【kq đức 2】Năm xu hướng phát triển bền vững trong năm 2024
Dưới đây là 5 xu hướng sẽ định hình cách tiếp cận đối với phát triển bền vững trong những năm tới.
1. Sự nổi lên của công nghệ tài chính về khí hậu
Công nghệ tài chính về khí hậu kết hợp giữa công nghệ tài chính và các nguyên tắc phát triển bền vững, tạo ra dòng vốn thiết yếu cho quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn.
Sự xuất hiện của công nghệ tài chính về khí hậu sẽ dẫn vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo, thu giữ carbon, và sự phát triển bền vững về môi trường và xã hội.
Các công ty về công nghệ tài chính về khí hậu đang mang lại nhiều cơ hội đầu tư thân thiện với môi trường như trái phiếu xanh, các quỹ đầu tư có trách nhiệm và việc hỗ trợ tài chính cho các dự án cắt giảm khí thải carbon.
Sức hấp dẫn của công nghệ tài chính về khí hậu nằm ở khả năng biến những nhận thức về môi trường thành các lợi ích kinh tế, và lĩnh vực này đang có được những động lực, nhờ sự hỗ trợ của các nhà đầu tư và các chính phủ thông qua các sáng kiến và các chính sách.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm đang ngày càng nhận thấy tiềm năng lớn của các công ty công nghệ tài chính nhưng cũng đưa ra chỉ dẫn mang tính chiến lược để các startup nâng tầm ảnh hưởng và phạm vi hoạt động với tốc độ nhanh hơn.
Thêm vào đó, các công ty trong lĩnh vực này đang kết hợp giữa dữ liệu lớn và AI, những công nghệ đang cải thiện khả năng đánh giá rủi ro liên quan đến khí hậu, mở đường cho các chiến lược đầu tư mạnh mẽ hơn và thức thời hơn.
2. AI vì sự phát triển bền vững
AI là một công cụ hữu hiệu có thể sử dụng để giải quyết các thách thức đối với phát triển bền vững.
Trong năm 2024, ứng dụng AI cho sự phát triển bền vững được dự báo sẽ gia tăng đáng kể. AI có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, những điều có thể cùng góp phần giảm mạnh những tác động đến môi trường.
Các khả năng của AI đang được sử dụng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, với các mô hình học máy góp phần dự đoán các mối đe dọa và quản lý các khu vực bảo tồn. AI cũng góp phần phân tích dữ liệu lớn cho khoa học môi trường, nhờ đó nâng cao hiểu biết của con người về các hệ sinh thái và tác động của biến đổi khí hậu.
Khi xu hướng này tiếp tục, một lĩnh vực cụ thể mà AI được cho là sẽ làm đơn giản hóa các mô hình là quản lý dữ liệu về ESG.
Khi yêu cầu công bố thông tin về các tác động đến môi trường gia tăng, các doanh nghiệp đối mặt với nhiệm vụ thu thập và phân tích khối lượng lớn dữ liệu về ESG. Phần mềm quản lý dữ liệu dựa trên AI có thể đồng bộ quá trình này, đảm bảo sự chính xác, hiệu quả và tính tuân thủ.
3. Đẩy nhanh công bố các thông tin về môi trường
Bước sang năm 2024, yêu cầu đẩy nhanh việc công bố các thông tin về môi trường, đặc biệt là liên quan đến Chỉ thị về báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp (CSRD) tại Liên minh châu Âu và của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tại Mỹ (SEC), là khó tránh khỏi.
CSRD mở rộng phạm vi mà doanh nghiệp buộc phải công bố thông tin về phát triển bền vững. Thêm hàng nghìn doanh nghiệp ở châu Âu sẽ buộc phải công bố thông tin chi tiết về việc các hoạt động của họ ảnh hưởng ra sao đến môi trường, các vấn đề xã hội và cách thức quản lý các rủi ro liên quan và các cơ hội, từ đó xem xét lại các chiến lược về môi trường.
Tương tự, các quy định do SEC đề xuất về việc công bố các thông tin liên quan đến môi trường được cho là sẽ thúc đẩy sự giải trình và khuyến khích các hoạt động kinh doanh bền vững.
Các quy định này cho thấy sự thay đổi cách thức từ việc công bố tự nguyện và thường là không nhất quán trở thành yêu cầu bắt buộc và được chuẩn hóa.
Các công ty cần chuẩn bị cho việc thu thập, quản lý và báo cáo dữ liệu về các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững, với việc tăng cường sử dụng việc quản lý dữ liệu về ESG (môi trường, xã hội và quản trị) cũng như các công cụ và các dịch vụ báo cáo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định trên.
4. Đánh giá lượng phát thải phạm vi 3
Phát thải phạm vi 3, phát thải không trực tiếp trong chuỗi giá trị của một doanh nghiệp, thường là nguồn khí thải lớn nhất.
Không như phát thải phạm vi 1 và 2 vốn do doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp, phát thải phạm vi 3 bao gồm thất cả lượng khí thải không trực tiếp từ các hoạt động như đi lại vì mục đích công việc, thu mua, xả rác, hay sử dụng các sản phẩm đã bán.
Trong năm 2024, việc đánh giá lượng phát thải phạm vi 3 được cho là sẽ chặt chẽ hơn khi các cổ đông yêu cầu sự minh bạch hơn và các hành động chống biến đổi khí hậu.
Các nhà đầu tư, các khách hàng, và các cơ quan chức năng đang hối thúc các doanh nghiệp không chỉ báo cáo mà còn cần tích cực giảm phát thải phạm vi 3.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Lạng Sơn: Tiêu hủy 105 kg thức ăn hỗn hợp cho heo và cho gà đã quá hạn sử dụng
- ·Thực phẩm siêu chế biến
- ·Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: Trưng bày giày giả da tại cửa hàng 'loè' người dùng
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Thu hồi thuốc điều trị ợ nóng Proton do khác mẫu đăng ký
- ·Giảm cân bằng sử dụng cà phê lâu dài có thực sự an toàn?
- ·Phá vụ vận chuyển, tàng trữ hàng triệu tấm tế bào quang điện nghi nhập lậu
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Giật mình với thuốc gia truyền “toàn không” bán tràn lan trên mạng xã hội
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Bạc Liêu: Phát hiện dân buôn hám lợi bơm nước vào heo, lừa dối người tiêu dùng
- ·Sử dụng trái phép hình ảnh bác sĩ để quảng cáo thực phẩm chức năng Tâm Tỳ Vương
- ·Số vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài với hàng hóa Việt Nam đang gia tăng
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Kỳ vọng thuốc xịt mũi Nasal có khả năng giúp bảo vệ con người khỏi lây nhiễm Covid
- ·10 thực phẩm kém lành mạnh không ngờ tới
- ·Xuất hiện website giả mạo Vietnam Airlines, người dùng cẩn thận mua phải vé giả
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Goga đang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh