【bảng xếp hạng tay ban nha】Tốn 14.300 tỷ đồng chỉ phát hiện 0,06% số lô hàng vi phạm
Tổ công tác của Thủ tướng vừa kiểm tra 4 bộ (Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông) về cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh, đồng thời công bố công khai các bộ đã làm tốt và những bộ còn chưa đạt chỉ tiêu.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng- Tổ trường Tổ công tác của Thủ tướng, các nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh và 50% các thủ tục, mặt hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành. Nhưng đến nay, trong tổng số 6.191 điều kiện kinh doanh, mới cắt được 1.517 điều kiện; trong 9.926 dòng hàng mới cắt giảm được 1.700 dòng hàng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Bộ Giao thông vận tải là đơn vị đầu tiên có các phương án về cắt giảm các điều kiện kinh doanh với cam kết cắt giảm 56% điều kiện, nhưng đã hơn 4 tháng vẫn chưa xong.
Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành, Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá, các bộ, ngành đã giảm cơ bản danh mục mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành chồng chéo.
Tuy nhiên, chi phí phải bỏ ra thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong khi tỷ lệ phát hiện vi phạm chưa tương xứng.
Năm 2017, các doanh nghiệp mất đến 30 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng cho kiểm tra chuyên ngành với trên 100.000 mặt hàng phải kiểm tra, nhưng cơ quan quản lý chỉ phát hiện 0,06% số lô hàng có vi phạm, một tỷ lệ rất thấp…
Bên cạnh ghi nhận một số bộ vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao trong đơn giản hóa, cắt giảm các dòng hàng phải kiểm tra, Tổ công tác của Thủ tướng cũng chỉ rõ có những bộ còn rất nhiều dòng hàng chưa cắt giảm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu rõ những tồn tại trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK là nhiều cơ quan chưa áp dụng quản lý rủi ro. Đơn cử như đã có quy định nếu 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì lần thứ 4 không phải kiểm tra, nhưng thực tế cơ quan quản lý vẫn kiểm tra.
Mặt khác, theo kết quả mới nhất trong năm 2018 tỷ lệ lô hàng vi phạm cũng mới phát hiện 0,06%, tức là không khác gì năm 2017, không có tiến bộ. “Điều này chứng tỏ dư địa cải cách còn rất lớn, doanh nghiệp của chúng ta cũng có ý thức tuân thủ quy định rất tốt”- Tổ trưởng Tổ công tác nhận xét.
“Số tờ khai hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đã giảm, nếu năm 2015 tỷ lệ lô hàng phải làm tờ khai lên tới 30% thì năm 2017 đã giảm còn 19,4%. Ví dụ, khi Chính phủ ban hành Nghị định 116 về kinh doanh ô tô, cơ quan Hải quan đã rất đổi mới, vận dụng linh hoạt để 200 xe, 400 xe cũng coi là một lô hàng, còn trước đây nếu lượng xe quá 2 con số là phải khai sang tờ khác”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Tết của lính tàu ngầm Hải quân có gì đặc biệt?
- ·Vũ trường lớn nhất Đà Nẵng xin dừng hoạt động
- ·Dân số Canada tăng kỷ lục năm 2022 do nhập cư
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Xuất khẩu thanh long sang thị trường Anh vẫn theo quy định hiện hành
- ·Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu công tác tái thiết sau thảm họa động đất
- ·Cán bộ, công chức thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính hiến 213 đơn vị máu
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·EU khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Khát vọng và niềm tin
- ·Nhà sử học Dương Trung Quốc giới thiệu BST “Lợn sung túc” với 2000 hiện vật
- ·Lý do xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn chưa bớt khó
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Thủ tướng đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường biển tại WEF Davos 2019
- ·BV Việt Đức: Cứu sống nhiều ca bệnh phức tạp nhờ 5 phòng phẫu thuật đẳng cấp thế giới
- ·Tìm kiếm giải pháp bền vững cho ngành đường mía công nghiệp
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Đồ gốm sứ trang trí đắt... như vàng