【nhaf cái uy tín】Ðể xây dựng nông thôn mới không khó
Để giúp các xã xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, Văn phòng Ðiều phối tỉnh đã phân bổ gần 10 tỷ đồng hỗ trợ các xã xây dựng phương án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Ðoàn Văn Bình, Phó Ban Thường trực chỉ đạo nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau thông tin, để giúp các xã xây dựng nông thôn mới (XDNTM) phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, Văn phòng Ðiều phối (VPÐP) tỉnh đã phân bổ gần 10 tỷ đồng để hỗ trợ các xã xây dựng phương án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo Công văn số 70 ngày 16/5/2016 của VPÐP tỉnh thì tổng số tiền phân bổ vốn sản xuất cho 39 xã trong toàn tỉnh là 9 tỷ 992 triệu đồng để các địa phương xây dựng mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Trong đó có 19 xã ở các huyện: U Minh, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời và Ðầm Dơi được nhận mức hỗ trợ 408 triệu đồng/xã; các xã còn lại có mức nhận thấp nhất cũng từ 100-200 triệu đồng/xã.
Ông Ðoàn Văn Bình bộc bạch: “Khác hơn những nguồn vốn khác, vốn này không phải thu hồi lại mà giao thẳng cho Chủ tịch UBND xã làm chủ đầu tư. Với tinh thần công khai, minh bạch trong sử dụng vốn, các địa phương phải xây dựng phương án sản xuất cụ thể rồi trình huyện phê duyệt, báo cáo mô hình về VPÐP để theo dõi, giám sát. Hy vọng rằng, với nguồn vốn này thì tình hình sản xuất ở các địa phương sẽ có nhiều khởi sắc. Thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm; khoảng cách giữa thành thị và nông thôn dần xích lại gần nhau hơn”.
Nguyễn Phích là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện U Minh. Ðịa bàn rộng (20 ấp), tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (trên 25%) nên trong đợt phân bổ vốn phát triển sản xuất lần này xã nhận được 408 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Lê Trung Kiên phấn khởi: “Là xã vùng rừng, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá bấp bênh thì vấn đề nâng cao thu nhập người dân, xây dựng NTM là cực kỳ khó. Tuy nhiên, với nguồn vốn vừa được phân bổ, chúng tôi sẽ quyết tâm xây dựng những mô hình thật sự hiệu quả, phù hợp để nhân rộng đến bà con”.
Mô hình kinh doanh thuỷ sản tại xã Khánh Bình Tây Bắc. |
Tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, nơi phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2020, cũng vừa được phân bổ nguồn vốn 408 triệu đồng để xây dựng mô hình phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn bộc bạch: “Nguồn vốn này có ý nghĩa đặc biệt trong thời điểm ngân sách gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Xác định được ý nghĩa lớn lao đó, xã Khánh Bình Tây Bắc quyết tâm sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất, mang lại kết quả cao nhất”.
Nhằm để phát huy thế mạnh vùng ngọt, xã đã quyết định chọn 3 ấp (Ấp 2, 3 và Mũi Tràm C) để triển khai mô hình sản xuất. Mô hình được chọn sẽ là sản xuất lúa 2 vụ theo chuỗi giá trị gia tăng, đặc biệt lưu ý đến mối liên kết "4 nhà" trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ông Hồ Hoàng Việt, Trưởng Ấp 2, cho biết: “Mặc dù là ấp có tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhưng những năm gần đây ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt, từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hiện đại. Toàn ấp có trên 80% diện tích lúa sản xuất 2 vụ theo giống mới năng suất cao, bán được giá”.
Trong lựa chọn đối tượng để hỗ trợ vốn sản xuất đợt này, đa số các địa phương đều tập trung vào đối tượng là hộ cận nghèo và hộ có ý chí vươn lên nhưng gặp rủi ro hoặc thiếu vốn trong sản xuất để hỗ trợ. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Lê Trung Kiên bộc bạch: “Hiểu được ý nghĩa đồng vốn này nên chúng tôi rất cân nhắc trong lựa chọn đối tượng thụ hưởng. Vì nếu chẳng may giao vốn cho hộ nghèo, thiếu ý chí vươn lên thì đồng vốn sẽ bị mai một hoặc sử dụng không đúng mục đích, hộ nghèo lại chưa thể thoát nghèo. Chính vì vậy, phương châm của chúng tôi là tập trung vốn để làm mô hình điểm rồi mới nhân rộng ra và thậm chí chỉ việc cho hộ nghèo làm, có như vậy thì việc xoá nghèo mới bền vững được”.
Sau chặng đường 5 năm xây dựng NTM đã qua, Cà Mau đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó bài học sâu sắc nhất chính là bên cạnh việc tập trung nguồn lực vào các xã điểm thì cũng phải phân bổ nguồn vốn đến các xã đặc biệt khó khăn để tạo sự phát triển đồng đều. Và nguồn vốn sản xuất được phân bổ lần này chính là mong muốn các xã không phải là xã chỉ đạo điểm của tỉnh, huyện có điều kiện phát triển ngang bằng với những xã khác, thu nhập người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống và tạo tiền đề tốt nhất để đạt chuẩn NTM giai đoạn tiếp theo./.
Bài và ảnh: Huệ Như
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đưa xuất khẩu chăn nuôi vào nhóm ngành hàng tỷ USD
- ·Ngành gỗ chuẩn bị kế hoạch phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid
- ·Bất động sản Long Biên đón sóng nhờ quy hoạch hạ tầng
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Thu giữ lô điện thoại Iphone có dấu hiệu nhập lậu tại tỉnh Quảng Bình
- ·Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- ·Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng giảm dung lượng pin ở xe điện?
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Gắn tem truy xuất thông minh giúp minh bạch hóa thông tin sản phẩm
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Doanh nhân và trách nhiệm xã hội nhìn từ đại dịch Covid
- ·Các ngân hàng đồng loạt rao bán ô tô với mức giá từ 80 triệu đồng
- ·Xe điện của Apple có thể ra mắt vào năm 2025
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Bamboo Airways Vĩnh Phúc thắng ấn tượng trận khai mạc VCK bóng chuyền hạng A quốc gia 2021
- ·Hà Nội phát động Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ 2021
- ·Sân bay Vân Đồn chính thức mở lại các đường bay thương mại đi TP. HCM từ 27/10
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Phú Quốc dẫn đầu 'đường đua' BĐS wellness