【kq mu hôm qua】Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ
Du khách nước ngoài tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Huyền Diệu |
Đáng chú ý là chiếc cốc đựng nước trên bàn thờ Bác Hồ của bà Nguyễn Thị Đốc (huyện Phú Lộc) do gia đình bà lập năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời. Bàn thờ không có ảnh Bác, chỉ một chiếc lư hương và một chiếc cốc đựng nước, nhưng cả gia đình bà đứng bên nhau trong ngôi nhà xiêu vẹo bởi bom đạn của chiến tranh, cùng hướng tâm trí ra miền Bắc, lặng lẽ thắp nén hương làm lễ truy điệu Bác. Sau nhiều lần nhà bà Đốc bị giặc đốt, phải di chuyển nhiều nơi, nhưng chiếc cốc trên bàn thờ Bác vẫn được bà và gia đình gói ghém mang theo.
Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng vải thêu của ông Võ Bính (huyện Phú Lộc) cơ sở cách mạng từ những ngày đầu chống Pháp, là bức chân dung do do Đảng và Chính phủ chuyển từ Bắc vào Nam tặng cho các địa phương, các cơ sở Đảng hoạt động bí mật trong lòng địch, được ông Võ Bính cất giữ và dùng vào những dịp quan trọng như: Lễ tuyên thệ trước khi xuất quân ra trận, trong các buổi lễ kết nạp Đảng, Đoàn... Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, bức chân dung ấy được treo ở nơi trang trọng nhất trong buổi lễ truy điệu Người ở địa phương. Chiến tranh qua đi, ông Võ Bính đã trang trọng thờ bức chân dung Bác Hồ trong gia đình.
Tượng Bác Hồ bằng gỗ mít do ông Quỳnh Hoàng tạc để tưởng nhớ Người. Ảnh: Ngọc Yến |
Hay như bức tượng Bác Hồ bằng gỗ mít do ông Quỳnh Hoàng, người Tà Ôi (huyện A Lưới). Năm 1969 khi nghe tin Bác Hồ qua đời, vì không có di ảnh để lập bàn thờ nên ông đã tự tay chế tác tượng Bác Hồ để thờ trong gia đình, gửi vào đó cả tấm lòng và niềm tôn kính. Bức tượng tuy còn thô mộc nhưng đã thể hiện được nỗi niềm thương tiếc của ông dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Phù điêu chân dung Bác Hồ của ông Nguyễn Văn Lô (TP. Huế) là cả một tấm lòng cũng như mong ước được gặp Bác Hồ. Năm 1969, khi nghe tin Bác qua đời, bằng đôi bàn tay của một nghệ nhân, với trái tim kính yêu Bác, ông đã nhìn ảnh tạo khuôn, nấu gang đúc ra phù điêu chân dung của Người với gương mặt nhìn thẳng, hiền từ. Chân dung phù điêu Bác Hồ được ông đặt vị trí trang trọng nhất trong gia đình để thờ.
Trong những tư liệu đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, bức Điện gửi Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương báo cáo tình hình tổ chức tang lễ Bác như sau: Ngày 3/9/1969, cũng như Nhân dân cả nước, Nhân dân Thừa Thiên Huế vô cùng thương tiếc và đau xót khi nghe qua Đài tiếng nói Việt Nam đọc thông báo của BCH TW Đảng về việc Bác Hồ từ trần. Sau đó, các đơn vị, các địa phương trong toàn quân khu, kể cả các đơn vị đang làm nhiệm vụ chiến đấu phía trước đều lập ngay bàn thờ Bác ở những nơi công cộng theo nghi thức lễ tang, ngoài ra từng nhà ở của anh em đều có lập bàn thờ riêng thờ Bác.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn lưu giữ rất nhiều bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai màu đen trắng được thiết lập bàn thờ trong buổi lễ truy điệu Người, như: Bức chân dung Bác Hồ được treo ở bàn thờ trong tang lễ Bác trên chiến trường và được thờ trong gia đình của ông Lê Quý Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Lộc); Bức chân dung Bác Hồ trong buổi lễ truy điệu Người ở chiến trường của Đại đội 759; Chân dung Bác Hồ trong buổi lễ truy điệu Người tại xã Hương Bình; Chân dung Bác Hồ bằng vải của Đảng ủy miền Tây tặng cho Chi bộ xã Hồng Nam (huyện A Lưới) đã dùng trong lễ truy điệu Người; Lá cờ Tổ quốc in trên giấy và con tem có hình Bác Hồ là kỷ vật của bà Nguyễn Thị Rương (cựu tù chính trị Côn Đảo) đã bí mật lưu giữ và sử dụng để làm lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày; Chân dung Bác Hồ của ông Hồ Trong Thu, dân tộc Cơ Tu ở thôn A Zen, xã Hương Sơn (huyện Nam Đông) được Bác Hồ tặng 1959 đã dùng trong buổi lễ truy điệu và vào những dịp tưởng niệm Người sau này. Các tư liệu như: Báo cáo tổ chức tang lễ Hồ Chủ tịch, tình hình tư tưởng cán bộ, chiến sĩ quần chúng và dư luận các tầng lớp về việc Bác từ trần của Thường vụ Khu ủy gửi Văn phòng Trung ương Đảng và Trương ương cục; Hiệu triệu của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Trị Thiên Huế ngày 9/9/1969; Chỉ thị về việc học tập lời Di chúc của Bác tháng 9/1969 của Thường vụ Khu ủy; Chỉ thị của Thường vụ Huyện ủy Phong Điền số 14T/C về tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 8/9/1969...
55 năm sau khi Bác qua đời, những mẩu chuyện, những tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến Người được Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị, vẫn mang tính thời sự sâu sắc, là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, là kim chỉ nam để Đảng ta kiên định mục tiêu, lý tưởng mà Người đã chọn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của đất nước.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
- ·Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
- ·Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam tổ chức hội thảo về phát triển hoạt động KHCN năm 2020
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 25 11 2024
- ·Hàn Quốc đề xuất thay đổi tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm, doanh nghiệp Việt cần lưu ý những gì?
- ·Cần bổ sung các quy định về chất lượng, quy chuẩn của hàng hóa
- ·Long An sees positive socio
- ·Vai trò của tính toán TFP trong tăng trưởng kinh tế địa phương
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Tiêu chuẩn quốc tế về các biển báo, ký hiệu an toàn mới nhất
- ·ISO / IEC 17000: Đánh giá sự phù hợp toàn cầu
- ·KInh nghiệm thực tiễn giúp Việt Nam nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa trong thời đại 4.0
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 16 11 2024
- ·Các tiêu chuẩn về thiết bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên chăm sóc sức khỏe trong dịch Covid
- ·Xử lý khử trùng lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Bộ KH&CN đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch Covid