【kết quả fiorentina hôm nay】Nơi phù sa lấn biển
(CMO) Người dân sống ven biển ở miền Tây Nam Bộ đều gọi những thảm phù sa trải ra trên bãi biển quê mình là những bãi bồi. Bởi vì, cho dù biển động hay yên, cho dù mùa mưa hay mùa nắng, thì ngày này qua ngày khác, cứ sau mỗi vòng tuần hoàn của thuỷ triều, biển ở đây đều gửi lại phù sa để bồi đắp cho đất liền nối dài thêm ra. Sự bồi đắp này tập trung nhiều nhất ở vùng biển Mũi Cà Mau. Nơi đây, mỗi năm cương thổ nước ta vẫn tiếp tục vươn dài ra biển hơn 100 m.
Mới thoạt nhìn những tấm thảm mướt sình lầy, cứ ngỡ rằng con người khó có thể đi được vài mươi bước chân. Thế mà, với chiếc mong đơn giản bằng ván mỏng, chiều ngang 4 tấc, dài hơn mét có mặt trên bãi bồi mấy chục năm qua, người dân ở các vùng ven biển miền Tây làm phương tiện di chuyển dọc ngang kiếm sống trên các bãi bồi một cách nhẹ nhàng, thuận tiện mà còn đẹp mắt, ngoạn mục như một vũ điệu. Chưa có tài liệu nào cho biết ai là người đầu tiên nghĩ ra phương tiện đi lại độc đáo này, nhưng cả người Việt, người Khmer và người Hoa cùng cộng cư sinh sống ở đây, là thanh niên đều có thể điều khiển những chiếc mong lướt như bay trên mặt bãi bồi.
Bình minh trên bãi bồi Mũi Cà Mau. |
Cây bần và cây mắm chính là những "cư dân" đầu tiên đến định cư khi bãi bồi còn chưa ngoi lên khỏi mặt nước biển. Với bộ rễ phổi đâm ngược tua tủa lên mặt đất ngập nước như triệu triệu ngón tay xoè ra, cây bần và cây mắm đã hứng giữ cho những hạt phù sa đọng lại, bồi lắng, nối dài thêm đất. Khi nền đất đã được cố định tương đối vững chắc, cây mắm, cây bần lại tiếp tục ra khơi, tiếp tục làm người lính tiên phong, nhường lại bãi bồi cho cây đước và các loài cây cùng họ như vẹt, dà… đến mọc thành những quần cư thực vật đông đúc mà ta thường gọi là rừng sác hay rừng ngập mặn.
Chu kỳ chuyển giao thế hệ thực vật trong quy trình diễn thể tự nhiên của rừng sác, thường diễn ra từ 20-30 năm. Cũng có nghĩa là, từ những hạt phù sa tụ tập mơ hồ dưới mặt nước triều bãi biển, sau vài mươi năm, nơi đó đã là những cánh rừng. Diễn thể tự nhiên này còn được rút ngắn khi ngày nay cây bần, cây mắm còn được con người chủ động nhân trồng trên các bãi bồi. Câu chuyện chẳng khác gì truyền thuyết “bãi bể hoá nương dâu” này, ngỡ chỉ có trong văn chương sách vở, thì ở đây, trong hơn 60 năm sống trên vùng Tân Ân, Ngọc Hiển, ông Sáu Tuôi, ông Hai Phóc không chỉ được tận mắc chứng kiến, mà sự thành tạo của bãi bồi và rừng sác còn đem lại cho gia đình ông cuộc sống hàng ngày phát triển.
Câu chuyện truyền kỳ được viết trên bãi bồi này của cây bần, cây mắm và cây đước đã để lại cho vùng ven biển ĐBSCL ngày nay, tập trung nhiều nhất tại vùng Đất Mũi Cà Mau, một khu rừng sác rộng 94.080 ha. Đây là vùng rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau rừng A-ma-zôn của Nam Mỹ. Sự có mặt của rừng ngập mặn là nguồn cung cấp thức ăn phong phú cho các loài thuỷ sản từ xác hữu cơ thực vật dạng hạt. Một tài liệu nghiên cứu về tài nguyên của biển trên thế giới cho biết, có đến 67% loài thuỷ sản có giá trị thương mại đánh bắt được ở các đại dương phụ thuộc vào rừng ngập mặn gần cửa sông, cửa biển ở ĐBSCL.
Tỉnh Cà Mau là vùng đất thành tạo sau cùng trong quá trình bồi lắng phù sa hình thành nên ĐBSCL. Ngày nay, Mũi Cà Mau và vùng thềm lục địa nối dài ven biển Tây vẫn là vùng bãi bồi tập trung lớn nhất, bồi lắng nhanh và nhiều nhất ở Nam Bộ. Khu vực bồi lắng này hiện nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO chính thức công nhận từ năm 2009, với các đặc trưng sinh thái chủ yếu là hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa, là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn trong vịnh Thái Lan.
Sự thành tạo của các bãi bồi, hay nói rộng hơn là sự thành tạo của cả ĐBSCL, một vùng đồng bằng lớn nhất nước, rộng đến 4 triệu ha như đang có ngày nay, bắt nguồn từ những hạt phù sa của dòng Mê Kông. Trên con đường thiên lý dài suốt 4.000 cây số, hàng năm sông Mê Kông mang theo dòng chảy của mình gần 1 tỷ tấn phù sa. Từ bao đời nay, người dân sống trên các bãi bồi chỉ biết rằng, sự sinh nở của đất đai ở đây là tự nhiên như vậy, trời đất đã xếp đặt như vậy. Mà chính ra, ở đây cũng gần như có bàn tay xếp đặt của tạo hoá. Khi vừa ra biển, dòng chảy Mê Kông liền gặp được dòng hải lưu Nam Thái Bình Dương, cặp sát vào bờ biển miền Trung chảy xuôi về Nam. Vì đụng phải Hòn Khoai ngoài khơi của Mũi Cà Mau ngày nay, nên dòng chảy của phù sa này tạc vào thềm lục địa phía Đông vịnh Thái Lan, tạo nên sự bồi lắng lâu dài, hình thành nên ĐBSCL và còn tiếp tục bồi đắp cho bán đảo Cà Mau rộng, dài ra trong tương lai.
Toàn bộ vùng bãi bồi ở Đất Mũi ngày nay nằm trong địa phận của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ngôi nhà chênh vênh trên đầu sóng biển Tây Nam chính là điểm chốt tiền tiêu bảo vệ vùng đất ngập nước của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Nó gợi cho ta liên tưởng đến những nhà giàn DK nhón chân đứng trên các đảo chìm để canh giữ, bảo vệ từng tấc cương thổ của quốc gia trên quần đảo Trường Sa. Nhiệm vụ của căn nhà nhỏ nhoi nhưng vững chắc trên sóng biển với hôm nay và cả với thế hệ mai sau, cũng mang ý nghĩa thiêng liêng chẳng khác.
Một đặc điểm khác biệt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau so với 29 vườn quốc gia còn lại của nước ta là phần đất ngập nước ven biển chiếm hơn phân nửa diện tích gần 42.000 ha của vườn.
Không chỉ gìn giữ, bảo tồn những giá trị sinh thái nguyên sơ mà tự nhiên đang có, những người thừa hành nhiệm vụ ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn có trách nhiệm chờ đón, gìn giữ từng hạt phù sa vẫn hàng ngày đến đây và lắng lại. Sự bồi lắng ấy mang ý nghĩa thiêng liêng là mở rộng từng ngày đất đai của Tổ quốc.
Năm 2008, một mỏ nghêu giống khổng lồ được người dân phát hiện tại vùng bãi bồi ngập triều ngay chót Mũi Cà Mau. Khu vực mỏ nghêu giống này kéo dài hơn chục cây số bờ biển, bao gồm toàn bộ bãi Khai Long ở phía Đông, vòng qua Mũi Cà Mau, nối dài sang vùng bãi bồi Gò Công bên biển Tây. Thật ra người dân đã biết đến sự có mặt đông đúc của con nghêu trên vùng thềm biển này từ lâu. Nhưng ngày trước, con nghêu không có giá trị kinh tế gì, cũng không được kể vào danh sách các món ngon. Nhưng rồi thị trường mở cửa, con nghêu tìm được đường ra và lên ngôi, trở thành món đặc sản ở các nhà hàng sang trọng trên các thành phố lớn. Con nghêu trong tự nhiên thì có hạn, bị khai thác ráo riết nên hiếm dần đi. Thế là nghề nuôi nghêu ra đời…
Bây giờ nghêu giống trên bãi Khai Long đã được người dân Đất Mũi vớt về ương nuôi. Để con nghêu ấu trùng chỉ bằng hạt cát trở thành con nghêu giống có thể nuôi thành nghêu thương phẩm, chúng phải có sức chịu đựng được những chuyến đi xa, dài ngày đến với những vùng nuôi trồng chuyên canh khắp cả nước, là cả quá trình đầy công phu, sáng tạo.
Con nghêu giống ở bãi bồi Mũi Cà Mau không chỉ đem lại nguồn sống cho người dân trong vùng, mà còn thu hút rất nhiều dân nghèo ở các địa phương khác đến đây để tìm cơ hội sinh sống. Có những lúc cao điểm, trên bãi biển Khai Long mỗi ngày xuất hiện đến 3.000 lao động cào nghêu. Mỗi lao động ở thời điểm này, có khi chỉ là đứa trẻ chừng 13 tuổi, cũng kiếm được hơn 1 triệu đồng mỗi ngày.
Hiện tại, con nghêu giống của Đất Mũi đang đến với các bãi nuôi trên khắp ĐBSCL, từ Tân Thành của Gò Công, Bình Đại của Bến Tre, Trường Long Hoà của Trà Vinh, Trần Đề của Sóc Trăng, Đông Hải của Bạc Liêu và cả Khánh Hoà, Phú Yên, Thanh Hoá của miền Trung; Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng của miền Bắc.
Một kết quả nghiên cứu khoa học ở rừng ngập mặn Cà Mau cho biết, năng suất rơi và phân huỷ cành lá bình quân trên 1 ha rừng là 9.720 kg/năm. Trong quá trình phân huỷ, từ các loài nấm tảo, các vi sinh vật ký sinh, hàm lượng đạm trên xác cành lá này giàu lên từ 2-3 lần. Đây là nguồn thức ăn rất quan trọng cho các loài thuỷ sản, nhất là đối với con giống trong giai đoạn đầu đời. Có thể nhiều người dân sống trên các bãi bồi ven biển ở ĐBSCL còn chưa biết được kết quả nghiên cứu này. Nhưng ngày nay họ dần ý thức được mối tương quan sống còn về sự có mặt của rừng ngập mặn với việc bồi lắng phù sa và sự giàu có của nguồn tôm cá. Chính vì thế mà họ đã rất tự giác trong việc trồng rừng. Họ biết rằng, rừng cây sẽ còn đem đến cho con cháu họ sự mở rộng đất đai, sự trù phú cá tôm và sự sống bền vững trước thiên nhiên đang biến đổi khôn lường.
Phù sa là món quà vô giá mà con sông Mê Kông dâng tặng ĐBSCL. Món quà vĩ đại này ngày nay tạo hoá vẫn tiếp tục dành cho gần 18 triệu con người đang sinh sống trên đồng bằng này. Tuy nhiên, phần quà tặng này có bền vững hay không còn tuỳ thuộc vào thái độ của con người đối xử với thiên nhiên. Một nhà thơ sinh trưởng trên thảm phù sa, khi đứng trước những con sóng tràn lên Mũi Cà Mau, đã viết nên những câu thơ gan ruột:
“… Hạt phù sa chụm vào rồi lại tan ra
Lặn xuống đất sâu rễ mắm lại ngoi lên hứng sóng
Đước trụ mình dang tay tìm thế đứng
Cứ thế đất nhích dần ra biển
Mũi Cà Mau nhẫn nại đắp bồi
Vốc một vốc biển lên môi
Nước thì mặn và phù sa thì đỏ
Chẳng hiểu vì sao tôi cứ nghĩ đến máu mình…”
(Trước Mũi Cà Mau - Nguyễn Trọng Tín)
Nguyễn Trọng Tín - Lê Vũ Hoàng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Bộ trưởng Nội vụ: Thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động lưu trữ
- ·Kết quả bóng đá Hà Lan 0
- ·Hậu Giang thu ngân sách 11 tháng đạt 149,37% dự toán
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Kết quả vòng loại World Cup 2026 hôm nay 6/6
- ·Real Madrid muốn Mbappe phẫu thuật mũi sớm, Pháp nói không
- ·Hà Giang: Cưỡng chế thuế Công ty CP Tập đoàn Dược Bảo Châu và Công ty Thi công cơ giới 1
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Dự đoán bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ vs Georgia – bảng F Euro 2024 23h 18/6
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Hải quan không có cơ sở kiểm tra, đối chiếu phế liệu chưa có quy chuẩn
- ·Quảng Ninh: Thu ngân sách tháng 11 từ xăng dầu tăng gần 45%
- ·Link xem trực tiếp Pháp vs Áo
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·MU nổ 'bom tấn' chuyển nhượng đầu tiên hè 2024
- ·Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc hộ nghèo
- ·Công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2015
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Link xem trực tiếp bóng đá Euro 2024 hôm nay 20/6