会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận đấu west ham gặp newcastle】Biển đảo sẽ gần hơn với người dân Bình Phước!

【trận đấu west ham gặp newcastle】Biển đảo sẽ gần hơn với người dân Bình Phước

时间:2025-01-11 00:15:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:816次

Trường Sa và Hoàng Sa gợi lên bao nỗi vất vả gian khó ở nơi tiền đồn của Tổ quốc giữa bốn bề bát ngát trùng khơi. Nhân cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn và Báo Tuổi Trẻ phát động,n Btrận đấu west ham gặp newcastle phóng viên Báo Bình Phước có cuộc phỏng vấn ông Phan Minh Hoàng, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, người đã có dịp đến với quân và dân huyện đảo Trường Sa và chị Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh Đoàn về tuổi trẻ Bình Phước đang hướng về Trường Sa.


Quân và dân Trường Sa chụp hình lưu niệm với các đoàn khách đến từ Bình Phước


Ông Phan Minh Hoàng: Sức sống Trường Sa thật mãnh liệt

Phóng viên: Là người đã đến Trường Sa, tiền đồn của Tổ quốc giữa muôn trùng sóng gió, ông có thể kể vài kỷ niệm, ấn tượng của chuyến đi này?

Ông Phan Minh Hoàng: Tôi đến huyện đảo Trường Sa vào ngày 28-6-2010 trong dịp khánh thành Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ do tỉnh Bình Phước xây tặng. Từ đó đến nay, tuy đã hơn 1 năm, nhưng ký ức, kỷ niệm về Trường Sa trong tôi vẫn như mới hôm qua. Cảm xúc dâng trào, đó là điều mà tất cả các thành viên trong đoàn đều có khi được bắt tay với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Tôi đã từng là người lính nhưng là lính bộ binh, lính của đất liền lần đầu tiên đến thăm lính đảo Trường Sa. Mặc dù đã biết nhiều, hiểu nhiều về Trường Sa qua sách báo, tài liệu và phim ảnh nhưng sao tôi vẫn cảm thấy lòng mình xúc động khó tả. Có đi tới những nơi đầu sóng ngọn gió mới thấu hiểu tình quân dân, tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng.

Chuyến đi đã để lại trong tôi cũng như các thành viên trong đoàn nhiều kỷ niệm, hình ảnh đáng nhớ. Đáng nhớ nhất là tại đảo Trường Sa Lớn tôi đã gặp bà Nguyễn Thị Chức, mẹ chiến sĩ Trần Minh Hậu, một trong 2 nhân vật ở câu chuyện “Người mẹ chạy xe ôm nuôi con giữ đảo”. Chương trình được Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh truyền hình trực tiếp từ Trường Sa (nối cầu truyền hình từ TP. Hồ Chí Minh) với chủ đề “Linh thiêng Trường Sa” đầy cảm động. Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đoàn chúng tôi đến Trường Sa đúng vào dịp Quân chủng Hải quân tổ chức cho người thân của cán bộ, chiến sĩ ra thăm đảo. Đây là chuyến đi đầy nghĩa tình, một chủ trương hết sức đúng đắn, mang tính nhân văn mà Quân chủng Hải quân thực hiện đối với những người lính đã và đang cầm chắc tay súng bảo vệ vùng biển đảo quê hương. Một kỷ niệm không kém phần thú vị đó là chúng tôi được cùng cán bộ, chiến sĩ xem Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước tại đảo qua vệ tinh Vinasat 1. Và thật vui khi biết rằng cán bộ, chiến sĩ ở đây vẫn hay xem các chương trình của BPTV.

Ở Trường Sa thời tiết khắc nghiệt, trung bình một năm có hơn 130 ngày bão, gió, mỗi tháng có 13 đến 20 ngày gió mạnh. Chưa kể các thế lực thù địch đang ngày đêm khiêu khích, quấy rối nhưng tất cả quân và dân trên đảo đều lạc quan, vững chắc tay súng giữ gìn biển trời và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cây phong ba uốn mình ra hướng biển, mặc cho sóng chát, gió mặn mà vẫn xanh tốt quanh năm. Rồi cây bàng vuông xù xì, thô ráp nhưng bốn mùa tỏa bóng sum suê. Nhưng chẳng gì kỳ diệu hơn con người, quân và dân trên đảo. Sức sống Trường Sa thật mãnh liệt.

Phóng viên: Ông có suy nghĩ và trăn trở gì về cuộc sống hiện tại của quân và dân ở huyện đảo Trường Sa, thưa ông?

Ông Phan Minh Hoàng: Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo còn khó khăn thiếu thốn, từ nguồn điện, nước, thực phẩm... Thế nhưng không vì những khó khăn gian khổ ấy làm nản lòng những người lính đảo, họ vẫn ngày đêm vững tay súng, kiên cường bám biển, bám trời, giữ gìn bình yên cho vùng biển thân yêu.

Qua chuyến đi đó tôi thấy Trường Sa rất cần những tấm lòng, sự chung tay góp sức của nhân dân cả nước nhằm xây dựng quần đảo Trường Sa trở thành một pháo đài vững chắc trên vùng biển thân yêu của Tổ quốc.

Phóng viên: Trung ương Đoàn và Báo Tuổi Trẻ đang phát động cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa”, ông có suy nghĩ gì về cuộc vận động này?

Ông Phan Minh Hoàng: Không phải đến khi Trung ương Đoàn và Báo Tuổi Trẻ phát động mà sau chuyến đi về, bản thân tôi cũng đã có nhiều ý tưởng, nhiều khát vọng làm một việc gì đó cho Trường Sa. Với mong muốn chia sẻ những khó khăn gian khổ mà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa, đồng thời hưởng ứng phong trào “cả nước vì Trường Sa”, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đang tổ chức vận động chương trình “Góp đá xây dựng Trường Sa”, qua đó kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng chung tay góp sức thực hiện chương trình này.

Trước mắt Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước sẽ phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức đêm nhạc gây quỹ ủng hộ Trường Sa. Đêm nhạc sẽ quy tụ nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, được phát sóng trực tiếp trên kênh BPTV1 và hoàn toàn mở cửa miễn phí để người dân đến xem.

“Góp đá xây Trường Sa” là thể hiện đúng chủ trương xây dựng và bảo vệ biển đảo bằng sức mạnh của nhân dân, huy động nguồn lực của toàn dân. Mỗi viên đá, mỗi hành động của người dân thông qua chương trình sẽ giúp biển, đảo vững chắc hơn, ấm lòng hơn, nâng cao đời sống của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Qua đó tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, kịp thời cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ hải quân vượt qua mọi thử thách để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Chị Tôn Ngọc Hạnh: Hướng về Trường Sa là thể hiện tình yêu và tinh thần trách nhiệm với quê hương đất nước

Phóng viên: Với cương vị là thủ lĩnh của tuổi trẻ Bình Phước, chị có cảm nhận gì về phong trào “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn và Báo Tuổi Trẻ phát động?

Chị Tôn Ngọc Hạnh: Nhằm cụ thể hóa cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Báo Tuổi Trẻ phát động phong trào “Góp đá xây Trường Sa”. Đây là phong trào có ý nghĩa của tuổi trẻ cả nước trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động là hình thức để mỗi người trẻ quan tâm hơn tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với Trường Sa và các đảo ở Việt Nam nói chung dù chỉ là ý tưởng hay từ những viên đá, mỗi viên đá từ đất liền sẽ góp phần giúp đảo được tôn cao, xây dựng thềm lục địa thêm vững chắc.

Trên cương vị là thủ lĩnh thanh niên của tỉnh, tôi nhận thấy đây là một việc làm thiết thực để tuổi trẻ cả nước có điều kiện thể hiện sự quan tâm của mình với biển đảo, là sự tri ân đối với anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp lớn; hành động đúng với những người đang hy sinh thầm lặng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Chính bản thân tôi cũng phải nêu gương tham gia trực tiếp vào công trình này. Mỗi người, mỗi đoàn viên, thanh niên đều có thể góp phần tham gia xây dựng biển đảo, Trường Sa sẽ gần hơn trong mỗi bạn trẻ nói riêng và người dân Bình Phước nói chung. Với những gì đã và đang làm, tôi nghĩ đây sẽ là những công trình mang dấu ấn tuổi trẻ cho thế hệ tương lai. Đây cũng là hành động đầy ý nghĩa thể hiện tình yêu và tinh thần trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước Việt Nam.

Phóng viên: Tuổi trẻ Bình Phước sẽ có những chương trình hành động gì để hướng về Trường Sa thân yêu, thưa chị?

Chị Tôn Ngọc Hạnh: Ngay sau khi phát động, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo ban chuyên môn đăng tải các nội dung liên quan trên các kênh thông tin của Đoàn, đặc biệt là website Sức trẻ Bình Phước... làm sao để thông tin đến với các bạn trẻ trong toàn tỉnh. Đến nay đã có nhiều cơ sở Đoàn trong tỉnh phát động, cụ thể như huyện Đoàn Lộc Ninh, thị Đoàn Bình Long, Đoàn các công ty cao su... đã tổ chức quyên góp và đợt đầu đã thu được trên 20 triệu đồng.

Hướng về Trường Sa, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, thực hiện tốt cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” bằng các hình thức quyên góp, viết thư gửi Trường Sa...; tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đoàn phát động ủng hộ “Góp đá xây Trường Sa”. Cử cán bộ Đoàn chuyên trách tham gia đoàn hành trình “Vì biển đảo quê hương” do Trung ương tổ chức để cảm nhận sâu sắc về biển đảo, từ đó tham mưu các hình thức tuyên truyền có hiệu quả. Đồng thời tổ chức Đoàn tiếp tục tăng cường đăng tải các nội dung liên quan đến chủ quyền biển đảo, đến Trường Sa, Hoàng Sa để các bạn trẻ có thêm thông tin và có trách nhiệm với biển đảo quê hương.

Tấn Phong(thực hiện)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
  • TP.Hồ Chí Minh: Trường ngoài công lập không tăng học phí
  • Sáng 5/6, Việt Nam có thêm 77 ca mắc mới COVID
  • TP. Hồ Chí Minh: Hướng đến tiêm vắc
  • Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
  • 5 thói quen ăn trưa gây tăng cân mất kiểm soát
  • Ngân hàng Thế giới tăng ngân sách chống biến đổi khí hậu lên 35%
  • Hà Nội lập 10 tổ công tác phòng, chống dịch Covid
推荐内容
  • Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
  • Phương Lê, NSƯT Vũ Luân góp hàng tỷ đồng san sẻ mất mát với bà con Lào Cai
  • Việt Nam là thị trường lớn nhất của Jollibee trên thế giới
  • Bí mật đằng sau mái tóc ngắn của Công nương Diana
  • Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
  • Bà Rịa Vũng Tàu: Bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển KTXH