐内容
  • Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
  • Thụy Sĩ tích cực vận động làm chủ nhà cuộc gặp Mỹ
  • Khách đông nghẹt 'từ dưới biển tới trên bờ', tỉnh nào lập 'kỷ lục' dịp 30/4?
  • Nga, Saudi Arabia đề xuất OPEC tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng dầu
  • Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
  • Nữ hành khách bị mời xuống khỏi máy bay vì 'tội' đi vệ sinh quá nhiều