【tt bd hn】Phải xử lý nghiêm việc thu thêm tiền của người bệnh khám bảo hiểm y tế
Đã được BHYT chi trả nhưng vẫn thu thêm tiền người bệnh
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai Thông tư 15/2018/TT-BYT cho các bệnh viện ở khu vực phía Bắc diễn ra ngày 5/7,ảixửlýnghiêmviệcthuthêmtiềncủangườibệnhkhámbảohiểmytếtt bd hn tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho rằng, Thông tư 15 là bước tiến quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, giúp tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở tuyến dưới phát triển kỹ thuật, tăng số đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế còn nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHYT đến năm 2020.
Tuy nhiên, khi Thông tư 15 được áp dụng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các cơ sở y tế, như giảm nguồn thu dịch vụ y tế của các đơn vị do giảm giá nhiều loại dịch vụ y tế. Do đó, các bệnh viện cần có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm chi phí, sử dụng nhân lực hợp lý, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng hiệu quả hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết, lộ trình điều chỉnh giá BHYT hiện nay chưa thực sự chuẩn xác, dẫn đến việc chi phí thanh toán cao hơn so với mức thực tế của dịch vụ y tế. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ siết chặt hơn trong việc quản lý số lượng bàn khám của các bệnh viện hiện nay, với mỗi bàn khám, bác sĩ chỉ được khám 65 lượt người bệnh/8 giờ, từ người bệnh thứ 66 trở lên sẽ không được BHYT chi trả tiền khám.
Theo ông Phúc, tình trạng thu thêm dịch vụ y tế đối với người bệnh là vẫn có. Lấy dẫn chứng từ cá nhân, ông Phúc cho biết có người nhà phải nằm viện điều trị, mặc dù một số dịch vụ đã được BHYT chi trả, nhưng người nhà ông vẫn phải chi trả dịch vụ đó.
“Có thể nói, tình trạng thu thêm dịch vụ y tế với người bệnh ở các bệnh viện hiện nay đáng báo động, đặc biệt ở các bệnh viện phía Bắc. Nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến việc chi trả tiền túi của người dân ngày càng tăng cao, không công bằng về chi phí trong việc sử dụng dịch vụ y tế. Đề nghị Bộ Y tế có những chế tài, xử lý nghiên những trường hợp thu thêm của người bệnh” - ông Phúc nhấn mạnh.
Tăng bàn khám, giường bệnh, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh
Để triển khai có hiệu quả Thông tư 15, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) lưu ý một số điểm như sau: Các cơ sở có số lượt khám bệnh tăng phải thực hiện ngay các giải pháp như tăng số bàn khám, điều tiết tăng nhân lực cho phòng khám vào các giờ cao điểm để bảo đảm bác sỹ có thời gian khám, tư vấn cho người bệnh; tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày; chỉ định người bệnh điều trị nội trú theo đúng quy định, tăng cường công tác chăm sóc, chống nhiễm khuẩn để giảm số ngày điều trị nội trú.
Trường hợp bệnh viện thường xuyên quá tải phải báo cáo UBND cấp tỉnh giao tăng giường bệnh, số lượng người làm việc; thực hiện chuyển người bệnh sang các cơ sở y tế khác (quá khả năng chuyên môn phải chuyển tuyến trên, nếu đỡ phải chuyển tuyến dưới theo dõi, điều trị, hoặc chuyển các cơ sở khác chưa sử dụng hết công suất). Chỉ trong các trường hợp thực sự quá tải mới được kê thêm giường để không nằm ghép.
Bên cạnh đó, phải dành đủ từ 3 - 5% số thu tiền ngày giường, tiền khám bệnh và ưu tiên sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, bàn, ghế, giường, tủ cho các phòng khám, phòng điều trị…
Tiếp tục thực hiện các dự án bệnh viện vệ tinh, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; một số bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh phải cử cán bộ xuống bệnh viện huyện, trạm y tế xã định kỳ 1 - 2 ngày/tuần để khám, chữa bệnh, đào tạo, giúp tuyến dưới nâng cao trình độ, tạo sự tin tưởng của nhân dân đối với y tế cơ sở.
Báo hiểm Xã hội Việt Nam định kỳ hoặc đột xuất cung cấp cho Bộ Y tế danh sách các địa phương, các cơ sở y tế có các dấu hiệu chỉ định điều trị nội trú, chỉ định sử dụng dịch vụ quá mức cần thiết để kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm nếu có./.
Văn Nam
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Trang sức giá rẻ và tác hại ít ai ngờ
- ·Có tái hiện Thông tư 20 khi đưa ô tô vào kinh doanh có điều kiện
- ·Tin chấn động: Suzuki, Mazda, Yamaha giả mạo dữ liệu phát thải khí của hơn 6.000 xe ô tô
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Không đạt chất lượng về chỉ tiêu định lượng thuốc Peridom
- ·Hà Nội: Tăng cường lấy mẫu, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc
- ·Kiên Giang: Giới thiệu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 tới doanh nghiệp
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Thiếu 'chuẩn', sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khó cạnh tranh trên thị trường
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Rượu methanol, nỗi ám ảnh ngộ độc dịp Tết
- ·Mở rộng hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp
- ·Nguy cơ nhiễm bệnh Legionnaires ẩn chứa trong vòi nước và bồn rửa bằng thép không gỉ
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 'vạch mặt' thiết bị tiết kiệm điện
- ·KĐT Tân Tây Đô: Công ty Hải Phát chuyển đổi trái phép công năng nhà chung cư
- ·Nông sản, thuỷ sản mập mờ xuất xứ 'đội lốt' hàng Việt sẽ hết đất sống?
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Vụ kiện thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto sẽ được xét xử tại Mỹ