会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình atalanta gặp lazio】Doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ": Vừa làm vừa lo!

【đội hình atalanta gặp lazio】Doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ": Vừa làm vừa lo

时间:2025-01-25 05:15:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:940次
Tin manual
Nơi nghỉ cho công nhân tại chỗ được doanh nghiệp bố trí trong trụ sở. Ảnh: CTV

Nỗi lo “3T” thành ổ dịch

Những ngày này, ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm thành phố đang rất lo lắng khi một số nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh thực hiện “3 tại chỗ” hay còn gọi là (3 T) bị nhiễm Covid-19.

Cả tháng nay, doanh nghiệp của ông cũng thực hiện “3 tại chỗ”, vừa phải lo duy trì hoạt động nhà máy, thực hiện các đơn hàng đã ký kết với đối tác, vừa phải lo thuê người nấu nướng, lo chỗ ăn ở cho hàng trăm công nhân. Tuy đã thực hiện “3 tại chỗ”, nhưng theo ông Hiến vấn đề này vô cùng khó khăn với doanh nghiệp và không thể kéo dài lâu.

“Áp dụng 3 T theo tôi hoàn toàn không giản đơn. Việc ăn ở tập trung, cộng với chi phí tăng ca cho các doanh nghiệp không thể kéo dài do áp lực tâm lý"- ông Hiến nêu thực trạng tại doanh nghiệp mình.

Tin manual
Tổ chức khám sàng lọc và tầm soát Covid -19 theo định kỳ, chi phí tăng cao. Ảnh: CTV

Cũng thực hiện “3 tại chỗ”, ông Phạm Văn Việt, Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh cho hay, do vướng đơn hàng trước đó đã đàm phán xuất khẩu đi EU nên công ty phải cố gắng duy trì hoạt động, nhưng cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, áp lực.

Để thực hiện “3 T”, các công nhân được yêu cầu cùng làm việc, cùng ăn, cùng ở ngay tại các phân xưởng. Những khu vực sinh hoạt chung như nhà vệ sinh, phòng ăn, hành lang… được phun cồn 70 độ 3 lần mỗi ngày. Nguyên liệu, hàng hóa nhập đều được hấp, xịt khuẩn kỹ càng. Công ty cố gắng loại bỏ mọi nguy cơ dịch bệnh, nhưng trong một lần xét nghiệm tầm soát, 19 công nhân nhà máy dương tính với SARS-CoV-2. Nguồn lây được nghi do một người bán nước gửi hàng vào cho công nhân. TP. Thủ Đức đã phải bố trí 2 trường trung học để công ty thu dung chữa các F0, F1 và F2. Hiện công ty chỉ giữ lại một phân xưởng nhỏ để sản xuất hết đợt hàng theo hợp đồng, sau đó sẽ đóng cửa.

Ông Việt nhìn nhận, do đợt dịch ở các tỉnh phía Nam quá lớn, khiến lượng người nhiễm Covid -19 trong cộng đồng lên đến hàng chục ngàn người. Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” cũng không tránh khỏi giữa làn sóng dịch, có thể bị lây nhiễm vào bất cứ lúc nào. Trong khi đó, biến thể Delta mới của virus khiến tỷ lệ lây nhiễm cao. Với môi trường làm việc trong nhà máy, chỉ cần xuất hiện một ca F0, lập tức hàng trăm người khác sẽ là F1 hoặc F2. Ngoài ra, với mật độ nhà máy, xí nghiệp ở khu vực phía Nam, lượng công nhân rất lớn, việc tìm đủ chỗ ở cho công nhân đáp ứng "3 tại chỗ" là vô cùng nan giải.

Theo ông Việt, do đặc thù của ngành dệt may sử dụng lao động rất đông, từ 300 đến 3.000 lao động trở lên nên đa số đều có phương án thực hiện “3 tại chỗ”, song chỉ có khoảng 10-15% doanh nghiệp trong ngành đủ điều kiện thực hiện, còn lại phải đóng cửa. Trong khi doanh nghiệp thu lợi chính từ việc gia công hàng dệt may xuất khẩu, lợi nhuận trong chuỗi thu về chỉ khoảng 8% giá trị sản phẩm, nhưng chi phí để duy trì sản xuất mùa dịch đã vượt nhiều lần 8%, chưa kể nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của công nhân. Số khác gặp phải khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào do nhập từ Trung Quốc, dù đã có doanh nghiệp Việt Nam thay thế nhưng không đa dạng và không nhiều chủng loại, thiếu kho bãi để sản xuất.

Khó khăn chất chồng

Hơn 1 tuần qua, các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam phải đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện 3T, còn lại các doanh nghiệp không đủ điều kiện đã phải ngừng sản xuất, dẫn đến một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách. Với những nhà máy còn hoạt động, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ đạt 30-50%, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Tháng 7 năm nay, xuất khẩu thủy sản đạt gần 763 triệu đô la Mỹ, giảm 4% so với cùng kỳ.

Tin manual
Khu vực ăn, uống đảm bảo giãn cách. Ảnh: CTV

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho hay, trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn như chi phí xét nghiệm hằng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy tăng từ 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30 - 50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì - vật tư - bột - phụ liệu tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh, phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2-3 đến 10 lần. Ngoài ra, nếu không thể giao hàng đúng hạn, doanh nghiệp có thể chịu các khoản phạt từ 5-10% giá trị của lô hàng.

Trước đó, khi dịch lây lan ra các khu công nghiệp, UBND Thành phố chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động sản xuất khi đảm bảo đúng phương châm "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 địa điểm". Tính đến ngày 21/7, có 618 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất theo phương châm "3 tại chỗ", "2 địa điểm - 1 cung đường". Các cơ quan chuyên môn đã thẩm định 479 doanh nghiệp, trong đó 414 doanh nghiệp đủ điều kiện và 56 doanh nghiệp phải dừng hoạt động do không đủ điều kiện.

Riêng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có khoảng 391 doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, chiếm khoảng 60% số doanh nghiệp đã đăng ký 3T. Trước khó khăn của nhiều doanh nghiệp, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố cho biết, Hiệp hội đã có 2 văn bản gửi đến UBND Thành phố đề xuất tháo gỡ.

“Lâu dài chúng ta sẽ mất thị trường do nước ngoài thay thế nếu không tiếp tục duy trì được sản xuất. Trong điều kiện các nước đang tăng trưởng rất nhanh mà chúng ta lại lệch pha này. Do đó, tôi cho rằng các doanh nghiệp cần đoàn kết nhiều hơn, siết chặt tay nhau hơn nữa, tìm mọi cách để kết nối, sử dụng nguồn sản phẩm đầu vào trong chuỗi cung ứng của nhau để làm sao bảo vệ được thị trường trong nước là rất cần thiết” - ông Dũng cho hay.

Việc áp dụng phương châm “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Hiện các doanh nghiệp phía Bắc áp dụng “3 tại chỗ” cũng đã bắt đầu gặp vấn đề, nhất là nếu duy trì lâu có thể gây hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp phía Nam có số lượng lao động từ các địa phương khác rất lớn, do đó không đủ điều kiện áp dụng phương thức này buộc phải đóng cửa tạm thời, chưa có lộ trình để các doanh nghiệp mở cửa lại./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Gia Cư

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
  • Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc Khánh
  • TPHCM: Hoàn tất bồi thường cho các hộ dân ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • 12 Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020
  • Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
  • Không để chậm việc ban hành các văn bản pháp luật
  • Phát huy lợi thế về du lịch của Gia Viễn trong phát triển kinh tế
  • Ông Duterte lại trách Mỹ 'chỉ nói mà không làm'
推荐内容
  • Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
  • HNX chốt ngày giao dịch trở lại của cổ phiếu HBC và HNG tại UPCoM
  • TPHCM: Hoàn tất bồi thường cho các hộ dân ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • HOSE xem xét hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu TNA của công ty Xuất nhập khẩu Thiên Nam
  • Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
  • Honda Việt Nam tặng gần 2 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 năm học 2020