【giải vđqg scotland】Động lực tăng trưởng cho ngành logistics
Tăng trưởng kinh tếổn định tạo nền móng cho logistics phát triển
Logistics là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Động lực cho sự phát triển này là nền kinh tế tăng trưởng ổn định,Độnglựctăngtrưởngchongàgiải vđqg scotland hoạt động sản xuất được đẩy mạnh và sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Ông Pritesh Samuel, Giám đốc Nghiên cứu thâm nhập thị trường và Tư vấn chiến lược doanh nghiệp, Công ty tư vấn Dezan Shira & Associates. |
Mục tiêu phát triển đất nước trên cơ sở một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu là lý do khác giải thích tại sao hệ thống logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại. Minh chứng là, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam gần chạm mốc 500 tỷ USD.
Mạng lưới hàng không, hàng hải và đường bộ đóng góp chủ lực cho bức tranh vận chuyển hàng hóa. Năm 2022, hệ thống cảng biển Việt Nam vận chuyển khoảng 733,18 triệu tấn hàng hóa, tăng 4% so với năm 2021. Sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển đạt khoảng 25,09 triệu TEU, tăng 5% so với năm 2021. Trước đó, trong năm 2021, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ đạt 1,2 tỷ tấn.
Hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ, chiếm 3/4 tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển; tiếp theo là đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt và đường hàng không.
Thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ giá trị thấp. Các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, nhưng nhìn một cách tổng thể, thị trường logistics Việt Nam đang nghiêng về các doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 3/4 tổng doanh thu toàn ngành).
Hơn 30 công ty cung cấp dịch vụ hậu cần quốc tế như DHL, FedEx, Maersk… đã có mặt tại Việt Nam. Về phía doanh nghiệp trong nước, có thể kể đến Vinalines, Petrovietnam Transport và Viettel Post… Các doanh nghiệp này cung cấp một số dịch vụ như chuyển phát nhanh và cho thuê kho bãi.
Năng lực vận tải đường biển của Việt Nam đang được cải thiện, phục vụ hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh: Lê Toàn |
Cơ hội rộng mở
Ngành logistics Việt Nam có triển vọng phát triển vượt bậc trong thời gian tới.
Thứ nhất, cơ hội phát triển hệ thống kho bãi và đơn vị phân phối đang mở rộng tại thị trường Việt Nam. Hiện tại, thị trường rất cần hệ thống kho lưu trữ tích hợp các chức năng hiện có với các chức năng logistics khác như vận chuyển, quản lý hàng tồn kho, kho lạnh, hải quan và quản lý kho hàng. Khi nhu cầu dịch vụ logistics hỗ trợ thương mại ngày càng tăng cao, thì các dịch vụ này cũng tăng theo nhanh chóng.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số ngày càng phổ biến, nhưng tại Việt Nam vẫn thiếu các phần mềm như hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải. Những hệ thống này rất quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại, vì chúng có thể giúp tự động hóa việc thực hiện đơn hàng và gửi thành phẩm hoàn thiện tới tay người nhận.
Các gói phần mềm như WMS giúp xử lý các công việc thường ngày như chọn và đóng gói hàng hóa, mã vạch, thẻ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) và cập nhật hồ sơ hàng tồn kho, đồng thời thực hiện việc đồng bộ hóa với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Phần mềm này cũng giúp lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa quá trình phân phối.
Thứ ba, nhu cầu hậu cần kho lạnh ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, đi kèm với nhu cầu vận chuyển thuốc men và các mặt hàng dễ hư hỏng như thực phẩm... Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được thực thi tạo động lực cho ngành thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, kéo theo nhu cầu kho lạnh tăng cao. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tưvào dịch vụ kho lạnh.
Theo Cushman & Wakefield, ngành hậu cần kho lạnh được dự báo đạt giá trị 295 triệu USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng 12% hàng năm. Việt Nam đang rất thiếu cơ sở kho lạnh, chuỗi cung ứng lạnh và các dịch vụ liên quan, vì vậy, phân khúc thị trường này còn rất nhiều dư địa cho các nhà đầu tư.
Thứ tư, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam được dự báo đạt 15 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực (chỉ sau Indonesia), do đó, nhu cầu hậu cần thương mại điện tử cũng sẽ gia tăng nhanh chóng.
Khách hàng và doanh nghiệp rất coi trọng tốc độ cũng như chất lượng giao hàng. Bởi vậy, một hệ thống hậu cần tốt để tạo thuận lợi cho tất cả các bên đóng vai trò rất quan trọng.
Với vị trí địa lý của Việt Nam, khả năng kết nối chặng cuối là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử trên cơ sở nhu cầu được giao hàng nhanh chóng của cả khách đặt hàng lẫn doanh nghiệp bán hàng.
Tốc độ tăng trưởng cao của ngành thương mại điện tử là cơ hội cho ngành logistics khai thác tiềm năng của thị trường. Dịch vụ chuyển phát nhanh và logistics hướng tới thương mại điện tử cũng là cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Nhận diện thách thức
Một trong những thách thức lớn nhất mà ngành logistics Việt Nam phải đối mặt là hạ tầng chưa hoàn thiện. Khi khối lượng hoạt động kinh tế và thương mại đang tiếp tục tăng nhanh, cần có mạng lưới giao thông phát triển tốt, bao gồm đường bộ, đường sắt, sân bay và cảng biển để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở Việt Nam vẫn thiếu hạ tầng hiện đại, điều này dẫn đến sự chậm trễ và kém hiệu quả trong quá trình vận hành hệ thống logistics.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Long An sees positive socio
- ·APEC urges high
- ·Deputy PM asks Slovakia to promote VN
- ·Three more PVC officials detained in embezzlement case
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Laos PM starts official visit to Việt Nam
- ·MoF responsible for public debt management: NASC
- ·An Giang tax fraud trial begins
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·NASC discuss anti
- ·Của nhà cũng trộm
- ·PM warns on slow disbursement
- ·NASC discuss anti
- ·Việt Nam wants foreign investors for SOE equitisation: PM
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Minimum wage in Việt Nam rises, productivity stagnates
- ·PM backs co
- ·Laos PM starts official visit to Việt Nam
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Belgium leaders treasure ties with Việt Nam
- Đau xót cả nhà cùng bệnh hiểm nghèo
- Phòng bệnh mùa mưa
- Bù Đốp: 330 hộ hội viên nông dân thoát nghèo
- Lộc Ninh chăm lo đời sống đồng bào DTTS
- 20 bài dự thi sáng tác văn bia “Chiến thắng Đồng Xoài”
- Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
- Mưu sinh mùa tiêu
- Bù Đăng: 37 sinh viên DTTS tốt nghiệp được bố trí việc làm
- Giáo dục kỹ năng sống: Nói không với bạo lực học đường
- Hội hữu nghị Việt Nam