【ti so bong】Tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài
Cho đến cuối năm 2013,ậptrungpháthànhtráiphiếuChínhphủkỳhạndàti so bong cơ cấu kỳ hạn phát hành vẫn tập trung vào các kỳ hạn từ 3 năm trở xuống, chiếm 79% tổng phát hành năm 2013. Điều đó dẫn đến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong vòng 2 đến 3 năm là rất lớn, cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.
Để khắc phục vấn đề này, Bộ Tài chính đang triển khai chiến lược phát triển thị trường trái phiếu tới năm 2020 với một nội dung quan trọng là tăng dần thời hạn phát hành trái phiếu Chính phủ.
Kết quả, theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối tháng 9 năm 2014 đã huy động được khoảng 210.198 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ trái phiếu có kỳ hạn từ 3 năm trở xuống đã giảm đáng kể, chỉ còn 57% (năm 2013 là 79%) nhằm làm giảm dần các rủi ro về tái cấp vốn và thanh khoản đối với danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam nâng cao tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, cho NSNN trực tiếp từ 80% lên 95%, kỳ hạn 10 năm, góp phần cải thiện hơn danh mục tổng thể nợ trong nước của Chính phủ.
Được biết, hiện nay Bộ Tài chính đang thực hiện các giải pháp tích cực nhằm ổn định và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Trong đó, tập trung đang dạng hóa sản phẩm; chuyển đổi ngân hàng đại lý thanh toán trái phiếu Chính phủ; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; mở rộng, cải thiện và cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu theo hướng tăng tỷ trọng nhà đầu tư có vốn dài hạn, giảm dần phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, tiếp tục rà soát, cắt giảm các mức phí đối với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài trên thị trường sơ cấp và thứ cấp; khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các Quỹ đầu tư, các nhà đầu tư pháp nhân nước ngoài vào thị trường trái phiếu Việt Nam để tăng cường huy động trái phiếu có kỳ hạn dài.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm lên từ 20 đến 25%; kỳ hạn 10 năm trở lên từ 15% đến 20%, phấn đấu kéo dài kỳ hạn danh mục nợ trái phiếu Chính phủ trung bình giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 4 đến 6 năm theo mục tiêu chiến lược nợ công đã đề ra.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, mặc dù các khoản vay trong nước đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng các khoản vay trong nước chủ yếu là vay ngắn hạn, trong khi kỳ hạn còn lại của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là 12,8 năm thì nợ trong nước chỉ khoảng 4,3 năm, riêng trái phiếu Chính phủ 2,6 năm.
Những năm qua, Việt Nam đã phải phát hành, đảo nợ để trả nợ khi đến hạn. Cụ thể năm 2012 là 20.000 tỷ đồng, năm 2013 là 40.000 tỷ đồng, năm 2014 dự kiến 77.000 tỷ đồng.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc sử dụng các khoản vốn vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn phát sinh rủi ro, làm cho nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, tạo áp lực bố trí nguồn trả nợ trong năm 2012, 2013, các khoản trái phiếu Chính phủ chủ yếu là ngắn hạn, kỳ hạn dưới 5 năm chiếm khoảng 77- 78% trong tổng số phát hành. Trong tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành năm 2014 là 232.000 tỉ đồng, ước tính có khoảng 52% có kỳ hạn ngắn và 48% khối lượng còn lại có kỳ hạn từ 5-10 năm.
Giải trình trước Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh giải pháp phát triển thị trường tài chính, thị trường trái phiếu trong nước và từng bước cơ cấu lại các khoản nợ công.
Trong đó, tập trung tăng nhanh các khoản vay trung hạn, dài hạn, hạn chế tối đa việc huy động với thời gian ngắn hạn, lãi suất cao; ưu tiên bố trí chi trả nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ, rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh của Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay về cho vay lại để giảm thiểu phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, tăng cường công tác quản lý nợ và giám sát nợ…
Với kết quả đạt được trong năm 2014, có thể thấy trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài đã tiếp tục nhận được sự quan tâm các nhà đầu tư trên thị trường trong và ngoài nước.
Theo Bộ Tài chính, điều này đã góp phần đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn để một mặt bù đắp bội chi NSNN cho đầu tư phát triển; một mặt góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Ngày 7-11-2014, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với mức lãi suất 4,8%/năm để đảo nợ các khoản trái phiếu Chính phủ đã phát hành trước đây (năm 2005 và năm 2010) với lãi suất bình quân 6,8%/năm, làm giảm đáng kể chi phí lãi vay, đồng thời xác lập chuẩn lãi suất mới có lợi hơn cho các hoạt động kinh tế - tài chính của Việt Nam trên thị trường quốc tế. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·5 sai lầm chủ xe thường mắc phải khi bảo dưỡng ô tô
- ·Giá xe ô tô mới chưa ra mắt, đại lý rục rịch nhận cọc
- ·Chỉ bằng 3 bánh ô tô, tài xế quay đầu xe ngay đường dốc
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Chỉ cần bỏ ra 1 phút quan sát gầm xe là đánh giá được 50% tình trạng của ô tô
- ·Xe giá 600 triệu trúng biển “sảnh tiến”, được trả tới 1,7 tỷ đồng
- ·Giá xe Toyota Wigo cũ được chủ 'hét' trên trời khi trúng biển đẹp
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Thanh niên đi xe máy đâm trúng ô tô đang đậu vì 'cắm mặt' vào điện thoại
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Ai đang ngụy biện?
- ·Hồi hộp với màn giải cứu ô tô suýt rơi từ cầu xuống suối
- ·Giá xe hot 7 chỗ Mitsubishi Xpander đi 1 năm chỉ rớt 30 triệu
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·VinFast tăng giá xe VF 8, VF 9 từ ngày 04/07/2022
- ·Hãng bán xe cũ trực tuyến lỗ 500 triệu USD do giá xe tăng cao, ít người mua
- ·Ngân hàng siết nợ hàng trăm ô tô, giá xe Mercedes 90 triệu
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Cậu bé 6 tuổi đến đồn cảnh sát khiếu nại tắc đường