【tructiepbongda vietnam】Vài chuyện ở địa danh Phủ Cam
Cầu Phú Cam (ảnh) cần được sửa lại là “Phủ Cam”. Ảnh: L. Đan
Phủ Cam hay Phú Cam?àichuyệnởđịadanhPhủtructiepbongda vietnam
Lâu nay một số địa danh Huế hay bị gọi sai. Ví như Phu Văn Lâu lại bị gọi ra thành Phú Văn Lâu. Vậy Phú Văn Lâu hay Phu Văn Lâu? Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (tập Kinh sư) ghi rõ là Phu Văn Lâu. Phu là bày ra, đăng ra, ban ra. Phu Văn Lâu là lầu niêm yết những chiếu thư của nhà vua, hay bảng công bố kết quả các cuộc thi Hội, thi Đình, hoàn toàn không dính gì đến chuyện thơ phú để gọi trại ra là Phú Văn Lâu.
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Ảnh: L. Đan
Chuyện cái tên cầu Trừng Hà hay cầu Trường Hà, chắc nhiều người đã biết. Cầu nầy mới xây dựng xong năm 2003, bắc qua đầm Thủy Tú trên phá Tam Giang. Đầu cầu phía tây nằm trên làng Trừng Hà thuộc xã Vinh Phú (huyện Phú Vang), đầu cầu phía đông thuộc xã Vinh Thanh (cũng thuộc Phú Vang). Người xưa thường lấy tên địa phương nơi cây cầu xuất phát đặt tên cho cây cầu nên đáng ra cầu có tên là Trừng Hà (sông trong) chứ không phải Trường Hà (sông dài). Ngành giao thông sau khi xây xong cầu, "tự tiện" dựng bảng với tên cầu là Trường Hà, không gắn bó chi với vùng đất này khiến người dân phản ứng.
Vậy còn Phú Cam hay Phủ Cam? Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, địa danh Phủ Cam ra đời cùng thời với Phủ Dương Xuân dưới thời các chúa Nguyễn. Cho nên phải gọi là Phủ Cam mới đúng. Phủ là nha môn, nhà to, không phải phú là giàu có.
Phủ Cam, một làng quê xưa
Phủ Cam là tên làng quê xưa, thuộc ấp Phước Quả, ra đời cùng thời với các chúa Nguyễn nam tiến, đóng đô tại Thuận Hóa. Lúc bấy giờ tại Kim Long, Phú Xuân, nhà cửa, vườn tược các vương tôn công tử gọi là Phủ. Cũng lúc đó, bên này tả ngạn sông Hương, có con hói phụ lưu nhỏ chảy từ sông Hương vào làng Phủ Cam, gọi là hói Cam. Thật ra gọi con hói cũng được mà gọi là sông cũng được vì hói khá rộng, có thể gần bằng các con sông nhỏ ở Huế. Phía trên bờ sông Cam thuở ấy, có các dinh thự sang trọng của các “mệ” xây dựng, dân chúng gọi là Phủ Cam. Nhà bác học Lê Quý Đôn từ Đàng Ngoài vô Đàng Trong, ở lại Phú Xuân - Thuận Hóa một thời gian ngắn, song đã kịp dừng chân ở Phủ Cam để thuật lại trong “Phủ Biên Tạp Lục”: “Ở thượng lưu sông Hương, bờ Nam có phủ Dương Xuân và Phủ Cam (…). Nhà vườn các công hầu quyền quý trải dài trên sông Phú Xuân (sông Hương) cùng hai bờ sông con, bên hữu có Phủ Cam…”
Kim Long - Phú Xuân thời chúa Nguyễn Phúc Tần, các hoàng tử ra lập phủ riêng khá nhiều. Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Diễn lập phủ ở Dương Xuân, hoàng tử Nguyễn Phúc Trăn và Nguyễn Phúc Hiệp (con thứ bảy chúa Nguyễn Hoàng) lập phủ trên hói Cam.
Lần hồi Phủ Cam thành địa danh thân thuộc. Giáo xứ Phủ Cam, họ đạo Phủ Cam, theo sổ sách còn ghi lại, ra đời năm 1682. Song Giáo xứ Phủ Cam chưa phải là giáo xứ lâu đời nhất tại Huế, trước đó còn có họ đạo Kim Long (1635), Đốc Sơ (1674)…
Thời đó, chúa Nguyễn Phúc Trăn khuyến khích linh mục Pierre Langlois xây nhà thờ bên hói Cam. Sau hai năm, nhà thờ với cây Thánh giá bằng gỗ trên đồi làm xong, Phủ Cam thành xóm đạo, người dân có người gọi là Xóm Đá, có người gọi là Xóm Nón. Gọi Xóm Đá vì nhà thờ nằm trên ngọn đồi bằng đá. Còn gọi Xóm Nón vì người dân nơi đây có nghề làm nón. Nhiều người cho rằng nón Huế xuất phát từ Phủ Cam, sau lan truyền ra Kim Long, Triều Sơn, Hương Cần… Nón ấy là thứ nón nhẹ, mảnh, hợp với phong thổ Thuận Hóa, không thô kệch nặng nề như nón Đàng Ngoài.
Ký ức nón lá
Ngày trước đa số người dân trong xứ Phủ Cam đều theo nghề chằm nón. Thời ấy từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà ai ai cũng làm. Ngày xưa nón lá Huế rất đắc dụng: Người nông dân đội nón ra đồng lúa, người công chức đội nón đi làm, nữ sinh đội nón đi học, các mệ đi chợ đội nón, đội nón lá chạy xe đạp cũng trở thành một hình ảnh “kinh điển”… Theo thời gian, sự xuất hiện của mũ vải thời trang, nón nhựa… khiến nón lá ngày một trở nên không còn hợp thời, lớp trẻ hầu như không còn ai đội nón lá trên đầu, có chăng cũng chỉ là… những buổi trình diễn cùng với áo dài trên sân khấu.
Do vậy, từ con số hàng trăm, giờ đây Phủ Cam chỉ còn không quá 10 gia đình làm nghề, mà thật ra mỗi gia đình cũng chỉ có một, hai người làm. Người chằm nón nổi tiếng nhất là chị Trần Thị Thúy, với cánh tay cụt mà chằm nón thoăn thoắt đã suốt 40 năm qua khiến ai xem cũng phải nể phục. Trong những cuốn sách hướng dẫn mà du khách cầm trên tay đến Huế, đều có nhắc đến địa danh làng nón lá Phủ Cam, với hình ảnh chị Thúy chằm nón.
Những mũi kim chằm nón của chị Thúy bây giờ, như là những dấu nối giữa ký ức Huế xưa với hiện tại.
HỒ HOÀNG THẢO
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Breakthrough solutions needed: NA
- ·Exams to be held to select potential leaders, managers: pilot project
- ·Help needed for victims of wartime UXO
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·VN, Laos highlight traditional friendship
- ·PM pledges action to build facilitating Government
- ·President Quang concludes visit to Russia
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Vietnam News Agency inks cooperation deal with Sputnik
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·VN, Russia issue joint statement
- ·Việt Nam, Russia need to fully tap comprehensive strategic partnership: expert
- ·RoK affirms it cherishes relations with Việt Nam
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·PM to visit Germany, Netherlands, attend G20
- ·Defence Minister Ngô Xuân Lịch meets Thai senior officer
- ·President takes leave of Israeli envoy, hails ties
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Vice NA Chairman begins visit to Japan