【ket qua ukraine】Cải cách tài chính công: Nâng cao chất lượng đơn vị sự nghiệp công lập
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính
Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giữ vai trò nòng cốt trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng, thuận lợi, bình đẳng cho mọi người dân trong việc thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu với chất lượng ngày càng cao và chi phí hợp lý hơn. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Đặc biệt, chi tiêu ngân sách nhà nước cho các ĐVSNCL còn quá lớn, một số đơn vị thua lỗ, tiêu cực, lãng phí. Do vậy, đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các ĐVSNCL cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đang được Chính phủ và các ban ngành, nhất là Bộ Tài chính, đẩy mạnh nhằm thực hiện toàn diện cải cách tài chính công.
Theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đối với ĐVSNCL bước đầu đã đạt được một số kết quả. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị định: Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Các bộ cũng đã trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong 5 lĩnh vực còn lại (y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục nghề nghiệp; thông tin truyền thông và báo chí; giáo dục đào tạo).
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 7 quyết định về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan Trung ương. Ở địa phương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Sơn La, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà Nẵng đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 6 quyết định quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL của 4 bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, Chủ tịch UBND 7 tỉnh đã ký ban hành quyết định quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL của tỉnh.
PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp cho biết, các ĐVSNCL được giao quyền tự chủ đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong huy động nguồn vốn phát triển sự nghiệp, mở rộng hoạt động phát triển nguồn thu sự nghiệp.
“Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, từ kết quả hoạt động sự nghiệp, đổi mới phương thức hoạt động, thực hành chống lãng phí, các ĐVSNCL đã tạo nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức của đơn vị. Theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, thu nhập của người lao động trong ĐVSNCL đã từng bước được nâng cao, thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức bình quân khoảng 0,5-1,5 lần tiền lương cấp bậc của đơn vị”, ông Nguyễn Trường Giang chia sẻ.
Cùng hợp lực
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL (Nghị quyết số 19-NQ/TƯ) đã được Bộ Chính trị phê duyệt với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các ĐVSNCL, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý. Đồng thời giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho ĐVSNCL để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong ĐVSNCL.
Theo ông Phạm Văn Trường, để thực hiện có kết quả các yêu cầu đổi mới tài chính công, bên cạnh quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chủ động đề xuất của Bộ Tài chính, rất cần có sự tham gia tích cực của các bộ quản lý ngành, địa phương, các ĐVSNCL trong việc tham mưu cho các cấp uỷ đảng cùng cấp ban hành các biện pháp thực hiện cụ thể nhằm tạo chuyển biến về tư tưởng, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết, tính cấp bách của việc đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL, hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.
“Với những quyết tâm này và với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, cơ chế hoạt động, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính công chính là khâu đột phá để thực hiện chiến lược tài chính quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững, đảm bảo an sinh - xã hội của đất nước trong thời gian tới”, ông Phạm Văn Trường nhận định.
Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, thực hiện chủ trương này cần đạt được một số mục tiêu như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý, đổi mới cơ bản công tác quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; trao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị sử dụng ngân sách đi đôi với trách nhiệm về số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện; đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng tính đủ chi phí; đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhằm thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý chi ngân sách nhà nước. Chỉ khi quyết liệt trong công tác triển khai, thực hiện các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ thì việc thực hiện cải cách tài chính công mới đạt được mục đích đã đề ra.
Theo thống kê, hiện số lượng đơn vị và nhân lực trong các ĐVSNCL năm 2016 có 57.995 đơn vị, với gần 2,5 triệu biên chế, chưa kể số nhân lực trong Quân đội và Công an. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó là các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo (41.801 đơn vị, chiếm 72,08%; 1.527.049 người, chiếm 62,54%) và các đơn vị sự nghiệp y tế (6.160 đơn vị, chiếm 10,62%; 402.553 người, chiếm 16,49%). Tính đến hết 2016, có 2.057 đơn vị tự chủ tài chính (bằng 3,54%); 12.968 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (chiếm 22,36%); 42.146 đơn vị do ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (chiếm tỷ lệ 72,67%). Hệ thống cung ứng sự nghiệp công đã phủ kín hầu hết các địa bàn, lĩnh vực. Mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao phủ kín đến tận khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Khen thưởng 2 cá nhân tham gia truy bắt tội phạm
- ·Chủ động nắm bắt các cơ hội để phát triển
- ·Xã Trừ Văn Thố: Kinh tế nông nghiệp phát triển ổn định
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Phường Lái Thiêu: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
- ·“Cánh tay nối dài” trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở
- ·Kêu gọi người dân cảnh giác trước tội phạm cướp tài sản
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Họp Tiểu ban văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước khóa XII, nhiệm kỳ 2025
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Xây dựng thành phố xanh, đô thị thông minh
- ·Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong tình hình mới
- ·Vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Trên địa bàn có 5 khu, cụm công nghiệp
- ·Nâng bước em đến trường
- ·Phường Hòa Lợi: Trao nhà tình thương cho hộ khó khăn về nhà ở
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm giải phóng Đồng Xoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả