【kết quả u19 ac milan】Giữ màu nguyên thủy cho công trình
Cận cảnh phun hơi nước nóng làm sạch bề mặt thân đài Ngọ Môn
Karcher có trụ sở chính đặt tại Winnenden (Đức),ữmàunguyênthủychocôngtrìkết quả u19 ac milan có mặt tại 70 quốc gia trên toàn thế giới và thương hiệu dẫn đầu thế giới trong việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp thuộc lĩnh vực công nghệ làm sạch. Từ năm 1980, Karcher đã tham gia làm sạch cho hơn 140 tượng đài, công trình văn hóa, di tích lịch sử trên toàn thế giới. Karcher đến Việt Nam từ năm 2013 và Ngọ Môn là công trình đầu tiên được chọn để thực hiện việc làm sạch theo chương trình tài trợ văn hóa.
Ngọ Môn là di tích kiến trúc thời Nguyễn, cổng chính phía nam của Hoàng thành. Ngọ Môn được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Trong bốn cổng của Hoàng thành, Ngọ Môn là chiếc cổng lớn nhất. Ngọ Môn xưa nay vẫn được xem là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Trải qua gần 200 năm, Ngọ Môn đang trong tình trạng bị tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm, cây con xâm lấn, làm mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có và đe dọa đến tuổi thọ công trình. Dự án làm sạch Ngọ Môn được đánh giá là cần thiết nhằm bảo tồn những công trình di tích lịch sử.
Đón nhận thiện ý của Karcher ở góc độ cam kết hỗ trợ bảo tồn các di sản văn hóa lâu đời tại Việt Nam, nhưng dự án làm sạch Ngọ Môn khiến dư luận “nóng ruột” khi thực thi trên công trình di tích quan trọng bậc nhất quần thể di tích Cố đô Huế và là biểu tượng của Huế. Ở cương vị Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (nay là Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế), TS. Phan Thanh Hải đánh giá cao tính ưu việt của công nghệ được Karcher ứng dụng cho việc làm sạch Ngọ Môn. Đồng thời nhấn mạnh, đã cân nhắc kỹ việc tại sao chọn Ngọ Môn. Karcher sử dụng áp lực hơi nước để làm sạch, nhưng áp lực ấy hoàn toàn có thể điều chỉnh được bằng tay. Với Ngọ Môn, áp lực nước được giới hạn ở mức tối thiểu để giảm tối đa tác động lên bề mặt công trình.
“Với phương pháp này, nếu sau khi làm sạch mà Ngọ Môn có màu khác hiện tại, thì đó là màu sắc nguyên thủy, là yếu tố nguyên gốc chứ không phải được làm mới”, ông Hải khẳng định.
Hai chuyên gia (bên trái) trực tiếp thực hiện dự án làm sạch Ngọ Môn
Karcher áp dụng công nghệ phun rửa áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng, thông qua một đầu phun đặc biệt để tăng áp và tạo ra luồng hơi nước nóng với áp lực 0.5-1 bar lên bề mặt cần làm sạch. Cơ chế này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ô nhiễm sinh học trên bề mặt, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá ở dưới bề mặt nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng, làm chậm thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại này.
Dự án làm sạch Ngọ Môn do 2 chuyên gia có tay nghề cao thực hiện chính, gồm ông Thorsten Marco Mowes (chuyên gia ứng dụng về công nghệ làm sạch và vệ sinh) và bà Andrea Teufel (chuyên gia bảo tồn của Đức đã có 15 năm gắn bó với khu di sản Huế). Andrea Teufel cũng chính là một trong những cầu nối quan trọng để kết nối Karcher với khu di sản Huế. Bà nói: “Các công trình di tích lịch sử phủ lên mình một lớp địa y, tảo và nấm thì trông có vẻ thú vị và cổ kính, nhưng điều này lại đẩy nhanh quá trình hư hại của công trình. Việc vệ sinh không phải vì hiệu ứng trực quan, mà là để bảo quản các phần gốc di tích còn sót lại và ngăn không cho quá trình phá hoại từ các loại sinh vật phát triển. Nếu muốn giữ lại các phần gốc của công trình theo đúng phương pháp bảo tồn, việc đầu tiên là phải xử lý làm sạch các loại vi sinh vật gây hại như nấm, mốc, rêu… Cách duy nhất để xử lý một cách hiệu quả và kỹ lưỡng là sử dụng hơi nóng áp suất cao”.
Nhiều người băn khoăn, liệu sau khi được làm sạch, Ngọ Môn còn giữ được “linh hồn”?, ông Thorsten Marco Mowes chia sẻ: Nhiều người đã quen với hình ảnh của một công trình di tích rêu phong, nhưng nhiều người khác chấp nhận hành động vì cần phải bảo vệ công trình để nó có thể tồn tại trong thời gian dài. Việc Karcher làm là hỗ trợ loại bỏ, bóc tách những phần nấm mốc để công trình có thể tồn tại được trong thời gian lâu dài hơn.
Do Ngọ Môn là dự án đầu tiên được Karcher chọn thực hiện tại Việt Nam, nên từ nhiều tháng trước, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đề nghị các chuyên gia đưa máy móc về thử nghiệm trực tiếp. Những dấu vết thử nghiệm làm sạch được thực hiện hơn 6 tháng trước ở Ngọ Môn vẫn cho kết quả tốt. Hết tháng 3/2019, tổng thể Ngọ Môn (phần đài) sẽ được Karcher hỗ trợ làm sạch. Công nghệ này phát huy tối ưu hiệu quả trên những vật liệu gạch, đá, bê tông, hoàn toàn chưa trang trí màu. Sau dự án làm sạch Ngọ Môn, Karcher tiếp tục có những hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có thể chủ động duy trì việc vệ sinh các loại vi sinh vật gây hại tốt hơn.
Bài, ảnh:ĐỒNG VĂN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Việt Nam mong muốn hợp tác với Đức về nông nghiệp và đổi mới sáng tạo
- ·Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Phó Quốc vương Qatar
- ·Đà Nẵng có tân giám đốc Sở KH&ĐT
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Tổng tuyển cử ở Thái Lan: Cuộc đua còn nhiều gay cấn
- ·Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?
- ·Đại hội Đảng XIII bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Thủ tướng thăm một số cơ sở công nghệ cao tại Thụy Điển
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Thủ tướng: Làm gì cũng phải trách nhiệm và nhiệt huyết, nhất là lớp trẻ
- ·Thủ tướng thăm một số ‘địa chỉ đỏ’ tại Saint Petersburg
- ·Chuyến làm việc 10 giờ với 15 hoạt động của Thủ tướng
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh
- ·Nguồn tư liệu quý về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
- ·Thủ tướng tham quan triển lãm, dự diễn đàn phát triển DN công nghệ Việt Nam
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ