【thứ hạng của rc lens】Vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ loại trừ doanh nghiệp FDI
Vì sao Chính phủ lại loại trừ đầu tư tài chính cho phát triển KH&CN đối với các doanh nghiệp FDI có công ty mẹ ở nước ngoài?ốnđầutưpháttriểnkhoahọcvàcôngnghệloạitrừdoanhnghiệthứ hạng của rc lens, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Bộ KH&CN ông Nguyễn Ngọc Song cho rằng, lý do là ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra đối với khu vực doanh nghiệp này. Cụ thể là các doanh nghiệp FDI có thể lợi dụng để chuyển giá ra nước ngoài, làm thất thu thuế, thất thu ngân sách của nhà nước.
Theo ông Song, Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN của Thủ tướng Chính phủ nằm trong Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014. Nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ 01/12/2014. Đây là Nghị định cuối cùng quy định chi tiết một số điều của Luật KH&CN năm 2013.
Việt Nam thử nghiệm thành công tàu lặn Hòa Bình. Ảnh minh họa
Điều đặc biệt quan trọng của Nghị định này là kinh phí đầu tư cho phát triển KH&CN không phân biệt thành phần kinh tế là loại nào bởi thực chất, đóng góp vào ngân sách nhà nước không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà có nhiều thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, đầu tư cho phát triển KH&CN phải bình đẳng.
Trong khi đó, vào thời điểm xây dựng Nghị định này, Bộ Kế hoạch và đầu tư ý kiến rằng, với ngân sách hạn hẹp nên không thể đầu tư dàn trải. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế, Chính phủ vẫn mở cửa và chấp thuận cho hướng đầu tư mới này.
"Nếu có sự phân biệt, sẽ không tạo động lực cho nền kinh tế phát triển hoặc phát huy hết sức mạnh của nền kinh tế. Doanh nghiệp có mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào đầu tư cho phát triển KH&CN", ông Song nói.
Cũng theo ông Song, vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thời gian gần đây được đánh giá là kém và thấp hơn nhiều so với năng suất lao động của Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là, giá trị lao động chỉ dựa trên con người làm ra? Trong khi đó, năng suất lao động hiện nay dựa không ít vào KH&CN.
Với quy định của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP, việc đầu tư phát triển KH&CN ở doanh nghiệp được mở rộng hơn cho các tổ chức và các cá nhân. Hiện Chính phủ cũng đang sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hướng vào cổ phần hóa, chỉ giữa lại một số doanh nghiệp cốt lõi còn sẽ cổ phần hóa, tư nhấn hóa và đa sở hữu để huy động đa dạng nguồn lực đầu tư của xã hội.
Chính sách mới về tài chính cho phát triển KH&CN ưu đãi nhiều với doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho KH&CN tại Việt Nam dưới các hình thức: Đầu tư trực tiếp, liên doanh, liên kết... Quỹ phát triển KH&CN do tổ chức, cá nhân thành lập là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để tài trợ không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, bảo lãnh vốn vay, phục vụ nhu cầu phát triển KH&CN.
Quỹ phát triển KH&CN của các tổ chức, cá nhân được hình thành từ vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân sáng lập không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn góp tự nguyện, hiến, tặng; các nguồn hợp pháp khác. Quỹ phát triển KH&CN do tổ chức, cá nhân thành lập được ưu tiên trong việc thuê đất xây dựng trụ sở chính và các chi nhánh của quỹ.
Tại buổi Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về cơ chế tài chính cho khoa học - công nghệ và hàm ý cho kinh nghiệm ở Việt Nam” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ KH&CN, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức mới đây, TS. Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho rằng, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020, đã đến lúc Việt Nam cần phải có một cuộc cách mạng về hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để đổi mới toàn diện công nghệ của các doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu, các trường đại học.
"Với năng lực của nền kinh tế nước ta hiện nay, tỷ lệ chi 2% ngân sách cho R&D tuy không nhỏ nhưng về con số tuyệt đối thì còn rất nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức được, chỉ có hoạt động R&D mới tạo tiền đề để nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường thế giới, khi đó, sự đầu tư, tập trung cho R&D của các DN mới có thể khởi sắc hơn so với hiện nay", Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định.
Theo quy định tại Nghị định 95/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, doanh nghiệp KH&CN được ưu đãi sau: 1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kết quả KH&CN thuộc sở hữu nhà nước. 2- Hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan. 3- Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu KH&CN công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác thực hiện theo quy định của pháp luật. 4- Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. 5- Hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển KH&CN và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh. 6- Ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu KH&CN công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà nước. 7- Được hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, đào tạo của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập. 8- Được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và Ủy ban nhân dân các địa phương ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định. 9- Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định. |
Nguyễn Nam
Tạo bước đột phá về thị trường khoa học và công nghệ(责任编辑:Thể thao)
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Trái phiếu: Dự báo giảm nhiệt vì ‘chia lửa’ cho tín dụng Tết
- ·Học viện quân sự bị tấn công thảm khốc, giới lãnh đạo Ukraine hứng chỉ trích
- ·VAT được niêm yết bổ sung hơn 2,9 triệu cổ phiếu
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Khoảnh khắc lính không quân Ukraine bắn hạ UAV cảm tử Nga giữa không trung
- ·Ukraine yêu cầu G7 cho vay 50 tỷ USD không điều kiện
- ·Hải quan Nam Định đồng hành cùng DN
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Israel và Hamas đồng ý tạm ngừng bắn để tiêm vắc xin cho trẻ em ở Gaza
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Nga nêu hậu quả với Mỹ về vũ khí tầm xa, phóng loạt tên lửa và UAV vào Ukraine
- ·Vụ rơi máy bay ở Thái Lan: Nạn nhân nhỏ nhất mới 12 tuổi
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/12: Gạo các loại giảm, lúa tươi cao
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Du lịch Huế: Đừng để đi sớm, về muộn
- ·Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải có vốn điều lệ 168 tỷ đồng
- ·Bình Dương: Mở rộng kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Thực hiện Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Hàng hóa XNK thông suốt