【tỷ số jordan】Chứng khoán tuần: Động lực thị trường đang nằm ở đâu?
Cổ phiếu nhỏ tiếp tục tốt nhất
So sánh thuần túy về động lực giá,ứngkhoántuầnĐộnglựcthịtrườngđangnằmởđâtỷ số jordan thị trường vẫn phải chứng kiến sự lệch lạc khá rõ. Tuần qua các chỉ số tăng giảm khác nhau về mức độ, nhưng danh sách các cổ phiếu tăng giá hàng đầu vẫn chỉ là những mã nhỏ tới siêu nhỏ. Cực hiếm bóng dáng của các blue-chips thật sự.
Ví dụ sàn HSX có thể thống kê được 133 cổ phiếu tăng giá trong tuần. Chỉ có 33 cổ phiếu trong số này tăng quá được 5%. Lại chỉ có 12 mã trong số 33 tăng giá tốt nhất nói trên có thị giá từ 15.000 đồng trở lên. Những mã tăng mạnh nhất là VNH, TTF, SAV, CIG, đạt trên 20% thì mức giá cao nhất là 11.400 đồng.
Điều đương nhiên là để tăng với cường độ mạnh như vậy thì giá hầu như phải kịch trần liên tục hàng ngày. Đó là điều không tưởng đối với các blue-chips, nhưng lại là thường xuyên với các cổ phiếu siêu nhỏ. Tuy nhiên chính điều này lại nói lên rằng, động lực hay sức mạnh của thị trường không phải nằm ở những cổ phiếu vài ngàn đồng thị giá như vậy.
Ngay cả khi chỉ tính đến giá, việc chỉ có 32% số cổ phiếu trên toàn thị trường tăng giá trong tuần qua cũng thể hiện một bức tranh khá xác thực về sức mạnh của thị trường. Động lực chính nằm ở các cổ phiếu quá nhỏ và số lượng cổ phiếu tăng giá cũng quá thấp, thị trường đang không thực sự mạnh, dù đối với nhiều nhà đầu tư, việc tăng lợi nhuận 10%-20% trong tuần là hoàn toàn có thể.
Một phân khúc khác cũng có thể cho thấy rất rõ sức mạnh thị trường bị đặt sai chỗ, là nhóm blue-chips HSX30: Nhóm này chỉ có 10 cổ phiếu tăng giá trong tuần và 7 mã tăng trên 1%. Bản thân HSX30 cũng chỉ đột biến ở cổ phiếu STB, vốn là hiện tượng cá biệt.
Như vậy chính nhóm HSX30 cũng không phải là động lực chính của VN-Index trong tuần qua. Chỉ có một nhóm cổ phiếu tạo ra hầu hết mức tăng của chỉ số trong tuần. Đó là SAB tăng 2,5%, GAS tăng 4%, BHN tăng 9,7%, ROS tăng 3,2% và STB tăng 14,8%. Nếu nói rằng thị trường tuần qua mạnh, thì chỉ có thể nói rằng sức mạnh đó tập trung ở một nhóm các mã rất nhỏ cộng với vài blue-chips như trên mà thôi.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/4 | Giá đóng cửa ngày 31/3 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/4 | Giá đóng cửa ngày 31/3 | Mức tăng (%) |
CYC | 3.28 | 4.06 | -19.21 | VNH | 2.5 | 1.9 | 31.58 |
HID | 3.9 | 4.82 | -19.09 | TTF | 9.18 | 7.3 | 25.75 |
VNA | 0.8 | 0.98 | -18.37 | SAV | 11.4 | 9.4 | 21.28 |
MDG | 12.1 | 14.3 | -15.38 | CIG | 2.71 | 2.25 | 20.44 |
CDO | 3.68 | 4.27 | -13.82 | PPI | 3.21 | 2.72 | 18.01 |
ITA | 3.5 | 4.03 | -13.15 | TAC | 56.9 | 48.71 | 16.82 |
DTA | 2.3 | 2.6 | -11.54 | PDR | 20.6 | 17.65 | 16.71 |
PXI | 2.63 | 2.97 | -11.45 | NVN | 1.4 | 1.2 | 16.67 |
DIC | 6.5 | 7.25 | -10.34 | POM | 15.75 | 13.6 | 15.81 |
RIC | 8.21 | 9.15 | -10.27 | TIX | 38.1 | 33 | 15.45 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/4 | Giá đóng cửa ngày 31/3 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/4 | Giá đóng cửa ngày 31/3 | Mức tăng (%) |
DPC | 19.8 | 30 | -34 | SRA | 14.6 | 10 | 46 |
ARM | 26.6 | 35.1 | -24.22 | TTH | 12 | 9.3 | 29.03 |
TV3 | 30.6 | 38.7 | -20.93 | SCI | 7.6 | 6 | 26.67 |
SD7 | 4.3 | 4.9 | -12.24 | HKB | 7.8 | 6.3 | 23.81 |
CJC | 37 | 42 | -11.9 | SDG | 30.6 | 25 | 22.4 |
B82 | 3 | 3.4 | -11.76 | KHB | 1.8 | 1.5 | 20 |
NHA | 10.3 | 11.6 | -11.21 | THS | 9.7 | 8.1 | 19.75 |
KSQ | 1.6 | 1.8 | -11.11 | D11 | 14.3 | 12.4 | 15.32 |
HVA | 2.5 | 2.8 | -10.71 | DNP | 28.5 | 24.8 | 14.92 |
SD2 | 7 | 7.8 | -10.26 | KTT | 4.7 | 4.1 | 14.63 |
Động lực dòng tiền mất cân đối
Sức mạnh của thị trường còn hay được nhìn nhận từ góc độ thanh khoản và lần này, hiện tượng mất cân đối càng rõ. Một cổ phiếu tăng giá mạnh không chắc là một cổ phiếu có sức mạnh thật sự. Đơn giản là cần nhìn xem có bao nhiêu nhà đầu tư, hay có bao nhiêu tiền “tham chiến” ở các cổ phiếu như vậy. Một cổ phiếu chỉ có giao dịch vài triệu đồng giá trị, tức là chỉ có một vài nhà đầu tư giao dịch, thì đà tăng giá đó có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào. Ví dụ với cổ phiếu VNH, tăng 32% trong tuần qua thì giá trị giao dịch thực tế chưa tới 400 triệu đồng cho cả tuần.
Trên bình diện toàn thị trường, hiện tượng mất cân đối về dòng tiền tiếp tục diễn ra, thậm chí còn “nặng” hơn các tuần trước. Chỉ có 4 phiên giao dịch nhưng trung bình 36% giá trị khớp lệnh của thị trường chỉ nằm ở 5 cổ phiếu thanh khoản cao nhất. Phổ biến các cổ phiếu thay phiên nhau là ROS, FLC, STB, HSG, HPG, VNM, HBC.
Giao dịch thỏa thuận cũng khiến tổng dòng tiền trên thị trường rất cao, nhưng thực chất chỉ xuất phát từ các giao dịch cá biệt. Trong vòng 3 tuần trở lại đây, tuần này cũng có tối thiểu hơn 3.000 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận. Vì vậy cũng không nên “lóa mắt” với quy mô thanh khoản đột biến những ngày qua.
Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chú ý để tránh cái nhìn thiên lệch theo hướng chủ quan. Tuần qua khối ngoại mua ròng trên các giao dịch khớp lệnh là 563,7 tỷ đồng và bán ròng qua thỏa thuận 365,1 tỷ đồng. Nếu muốn nhìn chủ quan theo hướng tích cực, hoàn toàn có thể cho rằng các giao dịch thỏa thuận bán ròng là cá biệt, còn khối ngoại vẫn đang mua ròng trên sàn. Việc tính toán trạng thái giao dịch của khối này thường được thống kê theo hướng tốt lên bằng cách trừ đi các giao dịch cá biệt đó.
Tuy nhiên đối với các thời điểm mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng lớn đối với các giao dịch khớp lệnh và mua ròng lớn ở các giao dịch thỏa thuận, giao dịch thỏa thuận lại được sử dụng để cân bằng lại nhằm giảm bớt tính tiêu cực. Rõ ràng là việc cộng trừ các giao dịch khác nhau bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan. Thực tế là dù cách thức giao dịch nào được thực hiện thì tổng dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vẫn là theo hai hướng mà thôi: vào hoặc ra và phải quan tâm tới giao dịch tổng thể.
Nhìn hẹp hơn một chút, hiện tượng mất cân đối dòng tiền của khối ngoại có thể thấy rất rõ chỉ tập trung vào VNM. Cổ phiếu này tuần qua được mua ròng 309,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 55% tổng giá trị mua ròng qua khớp lệnh. Hay như mức bán ròng thỏa thuận 365,1 tỷ đồng tuần qua chủ yếu do khối ngoại sang tay NVL cho tổ chức trong nước.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
27.3.2017 | 4,429.3 | 335.4 | 174.2 |
28.3.2017 | 3,697.5 | 262.8 | 197.3 |
29.3.2017 | 3,796.7 | 400.4 | 181.1 |
30.3.2017 | 3,802.1 | 365.8 | 130.5 |
31.3.2017 | 3,760.1 | 331.4 | 160.1 |
3.4.2017 | 4,159.6 | 282.4 | 209.2 |
4.4.2017 | 4,427.1 | 382.7 | 166.4 |
5.4.2017 | 3,812.1 | 341.3 | 303.0 |
6.4.2017 | |||
7.4.2017 | 3,906.0 | 432.1 | 196.3 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Giá nhà tăng cao, môi giới chật vật tìm nguồn hàng bình dân
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/11: Thế giới tiếp tục giảm nhẹ
- ·Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất tháng 11/2024?
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Sản phẩm 'bất ngờ' của TH được đón nhận tại thị trường Trung Quốc
- ·Giá cà phê hôm nay 11/11: Ổn định cả trong nước và thế giới
- ·Giá vàng hôm nay 8/11: Fed cắt giảm lãi suất 0,25%, vàng đảo chiều tăng mạnh
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Giá vàng miếng, vàng nhẫn trong nước 'bốc hơi' 1,5 triệu đồng/lượng
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Hôm nay đấu giá tiếp 32 lô đất Hoài Đức, giá dự đoán vượt 100 triệu đồng/m2
- ·Sửa Luật Điện lực: Cần chấm dứt việc bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng
- ·Giá cà phê hôm nay 13/11: Tăng mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Thẻ trả trước định danh là gì?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Đồng USD mạnh lên, giá dầu đi xuống
- ·Những điểm đến ở Việt Nam khiến khách Tây mê mẩn
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Các 'chiến thần livestream' thắng lớn, Phạm Thoại chốt gần 200.000 đơn dịp 11/11