【bóng đá quốc gia ý】Ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết: Trong chuyến công tác tại Viêng Chăn (Lào),ýkếtmớiHiệpđịnhThươngmạiViệbóng đá quốc gia ý sáng 8/4, Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào. Cùng đó, hai Bộ trưởng đã ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới và chứng kiến lễ ký một số biên bản hợp tác giữa hai nước.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào.
Mở đầu hội đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith hoan nghênh và đánh giá cao vai trò cá nhân của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong việc thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Bộ, cũng như hai nước anh em Việt Nam - Lào. Bộ trưởng Malaithong Kommasith cho rằng, để thúc đẩy thương mại giữa hai nước phát triển, hai Bộ Công Thương Việt Nam - Lào có 5 nhiệm vụ chính; trong đó, ưu tiên nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước từ 10-15% so với năm 2023.
Điểm lại tình hình hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực công Thương là trụ cột trong quan hệ hai nước. Từ 2012 đến nay, hai bên liên tục hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kim ngạch thương mại từ 10-15%năm (trừ giai đoạn dịch COVID-19). Năm 2023, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 1,63 tỷ USD, giảm 4,3% so với năm 2022; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 533 triệu USD, giảm 18,7%; nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,7%.
Ước 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 417,8 triệu USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ 2023; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào ước đạt 148,3 triệu USD, tăng 16%; nhập khẩu của Việt Nam từ Lào ước đạt 270 triệu USD, giảm 9,5%. Xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị... là các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Lào. Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục nhập cao su, gỗ, quặng và khoáng sản từ Lào.
“Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương hai nước” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá và cho rằng, sau một năm 2023 đầy diễn biến khó lường, kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2024 đã chứng kiến các tín hiệu tích cực hơn. Cầu tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi, lạm phát được kiểm soát tốt hơn ở nhiều nền kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Lào đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong những năm gần đây, Lào đã chuyển từ vị thế nhập siêu sang vị thế xuất siêu sang Việt Nam. Điều này cho thấy, năng lực sản xuất của Lào đang dần tăng lên. Đặc biệt, Lào đang dần trở thành một trong những nguồn cung cấp quan trọng các sản phẩm và nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Việt Nam trong khối ASEAN.
Trong khi đó, Việt Nam thời gian qua đã trở thành công xưởng của thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 735 tỷ USD, nằm trong nhóm 20 nước có quy mô ngoại thương lớn nhất thế giới và nhóm các thị trường hấp dẫn nhất về thu hút FDI. Chính vì vậy, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại nguyên liệu đầu vào và điện năng từ các nước; trong đó, có Lào.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào mới đạt quy mô 1,65 tỷ USD, chỉ bằng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Lào và 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại, trao đổi tại hội đàm, hai Bộ trưởng đã nhất trí các giải pháp cụ thể triển khai cam kết, thoả thuận đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất tại bản Thoả thuận về Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào; biên bản kỳ họp thứ 46 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Cụ thể, về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai Bộ trưởng cùng chung nhận định việc thực thi có hiệu quả các cam kết hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Lào phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp hai nước. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp hai nước như các diễn đàn doanh nghiệp, hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp, hội chợ thương mại, diễn đàn thúc đẩy thương mại, hội thảo thông tin thị trường.
Cùng đó, thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào. Liên quan đến giải pháp này, hai Bộ trưởng nhất trí thương mại biên giới có vai trò hết sức quan trọng đối với thương mại hai nước. Hiện nay, kim ngạch thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch thương mại hai nước.
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn tới, hai bên cần triển khai có hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào (ký vào tháng 1/2024); rà soát, trao đổi để sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận Hà Nội năm 2007 và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào cho phù hợp với tình hình và bối cảnh mới.
Cũng tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng cũng nhất trí sẽ giao các đơn vị chức năng trao đổi, sớm thống nhất thời gian Hội nghị Thương mại biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 13 tại Việt Nam để kịp thời thảo luận các vướng mắc, khó khăn thương mại biên giới phát sinh giữa hai nước cũng như thống nhất phương hướng hợp tác trong các năm tới.
Xung quanh việc khai thác tối đa hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hiện có tại khu vực biên giới hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoàn toàn nhất trí quan điểm cần tạo điều kiện để tăng cường xuất khẩu hàng hoá từ Lào sang Việt Nam, nhất là các mặt hàng Việt Nam có nhu cầu, phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam.
Song song đó, hai Bộ trưởng cũng cho rằng, hai bên cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện pháp lý cho hoạt động hợp tác công nghiệp biên giới. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Malaithong Kommasith đã giao các đơn vị đầu mối khẩn trương đàm phán, thống nhất Bản ghi nhớ về Phát triển chuỗi liên kết công nghiệp giữa hai nước để tiến tới ký kết trong thời gian tới.
Tại hội đàm, Bộ trưởng Malaithong Kommasith đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường xăng dầu; đồng thời giúp Lào ổn định nguồn cung xăng dầu.
Với đề nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Bộ Công Thương Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Vừa qua, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Việt Nam chủ động kết nối với doanh nghiệp của Lào, tăng cường và tạo sự ổn định trong việc cung ứng xăng dầu sang thị trường Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay, phía Việt Nam đã ban hành Quy hoạch kho chứa xăng dầu. Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Công Thương Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của hai bên nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác, xem xét khả năng xây dựng kho chứa xăng dầu, phù hợp pháp luật của mỗi bên và phù hợp với lợi ích chung của cả hai bên.
Để đảm bảo cung ứng xăng dầu trong nước, về lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Chính phủ Lào cần xem xét duy trì tỉ giá hối đoái ổn định, dự báo được cũng như cần đảm bảo nguồn cung ngoại tệ; đảm bảo cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hoạt động có lãi. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Trước những quan tâm của phía Lào liên quan đến quản lý thị trường (chống buôn lậu, chống gian lận thương mại), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Bộ Công Thương Việt Nam sẵn sàng chia sẻ và cùng Bộ Công Thương Lào phối hợp trong quản lý thị trường, ngăn chặn hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại.
Hơn nữa, Lào đã có những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển thương mại điện tử. Dự báo doanh thu từ thương mại điện tử có thể đạt 433 triệu USD vào năm 2028. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển thương mại điện tử của Lào còn rất lớn. Do đó, đề nghị Lào chú trọng xây dựng chính sách phát triển thương mại điện tử, khuyến khích và tạo điều kiện doanh nghiệp trong ngành này phát triển, hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển của kinh tế Lào.
Sau buổi hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới; chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương Việt Nam) và Vụ Cạnh tranh và Kiểm tra thương mại (Bộ Công Thương Lào); Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa GP Holdings, Viện Nghiên cứu cơ khí và Tập đoàn Phonesack Group về hợp tác xây dựng kho bãi và băng truyền tải than. Việc ký kết các Bản ghi nhớ hợp tác theo từng chuyên ngành sẽ tiếp tục góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Cán bộ Đồng Tâm, Mỹ Đức bị đề nghị mức án cao nhất 7
- ·Khởi tố 3 đối tượng vụ đốt xe nghi bắt cóc trẻ ở Hải Dương
- ·Bắt doanh nhân tàng trữ cả kho vũ khí quân dụng trái phép
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Người đàn ông bị truy sát trên đường
- ·Honda Việt Nam giới thiệu phiên bản mới Vision 2025
- ·Cái kết đắng nào đang chờ 'người đàn bà ngàn tỷ'?
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Anh rể đâm chết em vợ vì mâu thuẫn gia đình
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Bắt giữ anh trai nghi can cướp ngân hàng HD Bank ở Đồng Nai
- ·Giết vợ dã man rồi trốn vào rừng rậm
- ·Manh mối lần ra vị khách sát hại chủ tiệm cầm đồ 32 nhát dao
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Bi kịch mẹ vợ Khánh 'trắng' bị 'ma' cờ bạc ám đến mê dại
- ·Chê đồ ăn đắt, thực khách bị đầu bếp xiên thủng bụng
- ·Hải Phòng: 4 container chứa shisha và lá khát bị phát hiện
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Bé trai 14 tuổi bị đâm chết vì can cãi nhau trên phố Sài Gòn