【số liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt】Tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu và bền vững
Trong thời gian tới,ếptụcpháttriểnthịtrườngchứngkhoántheochiềusâuvàbềnvữsố liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt cần xác định mục tiêu ưu tiên là đảm bảo duy trì sự ổn định và bền vững của TTCK, phát triển thị trường theo chiều sâu và kiên trì công tác tái cấu trúc. Đây là khẳng định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng, khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN về thành quả và định hướng, giải pháp phát triển TTCK Việt Nam.
* PV: Thưa ông, qua gần 18 năm ra đời và phát triển, không thể phủ nhận sự phát triển cả về “lượng và chất” của TTCK Việt Nam. Ông có thể đánh giá khái quát về kết quả đạt được của TTCK Việt Nam?
- Ông Trần Văn Dũng: Qua 18 năm ra đời và phát triển, những kết quả mà TTCK Việt Nam đạt được là rất đáng ghi nhận. Chúng ta đã hình thành được một thị trường cổ phiếu được tổ chức ở cả 2 sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với quy mô vốn hóa đạt 75% GDP và đang tăng trưởng rất nhanh. Đây là nơi giúp doanh nghiệp cổ phần đại chúng thực hiện huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và giúp công chúng có thêm kênh đầu tư hấp dẫn.
Chúng ta đã phát triển thành công một thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP), có quy mô niêm yết khoảng 20,7% GDP, đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển; góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta cũng đã phát triển thành một công TTCK phái sinh giao dịch rất sôi động, dù rất mới mẻ, cung cấp thêm công cụ quản lý rủi ro và lựa chọn mới cho giới đầu tư.
|
Có thể nói trong 18 năm qua, chúng ta đã phát triển được một TTCK phát triển nhanh, bền vững khá đồng bộ về cơ cấu. Và đặc biệt, TTCK Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tính từ năm 2005, đến nay (15/5/2018), 2 sở GDCK đã trực tiếp thực hiện đấu giá cổ phần hóa cho 646 DNNN, thoái vốn nhà nước 328 doanh nghiệp. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chương trình cổ phần hóa DNNN của Chính phủ và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
* PV: TTCK được xem là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Dưới góc nhìn của mình, xin ông cho biết vai trò của TTCK được phản ảnh thế nào vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua?
- Ông Trần Văn Dũng: Có thể nói, vai trò của TTCK Việt Nam trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét và sẽ sắc nét hơn trong thời gian tới, thể hiện trên một số khía cạnh sau.
TTCK Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Trong 18 năm qua, TTCK đã giúp doanh nghiệp và Chính phủ huy động 2,1 triệu tỷ đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu cộng lại đã xấp xỉ 100% GDP và đang tăng trưởng rất nhanh, so với mức dư nợ tín dụng ngân hàng hiện tại khoảng 140 – 145% GDP. Có thể nói, TTCK đang bắt đầu song hành với thị trường tín dụng, bổ sung hỗ trợ cho nhau hiệu quả để giải quyết bài toán về nguồn vốn tổng thể cho tăng trưởng kinh tế, trong đó thị trường tín dụng tập trung xử lý nhu cầu vốn ngắn hạn đến trung hạn và TTCK tập trung xử lý nhu cầu về vốn từ trung hạn đến dài hạn. Sự chuyển dịch trong cơ cấu vốn cho đầu tư phát triển đã bắt đầu phát huy tác dụng giúp nguồn lực tài chính của quốc gia được phân bổ một cách hiệu quả hơn; góp phần giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tín dụng ngân hàng.
Đồng thời, TTCK phát triển đã khẳng định được vai trò trong việc điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô. Ví dụ như, thị trường TPCP không chỉ giúp cho Chính phủ huy động được vốn theo số lượng yêu cầu, mà quan trọng hơn là kéo dài được thời hạn huy động, góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công; lãi suất huy động và lãi suất giao dịch TPCP đã giảm xuống dưới mức huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng, góp phần quan trọng vào việc hình thành lãi suất chuẩn và ổn định lãi suất cho thị trường tín dụng, cũng như tạo các chỉ báo hữu hiệu cho việc điều hành vĩ mô của Chính phủ.
Cùng với đó, TTCK đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện tính công khai, minh bạch của cả nền kinh tế. Nhiều chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp, công bố thông tin, chế độ báo cáo của doanh nghiệp niêm yết đã được Chính phủ ghi nhận và cho áp dụng rộng rãi trong khối DNNN và cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Do vậy, chất lượng về quản trị doanh nghiệp cũng như độ tin cậy của hệ thống báo cáo tài chính trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể. Có thể nói, một TTCK minh bạch hơn đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là trong con mắt của nhà đầu tư quốc tế.
* PV: Có thể nói, việc tăng trưởng bền vững của thị trường có điểm khởi đầu nhưng sẽ không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, dù thị trường tăng trưởng mạnh mẽ về “lượng”, nhưng “chất” chưa tăng tương xứng. Ông có chia sẻ gì về điều này?
- Ông Trần Văn Dũng: Cũng phải nhìn nhận rằng, còn nhiều vấn đề chúng ta phải tiếp tục giải quyết để tiếp tục phát triển cả về “lượng” và “chất”, cũng như hài hòa giữa hai yếu tố trên. Ví dụ như, quy mô của thị trường đã phát triển nhanh nhưng chưa tương xứng, khi số lượng doanh nghiệp trên sàn tuy đã đến con số hàng ngàn nhưng chưa thể nói là nhiều.
Về “chất”, chúng ta còn có nhiều việc phải làm để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công khai, minh bạch và cải thiện hiệu quả hoạt động... Hệ thống giám sát, quản lý thị trường; chất lượng phục vụ nhà đầu tư, phục vụ doanh nghiệp của cơ quan quản lý cũng cần được tiếp tục cải thiện.
* PV: Vậy đâu là những giải pháp căn cơ để gia tăng chất lượng tăng trưởng cho thị trường, hướng tới mục tiêu TTCK phát triển ngày càng bền vững, công khai, minh bạch, thưa ông?
- Ông Trần Văn Dũng: Theo tôi, chúng ta cần xác định mục tiêu ưu tiên là đảm bảo duy trì sự ổn định và bền vững của TTCK, phát triển thị trường theo chiều sâu và kiên trì công tác tái cấu trúc. Do vậy, thời gian tới, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN sẽ tiếp tục tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi để giải quyết các vướng mắc của hệ thống hiện hành, đồng bộ với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư để tạo môi trường pháp lý an toàn và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; nâng cao vai trò của cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc TTCK trên 4 trụ cột: Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư; tái cơ cấu về hàng hóa trên thị trường; tái cơ cấu về cơ sở các tổ chức tài chính trung gian; đặc biệt là tái cấu trúc về khu vực thị trường, trong đó việc thành lập Sở GDCK Việt Nam trên cơ sở tái cấu trúc 2 sở GDCK hiện tại để nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động.
Thứ ba, tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung bằng việc đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch, trên tinh thần Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ tư, tiếp tục đưa vào giao dịch các sản phẩm giao dịch mới trên TTCK, trong đó năm 2018 ưu tiên sản phẩm chứng quyền có bảo đảm và hợp đồng tương lai TPCP.
Thứ năm, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trên TTCK. Chúng tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho TTCK, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.
* PV: Xin cảm ơn ông!
* Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng:
Thị trường hiện có rất nhiều cổ phiếu đáp ứng yêu cầu đầu tư giá trị
Ông Nguyễn Duy Hưng |
Thị trường chứng khoán (TTCK) tốt hay xấu không đồng nghĩa với việc lên hay xuống của các chỉ số. Việc tăng/giảm của các chỉ số chỉ là một yếu tố để tham khảo. Tôi cho rằng, việc các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn rất lớn thông qua TTCK trong thời gian vừa qua mới là một trong những điều kiện quan trọng nhất để đánh giá thị trường tốt hay xấu. Bởi nhiệm vụ rất quan trọng của TTCK chính là huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.
Do vậy, nhiều thương vụ “tỷ đô” thành công, nhiều đợt IPO, thoái vốn nhà nước cho kết quả mĩ mãn trong thời gian gần đây,… là minh chứng rõ ràng nhất cho đánh giá mà tôi từng đưa ra từ đầu năm: “Năm 2018 sẽ là năm tốt nhất của TTCK kể từ khi thành lập đến nay”.
Thời gian qua, VN-Index tăng phần lớn do việc tăng giá của những cổ phiếu lớn, nhưng khi các mã cổ phiếu lớn giảm kéo theo VN-Index giảm thì đa số các cổ phiếu khác cũng giảm theo. Do vậy, đến thời điểm này là lúc các nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị có cơ hội gia tăng tỷ trọng sở hữu những cổ phiếu đang bị định giá thấp.
Các nhà đầu tư cá nhân nếu đầu tư “lướt sóng” dựa vào dự đoán tăng giảm của thị trường vốn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các cổ phiếu lớn có thể tham gia đầu tư tại thị trường phái sinh. Còn khi đầu tư vào cổ phiếu ngoài việc dự đoán xu hướng tăng giảm của thị trường, của cổ phiếu thì quan trọng nhất vẫn phải nghiên cứu về công ty, về tình hình tài chính, về ban lãnh đạo, về lịch sử phát triển... chứ đừng chỉ đầu tư hay tháo chạy bởi những tin đồn ông A kéo lên, bà B đánh xuống, hay quỹ ngoại này mua, quỹ lớn kia chạy... Đây là “đầu tư” chứng khoán chứ không phải là “chơi” chứng khoán.
Bên cạnh đó, khi quỹ đầu tư huy động vốn nếu công ty quản lý quỹ đưa ra được phương án đầu tư mang lại 15 - 20% lợi nhuận 1 năm thì có rất nhiều nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào quỹ. TTCK Việt Nam hiện có rất nhiều chứng khoán đáp ứng các yêu cầu của đầu tư giá trị có thể mang lại lợi nhuận cao hơn mức kỳ vọng đó.
* Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở GDCK Hà Nội (HNX) Nguyễn Thị Hoàng Lan:
Tăng cường phát triển thị trường trái phiếu theo “chiều sâu”
Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan |
Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đã, đang đóng vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn hữu hiệu cho nền kinh tế Việt Nam. Tính đến năm 2018, tổng khối lượng vốn huy động qua kênh đấu thầu đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Giá trị giao dịch thứ cấp bình quân đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng/phiên. Quy mô thị trường TPCP đạt tương đương hơn 20% GDP của năm 2017.
Một trong những bước tiến nổi bật nhất trên thị trường TPCP là việc hình thành nên một hạ tầng hoàn chỉnh gồm hệ thống đấu thầu, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giao dịch và hệ thống chỉ báo trái phiếu, liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành lên một mạng lưới hạ tầng tổng thể, qua đó giúp cho các đối tượng tham gia thị trường có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường. Bên cạnh đó, mạng lưới các thành viên thị trường cũng được củng cố và hoàn thiện. Các chuẩn mực giao dịch quốc tế đã được áp dụng nhất quán trên thị trường, góp phần tích cực trong việc hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong vài năm trở lại đây, giao dịch repos (giao dịch mua bán lại) vượt trội so với giao dịch outright (giao dịch giao ngay) chính là yếu tố phản ánh độ sâu và tính chuyên nghiệp của thị trường. Nếu năm 2009, giao dịch outright chiếm tới 99,2% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, thì hiện nay, giao dịch repos đã dần có tỷ trọng ngang bằng giao dịch outright, thậm chí nhiều tháng đã vượt giao dịch outright.
Để tiếp tục phát triển thị trường TPCP theo chiều sâu, chuyên nghiệp và bền vững cần tiến hành các biện pháp thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và phát triển hệ thống công cụ giao dịch. Thời gian qua, NĐTNN liên tục mua ròng trái phiếu, tuy nhiên tỷ trọng tham gia còn thấp. Để gia tăng tỷ trọng của đối tượng này, cần xem xét những biện pháp cải cách thủ tục hành chính, rà soát điều chỉnh chính sách thuế, phí giao dịch đối với NĐTNN, triển khai các giao dịch ngoại hối kết hợp công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Trong thời gian tới, HNX sẽ đưa vào vận hành hệ thống giao dịch nâng cấp và bổ sung 3 công cụ giao dịch mới, gồm: vay trái phiếu, bán kết hợp mua lại, vay để bán (dành riêng cho nhà tạo lập thị trường). Ba công cụ giao dịch mới sẽ giúp NĐT linh hoạt hơn trong việc lựa chọn hình thức thực hiện giao dịch bên cạnh các hình thức truyền thống đang có. Hệ thống giao dịch mới cũng được tăng cường chức năng giám sát đặc biệt giúp cho thông tin trên thị trường được minh bạch hơn, làm giảm thiểu rủi ro thanh toán cho các NĐT tham gia.
* Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) Nguyễn Vũ Quang Trung:
Thị trường cổ phiếu niêm yết đã có sự tăng trưởng vượt bậc
Nguyễn Vũ Quang Trung |
Thanh khoản thị trường cũng được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ tăng trưởng về giá trị giao dịch bình quân phiên đã tăng gần 32% trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong quý I/2018, khối lượng giao dịch bình quân phiên đã là 260,95 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 333 triệu USD. Với sự cải thiện chung về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, có thể nhận thấy sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng đã phản ánh tương ứng với sự tăng trưởng về giá trị nội tại của các DNNY, thể hiện vai trò của thị trường là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
Nhằm đáp ứng tốc độ phát triển và tiến trình hội nhập quốc tế của TTCK, HOSE trong những năm qua đã phối hợp cùng các đơn vị quản lý thị trường, tổ chức quốc tế triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn cho thành viên thị trường về các thông lệ tốt nhất hiện nay của thế giới về chuẩn mực kế toán, chuẩn mực công bố thông tin, quản trị công ty. Thông qua các hoạt động hỗ trợ DNNY, HOSE kỳ vọng sẽ tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng cho các NĐT, hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, vào tháng 7/2017, bên cạnh việc cùng với HNX phát triển Chỉ số chung VNX, Chỉ số Phát triển bền vững đầu tiên trên TTCK Việt Nam (VNSI) đại diện cho 39% giá trị vốn hóa và 24% giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết trên HOSE, cũng đã chính thức được HOSE đưa vào vận hành. Mục tiêu vận hành chỉ số này là để trở thành công cụ đo lường mức độ tăng trưởng giá chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết chú trọng vào phát triển bền vững, tạo thêm công cụ tham chiếu cho các NĐT có trách nhiệm.
Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Nói chuyện về văn minh và nghệ thuật Champa
- ·Đề phòng bạo lực bầu cử, bang Washington kích hoạt Vệ binh quốc gia
- ·Tài liệu mật hé lộ mệnh lệnh cuối cùng của thủ lĩnh Hamas trước khi bị hạ sát
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Nga phá kho đạn Ukraine ở Kurakhove, nêu điều kiện đàm phán với phương Tây
- ·Đề nghị thành lập địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa XK
- ·Mỹ điều máy bay ném bom hạt nhân đến Trung Đông
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2016: Được và chưa được
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Nga giành thêm khu định cư ở Donetsk, Google làm lộ vị trí quân sự của Ukraine
- ·VTV bán 2 tàu biển
- ·Nghĩ trong mưa
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Thủ tướng Đức xác nhận sẵn sàng đàm phán với ông Putin
- ·Bóng bay chở theo rác của Triều Tiên rơi xuống khu nhà tổng thống Hàn Quốc
- ·Người giàu nhất thế giới Elon Musk không tiếc tiền giúp ông Trump tái đắc cử
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Hải quan Hải Phòng: một năm vượt sóng