【kq cúp liên đoàn anh】Cho ai vay là việc của ngân hàng thương mại
NHNN đang dự thảo văn bản sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN,àviệccủangânhàngthươngmạkq cúp liên đoàn anh trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%.
Do phần lớn các khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản đều là các khoản vay trung và dài hạn nên động thái này cũng cho thấy NHNN muốn hạn chế sự tăng trưởng nóng của tín dụng chảy vào kênh bất động sản. Kinh nghiệm nhiều năm trước đây dường như cho thấy tín dụng ngân hàng chảy quá nhiều vào bất động sản là nguyên nhân trực tiếp gây ra những đợt nóng sốt và xì hơi của bất động sản ở Việt Nam, gây ra những hệ lụy lớn cho ổn định kinh tế vĩ mô và sức khỏe của hệ thống tài chính Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu dự thảo sửa đổi Thông tư 36 là một ý tốt của NHNN nhìn từ trách nhiệm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn tài chính quốc gia.
Cơ quan quản lý đang muốn hạn chế sự tăng trưởng nóng của tín dụng chảy vào kênh bất động sản.
Nhưng cũng không thể bỏ qua một mục tiêu khác mà NHNN rất có thể ngắm đến trong việc sửa đổi chính sách lần này là họ muốn vốn tín dụng ngân hàng chảy đến những nơi cần chảy - những lĩnh vực được ưu tiên, ví dụ, nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Có lẽ NHNN quan ngại rằng nếu không sửa đổi theo hướng thắt chặt hơn thì các tín dụng ngân hàng sẽ “bỏ quên” các lĩnh vực ưu tiên này mà chỉ tập trung vào bất động sản mang lại lợi nhuận lớn hơn.
Tuy nhiên, nhìn từ phía ngành bất động sản, đa phần cho rằng nếu sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng như đã nói trên, thì có thể sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản mới vừa phục hồi hơn hai năm qua từ đáy sâu khủng hoảng. Đối tượng bị thiệt hại không chỉ là các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản và người tiêu dùng là những người thu nhập thấp tại đô thị, mà còn cả các ngành, nghề có liên quan đến thị trường bất động sản.
NHNN không phải là cơ quan quản lý nhà nước (duy nhất) có nhiệm vụ khuyến khích ngành nào phát triển, ngành nào cần “hãm phanh”. Việc này phải là trách nhiệm của và sẽ được làm tốt hơn bởi các cơ quan khác của Chính phủ.
Vậy có giải pháp nào tốt hơn để dung hòa lợi ích của các bên liên quan, NHNN với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay, và các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư bất động sản và người mua bất động sản với tư cách là người đi vay? Câu trả lời là hãy để thị trường lên tiếng, quyết định nhiều hơn.
NHNN thay vì trực tiếp can thiệp vào thị trường tín dụng thông qua định hướng hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại vào những lĩnh vực mà NHNN xác định là cần nhận được nhiều vốn hơn thì chỉ nên đặt ra những tiêu chuẩn chung, những mục tiêu áp dụng chung cho cả nền kinh tế, chứ không cho từng ngành, từng lĩnh vực như hiện tại.
Việc hạ trần sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, như nội dung dự thảo sửa đổi Thông tư 36, là điều cần thiết để giảm rủi ro trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, vẫn cần phải có những phân tích thấu đáo. Ví dụ, tại sao lại hạ xuống còn 40% mà không phải là 50%?
Còn việc nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% thì không chỉ là bất hợp lý nếu xét từ nguyên tắc trên khi nó trực tiếp nhắm vào duy nhất ngành bất động sản. Nếu biện hộ là để giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi tập trung quá nhiều vốn vào ngành bất động sản, vì ngành này (đang) có nhiều rủi ro, thì điều này là thiếu căn cứ.
Vì trong nền kinh tế thị trường, rõ ràng chẳng có ngành nào là ít hay nhiều rủi ro hơn phần còn lại của nền kinh tế. Ngành nào cũng có lúc thịnh, lúc suy... đứng trên giác độ đầu tư. Và trên giác độ này thì lĩnh vực bất động sản rõ ràng chưa phải là lúc cần lo lắng vì mọi người đều thấy nó đang ở thời thịnh, mới bắt đầu thịnh trở lại, và chỉ có các ngân hàng thương mại mới hiểu rõ họ cần cho ai vay, bao nhiêu và bao lâu.
Nhưng nếu giả sử NHNN vẫn cứ lo ngại mọi việc sẽ thoát khỏi tầm kiểm soát của họ khi mà trong mắt họ, thị trường bất động sản đã bắt đầu giai đoạn bong bóng, và do đó, cần phải cho xì hơi bớt từ bây giờ?
Kể cả điều này là có thật thì NHNN cũng không cần phải bận tâm một cách “vi mô” như vậy. Với tư cách và vị thế của cơ quan điều tiết vĩ mô, NHNN chỉ cần siết chặt hơn tăng trưởng tín dụng cho toàn nền kinh tế, tự khắc tín dụng ngân hàng cho ngành bất động sản cũng phải giảm bớt như ý đồ.
Cũng có thể sẽ có lo lắng rằng khi tín dụng chung bị thắt chặt hơn thì vẫn còn rủi ro là các ngân hàng thương mại vẫn cứ nhắm mắt, say sưa đổ tín dụng vào bất động sản mà sao lãng tín dụng vào các ngành khác, dẫn đến tín dụng cho những ngành này càng ít hơn nữa.
Lo lắng này cũng là điều có thể xảy ra. Nhưng để ngăn chặn tình trạng này thì cũng không có gì là khó với quyền lực của NHNN. Với logic có thể có của NHNN rằng nếu vốn tín dụng đổ vào bất động sản nhiều thì sẽ làm chất lượng tài sản của nhiều ngân hàng sẽ xấu đi, NHNN chỉ cần thắt chặt các tiêu chuẩn chung về chất lượng hoạt động của ngân hàng như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn (như đang dự thảo)... thì tự khắc các ngân hàng thương mại phải cẩn trọng hơn trong quyết định đổ bao nhiêu vốn vào bất động sản là đủ mà không vi phạm các tiêu chuẩn hoạt động an toàn mà NHNN đặt ra để rồi bị phạt nặng.
Quan trọng không kém, như nhiều báo cáo thanh tra, giám sát, đánh giá của các tổ chức trong nước lẫn quốc tế, ví dụ như của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã chỉ ra, tín dụng ngân hàng hiện nay đang phân bổ một cách bất hợp lý cho khu vực doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân có quan hệ thân hữu, lấn át tín dụng dành cho những khu vực khác, trong đó có các khu vực được ưu tiên.
Hơn nữa, tình trạng sở hữu chéo vẫn còn nghiêm trọng và một vài cá nhân hay nhóm lợi ích vẫn có thể điều khiển hoạt động cho vay của ngân hàng theo hướng có lợi cho họ như cho doanh nghiệp sân sau, cho những mục đích cá nhân, vụ lợi... càng làm giảm nguồn tín dụng lẽ ra được dành cho các doanh nghiệp và ngành có tiềm năng và lành mạnh.
Bởi thế, nếu NHNN mạnh tay dẹp bỏ được những tồn tại, những hoạt động mờ ám này thì tự khắc sẽ mở lối hơn nữa cho tín dụng chảy vào các khu vực có tiềm năng, cần được khuyến khích, cho dù tín dụng chung cho cả nền kinh tế có bị NHNN thắt chặt hơn.
Ngược lại, nếu không xử lý tốt được những tồn tại này thì NHNN sẽ phải vật lộn với mục tiêu vừa giữ cho tín dụng tăng trưởng không quá nóng, vừa phải đảm bảo tín dụng vẫn chảy đầy đủ vào các lĩnh vực cần thúc đẩy.
Cuối cùng, cũng không nên quên rằng NHNN không phải là cơ quan quản lý nhà nước (duy nhất) có nhiệm vụ khuyến khích ngành nào phát triển, ngành nào cần “hãm phanh”. Việc này phải là trách nhiệm của và sẽ được làm tốt hơn bởi các cơ quan khác của Chính phủ.
Ví dụ như Bộ Tài chính, thông qua chính sách thuế điều tiết mức độ của các hoạt động kinh tế; hay Bộ Xây dựng với các quy định chặt chẽ về môi trường, quy hoạch xây dựng (để giảm bớt nguy cơ tăng trưởng bong bóng bất động sản); hoặc các loại quỹ của Chính phủ như Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay kể cả Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển Việt Nam... là những ngân hàng có vốn của ngân sách (không phải của NHNN).
Theo NLĐ
Những chàng 'Tarzan' dọn rác làm sạch Fansipan(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Soi kèo góc West Ham vs Chelsea, 18h30 ngày 21/9: Đội khách áp đảo
- ·Soi kèo góc Mallorca vs Sociedad, 0h00 ngày 18/9
- ·Soi kèo góc Augsburg vs Mainz 05, 1h30 ngày 21/9
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Soi kèo góc Kawasaki Frontale vs Albirex Niigata, 17h00 ngày 27/9: Chủ nhà áp đảo
- ·Soi kèo góc Fulham vs Newcastle, 21h00 ngày 21/9
- ·Soi kèo góc Fenerbahce vs St. Gilloise, 23h45 ngày 26/9
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Soi kèo góc Deportivo Alaves vs Sevilla, 02h00 ngày 21/9
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Soi kèo phạt góc Arsenal vs Bolton, 01h45 ngày 26/9
- ·Soi kèo góc Fenerbahce vs St. Gilloise, 23h45 ngày 26/9
- ·Soi kèo phạt góc Liverpool vs West Ham, 02h00 ngày 26/9
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Soi kèo góc Boavista vs Benfica, 2h15 ngày 24/9
- ·Soi kèo góc Saint
- ·Soi kèo góc AS Roma vs Athletic Bilbao, 2h00 ngày 27/9
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Soi kèo góc Sevilla vs Real Valladolid, 00h00 ngày 25/9