会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải bdn】Người mua nhà chung cư sẽ không được sở hữu vĩnh viễn? !

【giải bdn】Người mua nhà chung cư sẽ không được sở hữu vĩnh viễn? 

时间:2025-01-11 07:44:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:810次

Người mua nhà chung cư sẽ không được sở hữu vĩnh viễn?ườimuanhàchungcưsẽkhôngđượcsởhữuvĩnhviễn giải bdn 

Trúc Linh

Trong tờ trình Chính phủ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đánh giá cần quy định thời hạn sử dụng, sở hữu nhà chung cư.

Sở hữu chung cư cần có thời hạn

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khác với các phiên bản dự thảo trước đây, Bộ Xây dựng nêu nhiều phương án, tại dự thảo luật này, Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất, sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn.

Tờ trình của Chính phủ đã chỉ ra những bất cập, hạn chế cần sửa đổi Luật nhà ở, đó là quy định về sở hữu nhà ở, đặc biệt với nhà chung cư cũ không còn đủ an toàn buộc phải phá dỡ, cải tạo. Nguyên nhân do pháp luật về nhà ở không quy định việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, nên chủ sở hữu cho rằng đây là quyền vĩnh viễn.

Theo đó, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế, được ghi rõ trong văn bản thẩm định.

Dự thảo cũng quy định chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phá dỡ sẽ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải đóng góp kinh phí xây dựng chung cư mới.

Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được xác định theo tỷ lệ diện tích sử dụng căn hộ sở hữu nhân với suất đầu tư tại thời điểm lập phương án bồi thường.

Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu đóng góp kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư thì được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo tỷ lệ diện tích sử dụng chung được xác định theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm thực hiện bồi thường và phải bàn giao lại diện tích đất thuộc quyền sử dụng cho chủ đầu tư dự án.

Phải xem xét toàn diện

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể đánh đồng nhà chung cư cũ với nhà chung cư xây dựng, mua, bán theo cơ chế thị trường nên cần có chính sách riêng cho 2 đối tượng này. Thời hạn sở hữu nhà chung cư có liên quan mật thiết đến thời hạn sử dụng đất xây dựng nhà chung cư, nên Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản phải thống nhất với bộ luật lớn hơn là Luật Đất đai để tránh chồng chéo, không đồng nhất.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho biết, HoREA mới đây tiếp tục vừa có văn bản góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần 5.

Theo đó, HoREA cho rằng vẫn còn một số quy định bất cập, chưa phù hợp, điển hình như việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và Dự thảo Luật Đất đai. Đồng thời, quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng cũng không phù hợp, vì không thể đồng nhất “thời hạn sử dụng nhà chung cư", tức tuổi thọ nhà chung cư với “quyền sở hữu nhà chung cư”. Ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, việc bổ sung quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư trong trường hợp nhà chung cư không còn đủ điều kiện an toàn cho người sử dụng là lý do không xác đáng và không phù hợp với thực tiễn.

Theo ông Đường, không thể đánh đồng những nhà chung cư đã xuống cấp, hết hạn hiện nay với những nhà chung cư hình thành quyền sở hữu từ quyền mua, bán hợp pháp theo giá thị trường vào những năm Nhà nước có chủ trương phát triển thị trường nhà ở. Ngoài ra, ông Đường cho rằng, không phải người dân không muốn đi vì cho rằng quyền sở hữu nhà đó là vĩnh viễn mà vì chính sách xây lại nhà đó chưa hợp lý.

GS.TS Trần Ngọc Đường cũng đề cập tới thực trạng nhà chung cư hiện nay được xác lập quyền sở hữu dựa trên sự mua bán sòng phẳng theo cơ chế thị trường và được Nhà nước công nhận quyền sở hữu hợp pháp. Vì vậy, nhà chung cư hiện nay là khối tài sản rất lớn của một gia đình. “Lẽ nào vì một thực tiễn hoàn toàn khác với thực tiễn hiện nay để Nhà nước ra một quyết định bằng một quy định của luật là chấm dứt quyền sở hữu một cách đơn giản, lạnh lùng như vậy?”, ông Đường đặt ra câu hỏi.

Trên cơ sở đó, ông Đường kiến nghị, việc xử lý nhà chung cư bị phá dỡ nếu xảy ra cần phải xem xét và giải quyết một cách toàn diện, hài hòa giữa nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu cho người dân, chủ đầu tư và chủ sở hữu nhà chung cư. Cần phải phân loại nhà chung cư theo cơ chế thị trường là nhà chung cư có quyền sở hữu 50 năm và nhà chung cư có quyền sở hữu lâu dài, từ đó định giá để người mua được bảo vệ quyền lợi.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam bày tỏ quan điểm về việc cần thống nhất về thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần quy định quyền của chủ sử dụng khi hết thời hạn và xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan quản lý nhà nước.

Trong tham luận gửi đến hội nghị, ông Đỗ Duy Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật cho rằng, về tâm lý người dân đều không muốn trong sổ đỏ ghi nhà ở có thời hạn về sở hữu.

Ông Thường đề nghị không nên có quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Điều quan trọng là cần rà soát tất cả các dự thảo chính sách về quyền sở hữu nhà chung cư cho đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, minh bạch.

Các quy định phải bảo đảm các quy định không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật hiện hành; bảo đảm tính khoa học, khả thi, phù hợp với thực tiễn, đánh giá đầy đủ tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, xã hội của các chính sách, nhất là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Trong trường hợp nhà chung cư bị tháo dỡ hoặc hủy bỏ cần quy định chính sách đóng góp kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư; chính sách tái định cư.