【bảng xếp hạng bi】Chứng khoán hôm nay (19/7): Thanh khoản suy giảm với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư
VN-Index hồi nhẹ và giữ được sắc xanh cuối phiên
Thị trường chứng khoán hôm nay dao động trong biên độ hẹp và nhìn chung vẫn trong xu thế đi ngang. Sức ép của nhóm cổ phiếu ngân hàng,ứngkhoánhômnayThanhkhoảnsuygiảmvớitâmlýthậntrọngcủanhàđầutưbảng xếp hạng bi bán lẻ, thép,… khiến chỉ số đứng trong sắc đỏ. Tuy nhiên, một số mã lớn bứt phá tăng cuối phiên khiến VN-Index hồi tăng nhẹ so với phiên hôm qua.
Theo số liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng +1,84 điểm (+0,16%) lên 1.178,33 điểm. Thị trường có một phiên “xanh vỏ, đỏ lòng” khi độ rộng của thị trường nghiêng về bên bán. Theo đó, trên sàn HOSE chỉ có 188 mã tăng, trong khi có 252 mã giảm và 84 mã đứng giá.
Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VN-Index. Nguồn: MBS. |
VN-Index hồi giá xanh nhờ một số mã bứt tốc cuối phiên Các cổ phiếu lớn hỗ trợ cho chỉ số VN-Index phiên này là: GAS (+4,51%), VIC (+1,18%), PLX (+4,60%), VNM (+1,53%), DGC (+4,84%), … đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu khác như: VCB (-0,97%), HPG (-1,99%), CTG (-1,30%), MWG (-1,64%), BCM (-2,23%),… |
Chỉ số VN30 không đảo chiều thành công khi đóng của vẫn trong sắc đỏ, giảm -2,58 điểm (-0,21%) còn 1.211,70 điểm. Ở rổ VN30 có 9 mã tăng, 16 mã giảm và 5 mã giữ tham chiếu. Trong khi đó, nhóm midcap tăng +0,27% và smallcap giảm -0,29%.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đóng cửa trái chiều nhau. Theo đó, HNX-Index giảm -0,2 điểm (-0,07%) xuống 284,43 điểm. Toàn sàn HNX có 84 mã tăng, 100 mã giảm và 54 mã đứng giá. Trong khi đó, UPCoM-Index đóng cửa tăng +0,43 điểm (+0,49%) lên 87,89 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay giảm nhẹ so với phiên đầu tuần. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.591 tỷ đồng, giảm 2% so với phiên hôm qua.
Trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE giảm 4% xuống còn 9.652 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 10.080 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân gần 10.240 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng trên HOSE có 479 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 476 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.
Khối ngoại vẫn giao dịch tiêu cực khi mua vào 24,3 triệu cổ phiếu, trị giá 740 tỷ đồng; trong khi bán ra 38 triệu cổ phiếu, trị giá 1.099 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối khối ngoại bán ròng ở mức 13,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 360 tỷ đồng.
Trong đó, trên sàn HOSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị gấp 2,5 lần phiên trước và ở mức 291 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 11,3 triệu cổ phiếu. Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 13 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 185.428 cổ phiếu. Còn trên UPCoM, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp, ở mức 55,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 2 triệu cổ phiếu.
Thanh khoản vẫn thấp vì tâm lý thận trọng do yếu tố ngoại biên
Thị trường vẫn đang trong giai đoạn đi ngang tích lũy nên cảm xúc trên thị trường cũng ít sự hào hứng. Dòng tiền vì thế cũng khó thể hiện được sức mạnh trong bối cảnh thị trường hiện nay. Mặc dù vậy, cơ hội vẫn xuất hiện và dòng tiền vẫn sẵn sàng vào những mã ngành đơn lẻ theo “trend” phục hồi của nền kinh tế. Nhịp tăng của các mã ngành trong giai đoạn này cũng không kéo dài vì dòng tiền cứ “đảo qua, đảo lại”.
Chỉ số VN-Index hồi phục trở lại nhờ một số mã lớn bứt tốc cuối phiên. Ảnh: Minh họa. |
Rủi ro đến từ các yếu tố trong nước đã giảm hẳn, thậm chí có thể nhận định là tích cực; tuy nhiên, rủi ro từ yếu tố ngoại biên vẫn rất khó lường. Dòng tiền lẫn tâm lý nhà đầu tư vẫn rất thận trọng ngóng chờ tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất “sốc” đến mức nào. Nhà đầu tư vẫn kiên nhẫn tìm kiếm cơ hội nhỏ lẻ, nhưng để tìm kiếm một danh mục có xác suất thắng rõ ràng vẫn đang khá khó.
Khối ngoại gia tăng lực bán ròng Giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực khi họ bán ròng với tổng giá trị hơn 360 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại tập trung vào các cổ phiếu lớn như HPG (-72 tỷ đồng), VHM (-38 tỷ đồng), DXG (-30 tỷ đồng),… |
Đánh giá về thị trường phiên hôm nay, các chuyên gia của MBS cho rằng, thị trường chốt phiên tăng điểm sau khi kiểm nghiệm đường MA10 (đường trung bình động 10 ngày) thành công. Xét về mặt dòng tiền thì nhịp hồi cuối phiên và việc thị trường có thể hấp thụ lớn hơn lượng hàng T+3 về tài khoản là mặt tích cực.
“Rủi ro lúc này là ở thị trường quốc tế trong bối cảnh thị trường trong nước nỗ lực lấy lại nhịp phục hồi. Việc thị trường có điều chỉnh cũng là điều dễ hiểu sau chuỗi tăng vừa qua và nếu tiếp tục duy trì được mức tương quan thấp so với thị trường quốc tế, tác động từ thị trường quốc tế là không đáng ngại” – chuyên gia của MBS cho hay./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·YouTube phiên 'bẻ khoá' tái xuất hiện, tiếp tục đe dọa tới YouTube Premium
- ·Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân vẫn là thể chế
- ·Đánh thuế các thanh toán qua cổng Paypal, Siết thuế nền tảng TMĐT
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·4 nền tảng trợ lý ảo tập trung phát triển trong năm 2022
- ·Dell PowerEdge R7525 'cỗ máy chủ' dành riêng cho trung tâm dữ liệu
- ·Các vụ tấn công tiền mã hóa lớn nhất lịch sử
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Thượng Hải sang tuần thứ 3 ‘lockdown’, chuỗi cung ứng công nghệ quốc tế đình trệ
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Xu hướng tấn công mạng vào lĩnh vực công nghệ vận hành tại Việt Nam
- ·Quyết định mạo hiểm của Apple đã mang về trái ngọt
- ·Gói cước 4G Mobi miễn phí cuộc gọi tin nhắn
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Bảo hiểm Bảo Việt tiên phong áp dụng thẻ bảo hiểm điện tử
- ·Trung Quốc đưa Tesla, SMIC vào ‘sổ trắng’
- ·Tính năng “Find My” của AirPods khiến các nhà bán lẻ và các công ty tân trang “đau đầu”
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Viettel đạt doanh thu 54.400 tỷ đồng trong quý I nhờ bùng nổ 4G