【keo malaisia】Tiến về vùng ven
Bất chấp Covid-19 nhiều doanh nghiệpkhông ngừng mở rộng quy mô các dự ántriển khai. Ảnh minh hoạ |
Sôi động cuộc đua tiến về vùng ven
Việc các doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sảnmở rộng quỹ đất về những tỉnh lân cận TP.HCM không phải là mới. Cuộc chạy đua này chưa bao giờ hết nóng khi quỹ đất tại TP.HCM ngày càng hạn hẹp,ếnvềvùkeo malaisia giá ngày càng tăng cao, thủ tục phát triển dự án vẫn kéo dài.
Tại Bình Dương, một trong những thị trường địa ốc sôi động bậc nhất khu vực phía Nam, bất chấp Covid-19, Tập đoàn An Gia đã mua quỹ đất khoảng 3 ha để xây dựng dự án với quy mô 3.500 sản phẩm. Quỹ đất này sẵn sàng phát triển trong năm 2021. An Gia cũng đang trong quá trình đàm phán mua thêm 30 - 50 ha quỹ đất thấp tầng.
Hay tại Long An, tỉnh duy nhất thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nối liền cửa ngõ với TP.HCM đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển dự án như Cát Tường Group, Trần Anh Group, Thắng Lợi Group… Đến nay, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô triển khai.
Cụ thể, sau khi giới thiệu giai đoạn I, Dự án The Sol City Nam Sài Gòn vào cuối năm 2020, ngay từ những tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi đã bắt tay vào triển khai giai đoạn II. Dự án có 975 sản phẩm, bao gồm các lô đất nền, nhà phố và shophouse, mỗi sản phẩm có diện tích từ 80 đến 200 m2.
Trần Anh Group cũng cho biết, sẽ tiếp tục phát triển Dự án Phúc An City giai đoạn IV và một dự án nhà ở kết hợp khu công nghiệp rộng 300 ha tại huyện Đức Hòa…
Tương tự, với hàng loạt dự án quy mô lớn mang thương hiệu Cát Tường tại Long An như Cát Tường Phú Sinh, Cát Tường Phú Nguyên, Cát Tường Phú Thạnh… Cát Tường Group đang tiến quân về tỉnh Hậu Giang để đầu tưvà phát triển dự án mang tên Western Pearl.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, sự sôi động của các địa phương phụ cận TP.HCM còn có thêm Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Thời gian qua, Phát Đạt tập trung phát triển các dự án khu vực lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Quốc. Theo kế hoạch kinh doanh, năm nay doanh nghiệp này tiếp tục dành nguồn lực cho các thị trường tiềm năng cao tại khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh ven biển miền Trung. Với bất động sản công nghiệp, Phát Đạt chọn triển khai dự án khu dịch vụ kho bãi logistics đầu tiên với diện tích 24 ha gần cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Những cái tên khác như Tập đoàn Danh Khôi, Công ty LDG, Hưng Thịnh, Khang Điền… cũng đang tích cực săn tìm quỹ đất, dự án tại những khu vực vùng ven. Xu hướng này được dự báo tiếp diễn trong nhiều năm tới, trong bối cảnh giá đất ở những vùng này còn rẻ, đồng thời được hưởng lợi từ chính sách giãn dân.
Cuộc chơi của những ông lớn
Có thể dễ dàng nhận thấy, điểm chung của những khu vực mà doanh nghiệp không ngừng săn đón là có nhiều quy hoạch tốt về hạ tầng giao thông. Hạ tầng là nền tảng, cú hích không chỉ cho bất động sản, mà các lĩnh vực khác, từ sản xuất, dịch vụ cùng hưởng lợi khi nó tạo nên sự thông thương, tiết giảm chi phí vận chuyển, thời gian đi lại.
Tuy nhiên, khi phát triển các dự án mới, khu đô thị mới làm sao để thu hút dân cư về ở vẫn là một trong những vấn đề nan giải của nhà đầu tư. Dưới góc độ là lãnh đạo doanh nghiệp, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho biết, yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp phải làm là chọn đúng địa điểm.
Tiếp theo, phát triển khu đô thị mới phải dựa trên động lực phát triển của địa phương, tức phải hướng tới đối tượng mua ở thực hoặc đầu tư cho thuê dài hạn. Dự án phải thu hút được người dân địa phương hoặc người lao động trên địa bàn về ở thì mới thành công trong việc lấp đầy.
Để làm được điều này, việc phát triển khu đô thị phải đi cùng với chiến lược phát triển khác của địa phương như khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm giáo dục, trung tâm hành chính, khu vui chơi giải trí. Phân kỳ đầu tư hợp lý và phát triển hạ tầng giao thông đi cùng với các tiện ích nội khu nhằm phục vụ cư dân về ở.
“Đây là yếu tố quan trọng để tạo công ăn việc làm, thu hút người lao động và thu hút cư dân, thúc đẩy hệ sinh thái đi kèm phát triển”, bà Hương nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam cho rằng, những dự án nhỏ lẻ, manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết và tính bổ trợ sẽ khiến quy hoạch tổng thể bị phá nát. Chưa kể, sự đầu tư tràn lan vào đất nền phân lô, nhà phố mà không tính đến việc đủ sức kéo dân về ở sẽ hình thành những đô thị “ma” hoặc khu đất trống.
Do vậy, trước hết là quy hoạch, các dự án phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương (lao động, công việc, nhà ở, tiện ích xã hội, chú ý đến nhà ở vừa túi tiền/nhà ở lần đầu cho người có thu nhập khiêm tốn). Cần phải xác định các đô thị vệ tinh có tính chất hỗ trợ/giải tỏa cho TP.HCM cũng là để phát triển đô thị của các tỉnh, thành phố xung quanh.
Tiếp theo, tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Thúc đẩy tiến độ đầu tư mạng lưới hạ tầng giao thông cho toàn vùng để việc liên kết được nhanh chóng và đồng bộ hơn.
Khuyến khích các siêu dự án từ vài trăm đến hàng ngàn héc-ta, làm thay đổi bộ mặt đô thị của địa phương. Những dự án này cần nguồn vốn lớn, sự triển khai bài bản chuyên nghiệp, nên cần chào mời những doanh nghiệp lớn, uy tín.
(责任编辑:La liga)
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Không khí ô nhiễm, ăn gì giúp phổi khỏe mạnh?
- ·Bộ trưởng TN&MT: Nhiều địa phương không xây được nhà máy xử lý vì không đủ rác
- ·Hộp giấy đựng thức ăn: Sản phẩm đồng hành cùng bao bì xanh
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Loại cây ai cũng nên có trong nhà, vừa lọc không khí lại chữa được bệnh
- ·Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH
- ·Trạm sạc xe điện VinFast phủ khắp 80 thành phố trên cả nước, mật độ 3,5 km/trạm
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ địa phương thu gom xử lý pin, chất thải rắn
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Tăng thuế kịch trần mới mong trừ được chai nhựa, túi nylon
- ·'Nam châm' giúp xử lý các chất ô nhiễm nồng độ thấp trong nước
- ·Bộ TNMT tích cực triển khai giải pháp chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Tổng cục Thuế: Sẽ tăng mức thuế tuyệt đối với túi nylon
- ·Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp
- ·Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Phối hợp, đoàn kết quản lý tài nguyên nước toàn diện
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Rác nhựa đang đe dọa hành tinh, cha mẹ cần giáo dục trẻ ý thức thế nào?