会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá bremen】Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (kỳ 2)!

【kết quả bóng đá bremen】Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (kỳ 2)

时间:2025-01-27 01:18:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:148次

LTS:Đường Kách mệnh là tác phẩm tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,ácphẩmĐườngKáchmệnhcủaChủtịchHồChíMinhkỳkết quả bóng đá bremen tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925-1927.

Những bài giảng đó đã được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách năm 1927. Kể từ đó đến nay, cuốn sách liên tục được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản và phát hành rộng rãi.

Trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo nhiều văn kiện lịch sử quan trọng, nhưng có thể khẳng định rằng Đường Kách mệnh là một trong số các tác phẩm, mà những ý tưởng hàm chứa trong đó, không chỉ được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo mà còn có sức sống mãnh liệt, có sức lay động sâu xa trái tim hàng triệu triệu người.

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu lại tác phẩm này.

Đường Kách mệnh (Kỳ 2)

LỊCH SỬ KÁCH MỆNH MỸ

1. Lịch sử Mỹ thế nào?

Thế kỷ thứ 14 về trước, chưa ai biết Mỹ ở đâu. Đến năm 1492, người buôn tên là Christophe Colomb đi tàu buôn muốn qua Ấn Độ, nhưng đi lạc đường, may lại gặp châu Mỹ. Dân xứ ấy là loài da đỏ, chỉ đi săn bắn không biết buôn bán và làm nghề.

Từ lúc Colomb tìm ra châu Mỹ, thì người các nước bên Âu tràn qua đấy làm ăn. Người da trắng muốn bắt người da đỏ làm nô lệ, nhưng nó không chịu làm, thì chúng giết mòn giết mỏi người da đỏ đi, rồi bắt người da đen bên Phi qua làm cho chúng nó.

Người Âu qua Mỹ thì nước nào cũng có, nhưng đông nhất là người Anh (3.000.000 người). Vì vậy, Anh giành Mỹ làm thuộc địa.

2. Vì sao mà Mỹ làm kách mệnh?

Thổ sản Mỹ rất giàu, đồng, sắt, than, bông, lúa, trâu bò, vân vân, vật gì cũng nhiều. Anh thì tham, muốn hốt về cho mình cả, cho nên đặt ra 3 phép như sau này:

1. Có bao nhiêu thổ sản, Mỹ phải cung cấp cho Anh hết, không được bán cho các nước khác.

2. Dân Mỹ không được lập ra lò máy và hội buôn bán.

3. Các nước không được vào buôn bán với Mỹ, chỉ Anh được buôn bán mà thôi.

Vì 3 điều ấy, lại thêm thuế má nặng nề, làm cho kinh tế Mỹ rất khốn đốn, nên từ năm 1770, dân Mỹ tức mình "tẩy chay" Anh.

3. Phong triều ấy kết quả ra thế nào?

Phong triều "tẩy chay" giắc dai đến 5 năm. Anh đem lính qua dẹp, và bắt những người cầm đầu làm tội. Mỗi lần bắt một người cầm đầu, thì dân càng tức giận thêm. Đến năm 1775, khi lính Anh bắt mấy người cầm đầu nữa, dân kéo nhau ra cứu, lại bị lính Anh giết chết 9 người. Việc này như lửa rơi vào thuốc súng, dân tức quá thì nổ, sống chết cũng quyết đuổi được Chính phủ Anh mới thôi.

Cách một năm sau, đến ngày 4 tháng 7 năm 1776 thì kách mệnh được và Mỹ tuyên bố độc lập, và nước Mỹ thành ra nước cộng hoà.

Bây giờ Mỹ có 48 tỉnh và 110.000.000 dân.

4. Ý nghĩa kách mệnh Mỹ với kách mệnh An Nam thế nào?

1. Chính sách Pháp đối với An Nam bây giờ xấu hơn Anh đối với Mỹ trước, vì Pháp đã vơ vét hết của cải dân ta, đã ngăn cấm dân ta làm việc này việc khác; nó lại bắt dân ta hút thuốc phiện và uống rượu. Anh chỉ ham tiền Mỹ, Pháp đã ham tiền lại muốn làm mất nòi, mất giống An Nam đi. Thế mà dân An Nam còn chưa học Mỹ mà làm cách mệnh!

2. Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng: "Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng... Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ Chính phủ ấy đi, và gây lên Chính phủ khác...".

Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai đụng đến Chính phủ!

3. Mỹ tuy rằng kách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính kách mệnh lần thứ hai.

Ấy là vì kách mệnh Mỹ là kách mệnh tư bản, mà kách mệnh tư bản là chưa phải kách mệnh đến nơi.

Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.

KÁCH MỆNH PHÁP

1. Vì sao Pháp có phong triều cách mệnh?

Hồi thế kỷ thứ 18, vua thì kiêu xa dâm dật, quý tộc và bọn cố đạo thì hoành hành; thuế nặng dịch phiền, dân tình khốn khổ.

Phần thì Canađa và Ấn Độ, nguyên là thuộc địa Pháp, nay bị Anh vơ mất.

Phần thì những người học thức như ông Môngtexkiơ (1755), Vônte và Rútxô (1778) tuyên truyền chủ nghĩa tự do bình đẳng.

Phần thì phong triều kách mệnh Anh (ông Krômven chém vua Anh và lập Cộng hoà Chính phủ năm 1653) còn mới, và phong triều dân chủ Mỹ (1776) vừa qua.

Nhất là vì tư bản mới bị tụi phong kiến ngăn trở, dân thì bị vua, quý tộc và cố đạo áp bức. Vậy nên tư bản mới liên hiệp với học trò, dân cày và người thợ để phá phong kiến.

2. Kách mệnh Pháp khởi từ bao giờ?

Vua thấy dân chộn rộn, thì bắt bớ những người tuyên truyền và tổ chức. Dân thấy vậy thì tức quá, đến ngày 14 tháng 7 năm 1789 kéo nhau đến phá khám lớn (Baxti). Vua đem lính về giữ kinh đô; dân lại tổ chức kách mệnh đội để phòng chống lại. Vua lui ra ở tại tỉnh Vécxây.

Ngày 5 tháng 10 năm ấy, thợ thuyền đàn bà con gái Pari kéo nhau đến Vécxây bắt vua về khai hội, và ký tờ tuyên ngôn:

1. Là bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông nô.

2. Là đem của các nhà thờ đạo làm của Nhà nước.

3. Là cho dân tự do làm báo, tổ chức, vân vân.

4. Là lập hiến pháp, nghĩa là vua không được chuyên quyền.

1792, vì vua cầu cứu với ngoại quốc và thông với bọn phản cách mệnh, dân mới bỏ vua mà lập ra cộng hoà.

1793, ngày 21 tháng 1 làm án vua và vợ con vua là phản quốc tặc, rồi đem ra chém.

3. Các nước Âu châu đối với kách mệnh Pháp thế nào?

Dân các nước thì đều mừng thầm và tán thành. Nhưng vua và quý tộc các nước thì sợ dân mình bắt chước dân Pháp, cho nên bên ngoài chúng nó liên binh đánh kách mệnh mà bên trong thì giúp cho tụi phản cách mệnh.

Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu, nhưng chỉ nhờ gan kách mệnh mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền. Hồi ấy lính kách mệnh gọi là "lính không quần", người không có nón, kẻ không có giày, áo rách quần tua, mặt gầy bụng đói. Thế mà lính ấy đến đâu, thì lính ngoại quốc thua đấy, vì họ gan liều hy sinh quá, không ai chống nổi.

Thế thì biết: một người kách mệnh có gan, hơn một ngàn người vô chí.

4. Pháp kách mệnh đến mấy lần?

Năm 1792 đến 1804 Cộng hoà lần thứ 1. Năm 1804 Napôlêông phản kách mệnh lên làm hoàng đế.

Năm 1814 các nước đánh Napôlêông thua rồi đem dòng vua cũ lên ngôi đến 1848.

Năm 1848 lại kách mệnh lần thứ 21).

Năm 1852 cháu Napôlêông lại phản kách mệnh lên làm vua.

Năm 1870 nhân thua Đức, Napôlêông thứ 3 bỏ chạy, Pháp lại lập lên Cộng hoà lần thứ 3.

5. Pari Công xã (Commune de Paris) là gì?

Năm 1871 vua Pháp thua chạy rồi, lính Đức tới vây kinh đô Pháp là Pari. Tư bản Pháp cắt 2 tỉnh cúng cho Đức để cầu hoà. Vì giặc giã mà chết nhiều người, hại nhiều của. Dân không bánh ăn, thợ không công làm. Ngày 18 tháng 3, thợ thuyền Pari nổi lên làm kách mệnh cộng sản (Công xã).

Vì thợ thuyền còn non nớt, tổ chức không khéo, vả lại Đức giúp cho tư bản Pháp đánh lại thợ thuyền, nên cuối tháng 5 thì kách mệnh thất bại.

6. Mục đích Công xã ấy thế nào?

Khi vừa lấy được Pari rồi, thì Công xã lập lên Chính phủ dân và tuyên bố rằng Công xã sẽ thực hành những việc này:

1. Bao nhiêu cơ quan sinh sản riêng đều đem làm của công.

2. Tất cả trẻ con trong nước, bất kỳ con trai con gái, đều phải đi học. Học phí Nhà nước phải cho.

3. Dân có quyền tự do tổ chức, làm báo, khai hội, xuất dương, v.v..

4. Bất kỳ đàn ông đàn bà, ai cũng được quyền chính trị, tuyển cử và ứng cử.

5. Chính phủ tự dân cử lên, và dân có quyền thay đổi Chính phủ.

7. Kết quả Công xã ra thế nào?

Tư bản Pháp khi ấy như nhà cháy 2 bên, bên thì Đức bắt chịu đầu, bên thì kách mệnh nổi trước mắt. Tư bản Pháp thề chịu nhục với Đức, chứ không chịu hoà với cách mệnh. Đức thấy kách mệnh cũng sợ, cho nên hết lòng giúp tư bản Pháp đánh lại cách mệnh. Lúc Pháp vừa hàng, thì Đức bắt bỏ hết lính, chỉ cho 40.000 culít mà thôi. Khi kách mệnh nổi lên, Đức lại cho phép tư bản Pháp thêm lên 100.000 lính để dẹp cách mệnh.

Xem vậy thì hiểu rằng: "Tư bản không có Tổ quốc".

Dẹp được kách mệnh rồi thì tư bản ra sức báo thù. Nó giết hết 30.000 người cả đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con. Nó đày 28.000 người. Nó bắt giam 650 đứa trẻ con, 850 người đàn bà, 37.000 người đàn ông.

8. Kách mệnh Pháp đối với kách mệnh An Nam thế nào?

a) Trong 3 lần cách mệnh, 1789, 1848, 1870, đều vì dân can đảm nhiều, nhưng trí thức ít, cho nên để tư bản nó lợi dụng.

b) Pari Công xã vì tổ chức không khéo và vì không liên lạc với dân cày, đến nỗi thất bại.

c) Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân.

d) Kách mệnh Pháp cũng như kách mệnh Mỹ, nghĩa là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Kách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu kách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Kách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy.

9. Kách mệnh Pháp làm gương cho chúng ta về những việc gì?

Kách mệnh Pháp dạy cho chúng ta:

1. Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mệnh.

2. Kách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công.

3. Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc kách mệnh được nhiều.

4. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại.

5. Kách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm kách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh.

LỊCH SỬ KÁCH MỆNH NGA

1. Nguyên do kách mệnh Nga từ đâu ra?

Nga là một nước rất rộng, nửa nằm về châu Á, nửa nằm về châu Âu. Dân Nga hơn 90 phần là dân cày, không đầy 10 phần là thợ thuyền. Khi trước theo chế độ nông nô, nghĩa là bao nhiêu đất ruộng và dân cày đều ở dưới quyền địa chủ. Địa chủ xem nông nô như súc vật, nó cho sống được sống, nó bắt chết phải chết, khi nó cần tiền, thì nó đem nông nô đi bán như bán trâu bán bò. Nông dân không được bỏ xứ này qua xứ khác.

Chừng nửa thế kỷ thứ 19, tư bản mới hơi phát đạt, nó vừa mở lò máy, nó cần người làm công, nó mới vận động bỏ chế độ nông nô để cho dân cày tới làm với nó, đến năm 1861, chế độ nông nô mới bỏ.

Tư bản mới và địa chủ từ đấy mới sinh hiềm khích to, mà phong triều kách mệnh công nông cũng từ đấy mọc ra.

2. Nông nô được giải phóng rồi thì làm gì?

Được giải phóng rồi, người thì ra thành phố làm công, người thì ở lại làm ruộng.

Đi làm công thì tiền công ít, giờ làm nhiều, phải làm nô lệ cho tư bản, ở lại cày thì đất ruộng ít, trâu bò thiếu, phải chịu lòn tụi phú gia. Dân tiếng tự do tuy được, kỳ thực cứ kiếp nô lệ: người thợ thì cực khổ, dân cày cũng chẳng sướng hơn.

Những người có lòng kách mệnh thì lập ra đảng để liên hiệp dân cày lại, nhưng mà không chú ý đến thợ thuyền.

Năm 1875 mới có đảng kách mệnh gọi là "Công nhân giải phóng”. Năm 1878 lại có một đảng mới gọi là "Công đảng".

Nhưng hai đảng ấy người ít sức hèn, lại bị Chính phủ bắt bớ nhiều, sau hoá ra đảng kịch liệt, chỉ lo đi ám sát vua và các quan.

3. Kết quả hai đảng ấy ra thế nào?

Ám sát là làm liều, và kết quả ít, vì giết thằng này còn thằng khác, giết sao cho hết? Kách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được. Hai đảng ấy tuy hy sinh hết nhiều người, làm được nhiều sự ám sát oanh liệt, nhưng vì đi sai đường cách mệnh, không có sức dân chúng làm nền, cho nên bị Chính phủ trị mãi đến nỗi tan.

Năm 1883, ông Plêkhanốp lập nên đảng “Lao động tự do". Đảng này tổ chức theo cách ông Mã Khắc Tư dạy, nghĩa là liên hiệp cả dân cày và thợ thuyền làm cả kinh tế và chính trị cách mệnh.

4. Đảng này làm việc kách mệnh thế nào?

Đảng này lấy thợ thuyền làm cốt cách mệnh, và dân cày phụ vào.

Làm việc rất bí mật.

Ở Nga, ma tà, mật thám nhiều quá, nên cơ quan Đảng phải lập ở ngoại quốc (Luân Đôn).

Năm 1894, ông Lênin vào Đảng.

Năm 1898, Đảng khai hội một lần trong nước, chẳng may Chính phủ dò ra, bắt hết nhiều đảng viên. Tuy đảng viên bị bắt, nhưng lời tuyên ngôn của Đảng đã truyền khắp cả nước, cho nên phong triều kách mệnh càng ngày càng cao. Những người chưa bị bắt thì hết sức bí mật tuyên truyền và tổ chức.

Ít lâu đổi tên là "Xã hội dân chủ Đảng", sau lại đổi tên ra "Cộng sản Đảng".

Năm 1904 - 1905, Nga với Nhật đánh nhau, nhân lúc dân tình xục rục, Đảng ra sức vận động cách mệnh.

5. Sao mà biết dân tình xục rục mà vận động?

a) Trước khi đánh Nhật, vua phỉnh tư bản xuất tiền, lừa họ rằng đánh được thì kinh tế sẽ phát đạt, và tư bản sẽ được lợi to. Sau đánh thua thì tư bản mất tiền nhiều mà chẳng được gì, cho nên oán vua.

b) Thợ thuyền ghét vua đã sẵn nay vì đánh thua lại bị áp bức thêm, lại thêm ghét vua.

c) Dân cày ghét vua xưa nay, bây giờ đi lính chết chóc nhiều, vả lại thuế má nặng thêm, lòng ghét vua cũng càng ngày càng to.

Ba hạng ấy mục đích tuy khác nhau, nhưng lòng ghét vua thì như nhau. Đảng biết vậy thì vận động kách mệnh đuổi vua.

6. Lúc bấy giờ vua xử trí thế nào?

Vua biết thợ thuyền là hăng hái kách mệnh nhất, thì đặt cách làm cho tư bản, dân cày và thợ thuyền rời nhau. Nó xúi một người cố đạo ra tổ chức công hội, một là để lung lạc thợ thuyền, hai là để dò ai hăng hái thì bắt.

Ngày 9 tháng 1 năm 1905, anh cố đạo ấy (tên là Gapông) đem thợ thuyền đến chỗ vua ở thỉnh nguyện. Vì anh ta quên báo trước, và vì vua thấy đông người thì sợ bạo động, nên sai lính ra dẹp, bắn chết mất nhiều người. Gapông bỏ chạy ra ngoại quốc. Thợ thuyền các tỉnh nghe tin ấy thì bãi công và bạo động, lập ra công nhân hội nghị.

Kách mệnh chống nhau với vua và Chính phủ từ tháng 1 đến tháng 10. Vua một đường thì dùng lính dẹp cách mệnh, một đường thì giả tuyên bố lập ra nghị viện cho đại biểu dân bàn việc nước.

7. Vì sao kách mệnh 1905 thua?

1. Vì khi đầu tư bản muốn lợi dụng thợ thuyền đập đổ vua; sau nó thấy thợ thuyền hăng hái quá, nó sợ đập vua rồi lại đập cả nó, cho nên nó phản thợ thuyền mà giúp cho vua.

2. Vì thợ thuyền với dân cày không nhất trí. Khi thợ thuyền nổi lên thì dân cày không theo ngay. Thợ thuyền thua rồi, dân cày mới nổi lên, để cho vua nó trị thợ thuyền rồi nó trở qua trị dân cày.

3. Thợ thuyền chưa có kinh nghiệm nhiều, và tổ chức chưa hoàn toàn.

4. Chưa vận động lính và súng ống khí giới của dân ít quá.

8. Kách mệnh 1905 thất bại, thợ thuyền và Đảng có ngã lòng không?

Không. Trải qua lần thất bại ấy, Đảng nghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì sao mà thất bại? Biết rõ ràng những chỗ khuyết điểm mà sửa sang lại. Cũng như rèn một con dao, thử cắt mới biết chỗ nào sắc, chỗ nào cùn; sau cứ theo chỗ cùn mà mài, con dao mới tốt.

Nhờ chuyến thất bại 1905, thợ thuyền mới hiểu rằng: một là phải tổ chức vững vàng, hai là phải liên lạc với dân cày, ba là phải vận động lính, bốn là không tin được tụi đề huề, năm là biết tư bản và vua cùng là một tụi, muốn đuổi vua thì phải đuổi cả tư bản.

Kách mệnh 1905 thất bại làm gương cho kách mệnh 1917 thành công.

9. Lịch sử kách mệnh 1917 thế nào?

Kách mệnh 1917 có mấy cớ sau này:

1. Khi Âu chiến, đế quốc chủ nghĩa Anh và Pháp lợi dụng vua Nga đánh lại Đức. Nhưng vua Nga lôi thôi, tiêu hết nhiều tiền, chết hết nhiều lính, tất bị Đức đánh thua mãi. Các đế quốc chủ nghĩa ấy giận và giúp cho tư bản đẩy vua đi.

2. Tư bản giận vua chỉ tín dụng bọn quý tộc cầm binh quyền, bọn quý tộc lại vô tài, đánh đâu thua đó. Vả tư bản bên Nga phần nhiều là chung với tư bản Anh và Pháp; nếu Nga thua Đức, thì chẳng những tư bản Nga, mà tư bản Anh và Pháp cũng nguy; và nếu cứ để vua thì chắc thua. Vậy nên tư bản cũng muốn đẩy vua.

3. Thợ thuyền và dân cày đối với vua như đối với thù địch đã đành.

4. Bọn hoạt đầu nhân cơ hội ấy, thì lợi dụng 2 bọn này đuổi vua cho tư bản Nga và đế quốc chủ nghĩa Anh và Pháp. Tư bản và đế quốc chủ nghĩa lại lợi dụng bọn hoạt đầu.

10. Bọn hoạt đầu làm thế nào?

Nhân dịp lính chết nhiều, dân gian đói khổ, thợ thuyền thất nghiệp, Chính phủ lôi thôi; bọn hoạt đầu xúi dân rằng bây giờ kách mệnh đuổi vua đi, thì ruộng đất sẽ về dân cày, công xưởng sẽ về người thợ, nhân dân sẽ được quyền Chính phủ, chiến tranh sẽ hoá ra hoà bình.

Chẳng ngờ lúc tháng 2 đuổi vua đi rồi, tụi hoạt đầu và tụi tư bản lên cầm chính quyền, bao nhiêu lời nguyền ước chúng nó quên hết. Chúng nó cứ bắt lính đi đánh; ruộng đất cứ ở tay địa chủ, lò máy cứ ở tay nhà giàu; công nông cũng không được dự vào Chính phủ.

11. Sao Đảng Cộng sản không ra tay làm?

Khi kách mệnh đuổi vua, Đảng Cộng sản vẫn đứng đầu dân chúng. Nhưng lúc ấy đảng viên hẵng còn ít, và hoàn cảnh chưa đến, nên chưa giựt lấy chính quyền.

Kách mệnh xong lúc tháng 2. Từ tháng 2 đến tháng 4, dân nhiều người còn tưởng rằng Chính phủ mới chưa kịp thi hành những việc lợi dân, vì chưa có thì giờ.

Đến tháng 4 thì ông Lênin và nhiều đồng chí ở ngoại quốc về. Từ tháng 4 đến tháng 11, Chính phủ mới thì mỗi ngày mỗi lộ mặt phản kách mệnh ra. Còn đảng viên cộng sản phần thì đi tuyên truyền cho dân rằng: "Đấy, các anh xem đấy, tụi hoạt đầu là thầy tớ của tư bản và đế quốc chủ nghĩa, chúng nó chẳng hơn gì vua...”, làm cho ai cũng oán Chính phủ mới, phần thì lòn vào nông, công, binh, tổ chức bí mật để thực hành cộng sản cách mệnh.

12. Cộng sản kách mệnh thành công bao giờ?

Cuối tháng 10, đâu cũng có tổ chức cả rồi, ai cũng muốn cử sự. Nhưng ông Lênin bảo: "Khoan đã! Chờ ít bữa nữa cho ai ai cũng phản đối Chính phủ, lúc ấy sẽ cử sự". Đến ngày 5 tháng 11, Chính phủ khai hội để ban bố phép luật mới, mà phép luật ấy thì lợi cho tư bản mà hại cho công, nông. Ông Lênin nói với đảng viên rằng: Mồng 6 cử sự thì sớm quá, vì dân chưa biết hết luật lệ xấu ấy, mà chưa biết luật lệ ấy thì chưa ghét Chính phủ lắm. Mồng 8 cử sự thì muộn quá vì khi ấy thì Chính phủ đã biết rằng dân oán và đã phòng bị nghiêm ngặt rồi.

Quả nhiên ngày mồng 7 Đảng Cộng sản hạ lịnh cách mệnh, thì thợ thuyền ào đến vây Chính phủ, dân cày ào đến đuổi địa chủ. Chính phủ phái lính ra dẹp, thì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ.

Từ bữa ấy, Chính phủ hoạt đầu bỏ chạy, Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng.

13. Kách mệnh Nga đối với kách mệnh An Nam thế nào?

Trong thế giới bây giờ chỉ có kách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Kách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm kách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới.

Kách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn kách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin.

(còn nữa)

Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
  • The Beverly Solari tiếp tục gây sốt thị trường với 3 tòa 'hoa hậu'
  • Chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
  • Honda lộ diện SUV điện đầu tiên: Thiết kế hiện đại, tính năng ngập tràn
  • Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
  • Khám phá Bentley Bentayga S 2022 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, giá ngót nghét 19 tỷ đồng
  • Hơn 150 đội bóng tranh tài tại Vòng chung kết Festival Bóng đá học đường TP.HCM năm học 2021
  • Vinhomes ra mắt dự án đại đô thị Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire
推荐内容
  • Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
  • Đà Nẵng: Phát hiện tổng kho điều chế kem làm trắng da, cao tan mỡ bụng trái phép
  • Thanh toán BHYT với máy mượn, máy đặt tại cơ sở y tế
  • “Tuần lễ sản phẩm Hà Nội
  • Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
  • Nông sản an toàn Sơn La hấp dẫn người tiêu dùng Hà Nội