会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【racing genk vs】Xem phim rạp!

【racing genk vs】Xem phim rạp

时间:2025-01-10 20:31:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:158次

Báo Cà Mau(CMO) Đó là rạp Hương Tràm (trước năm 1975 là rạp Huê Tinh) ở Phường 2 và rạp Ninh Bình (trước năm 1975 là rạp Huỳnh Long) ở Phường 9.

Mặc dù được đổi tên, nhưng tên mới của 2 rạp này ít ai gọi mà vẫn gọi theo tên cũ. Thời gian đầu, 2 rạp thường xuyên chiếu phim của các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất như "Sáu người đi khắp thế gian", "Những tên cướp biển của thế kỷ 20" (Liên Xô), "Hoàng tử và ngôi sao hôm" (Tiệp Khắc), "Muối quý hơn vàng" (Cộng hoà dân chủ Đức), "Thầy lang" (Ba Lan)... Sau thời kỳ chiếu phim các nước xã hội chủ nghĩa là phim Pháp, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, với các phim đình đám như "Bảy anh em", "Công lý và báo thù", "Võ Tắc Thiên", "Sở Lưu Hương"; các phim của Lý Tiểu Long cũng gây nên cơn sốt đối với người ghiền phim.

MH: MINH TẤN

Thời kỳ này, hầu như chiều nào cũng có cảnh chen lấn, xô đẩy trước cổng rạp để mua vé. Thoát ra từ đám đông, cầm trên tay chiếc vé là cả sự sung sướng, háo hức không gì sánh bằng. Hình ảnh về những ngày đi xem phim chiếu rạp ở thị xã Cà Mau thời ấy luôn có sức lay động lạ kỳ, điều mà ai cũng cảm nhận được mỗi khi phim mới về.

Thời đó, nhu cầu xem phim của người Cà Mau rất cao và các rạp chiếu phim cũng không có đủ phim mới để phục vụ khán giả. Đó là lý do vì sao mà hằng ngày cứ rạp Huê Tinh vừa chiếu xong sẽ chuyển cho rạp Huỳnh Long chiếu tiếp hoặc ngược lại. Cứ thế, một bộ phim sẽ chạy tới chạy lui liên tục giữa 2 rạp cả ngày lẫn đêm. Có phim kéo dài thời gian chiếu đến cả tháng với các suất chiếu dày đặc trong ngày, từ 7 giờ 30 sáng đến tận 22 giờ đêm. Chẳng hạn như phim "Tây du ký" của Trung Quốc, bộ phim này đã làm mưa làm gió tại các rạp trong thời gian dài; tạo nên hiện tượng chưa từng có đối với mọi giới, từ trẻ em đến người lớn, sáng mở mắt ra là bàn về thầy trò Đường Tam Tạng. Có người xem đi, xem lại một tập 3-4 lần vẫn chưa thấy chán, mặc dù mỗi lần xem mua được vé không phải dễ.

Để quảng cáo cho phim mới, các rạp đều thuê hoạ sĩ vẽ poster giới thiệu. Ở thị xã Cà Mau lúc bấy giờ, vẽ poster phim chỉ có Hoạ sĩ Phạm Nam, một mình một chợ. Poster giới thiệu phim qua nét cọ của ông, các diễn viên điện ảnh như Nguyễn Chánh Tín, Thanh Lan, Thuý An, Lâm Tới, Thương Tín… hiện lên sống động và sắc sảo vô cùng. Sau này, Hoạ sĩ Phạm Nam có một học trò cũng tham gia vẽ poster quảng cáo phim cho các rạp với nét vẽ cũng điêu luyện là Hữu Tâm, đó là thời kỳ của các ngôi sao Lý Hùng, Lê Công Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh, Công Hậu, Diễm Hương, Việt Trinh, Y Phụng... Trước thầy sau trò, cả 2 cùng gắn bó với công việc vẽ poster quảng cáo phim từ thập niên 80 cho đến ngày phim rạp cáo chung.

Đi xem phim rạp cũng có nhiều kỷ niệm buồn vui. Rạp Huê Tinh cặp vách với hiệu tiệm Trần Triều Hưng. Giữa rạp và căn nhà này có con hẻm. Hầu hết dân đi xem phim chui đều biết con hẻm này. Muốn vào trong rạp phải dang 2 tay 2 chân vào mỗi bên vách tường - kiểu tuyệt chiêu “Bích hổ du tường” của phái võ lâm trong truyện kiếm hiệp - thót từ từ lên tầng 1, rồi chui vào cửa sổ - nơi đặt phòng chiếu và một số hàng ghế cho khán giả. Hôm nào thót lên không có bảo vệ thì vô được, nếu có bảo vệ phải trở xuống, rát cả 2 tay, xụi cả 2 đùi. Còn một cách xem chui khác, là chờ sau khi bán hết vé, soát vé vào trong, cả đám xúm lại vạch cửa sắt chui vô. Thế nhưng, cách này đôi khi bảo vệ bắt được sẽ bị véo lỗ tai, đỏ ửng cả lên và còn bị tống trở ra. Nếu có kiên nhẫn thì chờ đến khoảng 15-20 phút cuối, khi gần hết phim, rạp sẽ “xả giàn” vào xem vớt vát được đoạn cuối đỡ ghiền.

Ngày đó xem phim ở rạp chán nhất là lúc đang xem bị cúp điện, khán giả phải ngồi chờ. Ngồi chờ chán chường rồi rạp lại thông báo huỷ, khán giả nhận lại vé và ngày mai đến xem tiếp. Rồi cũng có hôm, đến giờ chiếu mà vẫn chưa có điện, lại tiếp tục chờ. Hoặc, nếu ai đã từng đi xem phim rạp ngày xưa chắc hẳn không quên được kỷ niệm phải đứng chờ đến giờ mua vé. Nhưng nỗi sợ nhất khi xem phim rạp là giải quyết sự khó khăn. Hầu hết nhà vệ sinh của rạp phim đều mất vệ sinh đến kinh dị.
Cuối thập niên 80, khi đầu video dần du nhập vào nước ta, thời đại của các rạp chiếu phim bắt đầu đi vào lụi tàn. Đi trên đường không còn thấy poster quảng cáo phim được dán ở những nơi công cộng và cũng không còn nghe người ta bàn tán xôn xao chuyện tối nay xem phim gì, ở đâu? Những rạp chiếu phim bây giờ bị đập bỏ và trở thành nơi đậu xe, bãi chứa rác…

Theo thời gian, cái gì lỗi thời sẽ dần bị thay thế. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới trên lĩnh vực phim ảnh ở Cà Mau là quá chậm chạp. Trong khi các nơi đã phát triển rầm rộ thì ở Cà Mau, rạp chiếu phim mới hoạt động trở lại gần đây thông qua hệ thống Sense City. Những rạp chiếu phim mới của Sense City hiện đại, sử dụng công nghệ 3D, âm thanh nổi... thế nhưng, người Cà Mau sống trong thời bao cấp mỗi khi đi qua các rạp chiếu phim truyền thống ngày nào vẫn còn một chút gì đó tiếc nuối, bồi hồi với những ký ức xưa, mặc dù các rạp này giờ chỉ là bãi đất trống./.

Hoàng Hải

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
  • Việt Nam tươi đẹp qua ‘bảng màu’ đa sắc Nippon Paint
  • Những người đổi đời nhờ trúng số độc đắc tiêu tiền ra sao
  • Những ngày hẹn hò đặc biệt của cặp đôi cùng là tình nguyện viên chống dịch Covid
  • Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
  • Thương vụ IPO lớn nhất toàn cầu 2015 kỳ vọng đánh thức nền kinh tế Nhật
  • Hà Tĩnh chuẩn bị kỹ kế hoạch đón công dân từ vùng dịch về quê hương
  • Ả Rập Saudi lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế do giá dầu giảm
推荐内容
  • Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
  • Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng tỷ phú
  • Chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
  • Người đàn bà 'giữ lửa' trong nhà cựu thủ môn Dương Hồng Sơn
  • Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
  • Món ngon mẹ nấu: Không chỉ là món ăn, còn là tình thương