会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【dự đoán kêt quả bóng đá】Hướng tới chính quyền số!

【dự đoán kêt quả bóng đá】Hướng tới chính quyền số

时间:2025-01-27 05:26:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:681次

Báo Cà Mau(CMO) Xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) hướng tới chính quyền số (CQS), kinh tế số, xã hội số là xu thế tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0. Tại tỉnh Cà Mau, phát triển CQĐT làm nền tảng hướng tới CQS được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần cải cách hành chính (CCHC), cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: “CQĐT được hiểu là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Việc triển khai CQĐT để thực hiện tốt hơn vai trò của chính quyền đối với công dân và phát triển, hướng đến CQS, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ, cung cấp các dịch vụ mới theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp”.

Nhìn nhận qua gần 10 năm đặt nền móng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống nền tảng, phát triển dữ liệu, việc xây dựng CQĐT hướng đến CQS tỉnh Cà Mau đã đạt được kết quả và có bước phát triển rõ rệt. Minh chứng cho sự phát triển đó là sự ra đời của Trung tâm Giải quyết TTHC và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để cung cấp dịch vụ và giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Đây là giải pháp mang tính đột phá trong công tác CCHC, là tiền đề để đi đến hoàn thiện CQĐT, hướng đến CQS trong giai đoạn tiếp theo. Từ đó, người dân và doanh nghiệp được cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ hành chính công nhanh hơn, thuận tiện hơn, ít phải đến trực tiếp nhiều cơ quan chính quyền.

Giải quyết công việc trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Tài chính.

Bằng các hình thức giải quyết TTHC trực tiếp, trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính, người dân và doanh nghiệp khi làm thủ tục có thể chỉ đến một cơ quan và chỉ một lần để nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp ngay tại chỗ hoặc có thể làm thủ tục trực tuyến (nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nhà) thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành cũng đã được phát triển, hoàn thiện và triển khai mở rộng cho nhiều đơn vị sử dụng. Đến nay, Cà Mau đã triển khai cho 655 cơ quan, đơn vị với hơn 11.000 tài khoản người dùng. Hệ thống đáp ứng đầy đủ tính năng gửi, nhận văn bản điện tử và liên thông được 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã.

Song song đó, chữ ký số được tăng cường sử dụng trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện số hoá, thay thế văn bản giấy bằng văn bản điện tử. Đây cũng là giải pháp thiết thực, an toàn, nhanh chóng, thuận tiện mang lại hiệu quả tích cực trong xây dựng CQĐT, tiến tới CQS, nâng cao hiệu quả CCHC của tỉnh.

Hiện nay, hệ thống hộp thư điện tử công vụ của tỉnh được đầu tư, nâng cấp chuyển đổi công nghệ đáp ứng nhu cầu sử dụng thư điện tử của cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo hoạt động ổn định, bảo mật cao; có khả năng tích hợp với hệ thống xác thực tập trung và đăng nhập một lần (SSO) vào các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh thông qua tài khoản thư điện tử công vụ.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã triển khai đến cấp xã, kết nối thông suốt, sẵn sàng họp với Chính phủ, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị.

Việc triển khai ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G làm đại diện cho hệ thống phần mềm chính quyền điện tử của tỉnh Cà Mau, từng bước tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, tập trung về một đầu mối truy cập, nhằm hướng tới phục vụ đa dạng người sử dụng dịch vụ công của cơ quan Nhà nước. Đây còn là kênh kết nối để thông tin, tương tác trực tuyến giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp mà ứng dụng có thể sử dụng trên 2 nền tảng di động IOS và Android.

Như vậy, với những kết quả đã đạt được, năm 2020 tỉnh Cà Mau xếp thứ 8, năm 2021 xếp thứ 2/63 tỉnh, thành về chỉ số thành phần (PAR INDEX) hiện đại hoá hành chính, góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động CCHC và cải thiện chỉ số PCI của tỉnh nhà.

“Trước xu thế hội nhập, đòi hỏi công tác CCHC thôi thúc CQĐT phải hoàn thiện hơn, bước nhanh hơn lên CQS để CCHC sâu, rộng hơn. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp ngày càng nhiều trong hoạt động kinh tế - xã hội đã hình thành trào lưu chuyển đổi số và mở ra khả năng CCHC mạnh mẽ”, ông Chính nhấn mạnh.

Ứng dụng thiết bị hiện đại tại Phòng xét nghiệm Covid-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau.

Theo đó, Cà Mau xây dựng “Đề án chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động giám sát, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, đoàn thể và các cấp chính quyền; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân được đưa lên môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Muốn đạt được yêu cầu này, cần đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về xây dựng CQĐT hướng tới CQS. Ứng dụng công nghệ mới 4.0 để phát triển CQĐT hướng tới CQS, trong đó chú trọng xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, nền tảng số thuộc các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

Bên cạnh đó đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng để người dân tiếp cận môi trường số, tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Phát triển doanh nghiệp số theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp truyền thống sang ứng dụng số để cải tiến mô hình quản trị kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm giảm chi phí, thời gian, nâng giá trị sản phẩm, tạo sản phẩm mới… Từ đó, thúc đẩy doanh nghiệp cung cấp nội dung số cùng phát triển.

Đồng thời, ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục, nông nghiệp, y tế, tài nguyên môi trường, tài chính - ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...

“Việc phát triển CQĐT hướng tới CQS là nhiệm vụ đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, đồng bộ ở các cấp, các ngành, các đơn vị. Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc cộng với sự đồng thuận của toàn xã hội góp phần cho sự phát triển đột phá, phát triển nhanh, bền vững trong việc xây dựng CQĐT hướng tới CQS”, ông Chính khẳng định./.

 

Thanh Phương

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
  • Đến Na Uy mùa thu, ngắm cực quang đẹp tựa miền cổ tích
  • Những chiếc bánh Trung Thu độc đáo ghi dấu ấn trong mùa Trăng đặc biệt
  • Đón xem trực tiếp chương trình nghệ thuật chào đón giao thừa
  • Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
  • Phát triển du lịch vùng cực Nam Quảng Ngãi
  • Hớn Quản mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý
  • Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở ấp 2, xã Minh Long
推荐内容
  • Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
  • “Tết sum vầy” tại KCN Bắc Đồng Phú
  • Đoàn ca múa nhạc dân tộc Bình Phước nỗ lực phục vụ nhân dân
  • Lộc Ninh: Hơn 3.000 phần quà trung thu tặng thiếu nhi
  • Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
  • 60 năm quan hệ Việt Nam