【kết quả parma】Việt Nam sẽ đạt được bước tiến vượt bậc về kinh tế và khoa học trong CMCN 4.0
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Industry 4.0 Summit (Ảnh: Đức Thanh) |
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit sáng nay (3/10),ệtNamsẽđạtđượcbướctiếnvượtbậcvềkinhtếvàkhoahọkết quả parma Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành một chủ đề lớn được toàn thế giới cũng như tất cả các cấp, các ngành và người dân Việt Nam quan tâm để nghiên cứu, xây dựng các giải pháp, chính sách, bước đi cần thiết để tận dụng tối đa những cơ hội do Cuộc cách mạng đem lại cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của Cuộc cách mạng đối với nền kinh tế, nhất là những ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động làm thay đổi mọi mặt của đời sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia với tốc độ lan truyền nhanh trên nền ứng dụng Internet; làm thay đổi mang tính hệ thống trong các ngành, lĩnh vực, thậm chí cả một quốc gia; thay đổi phương thức và cách tiếp cận của nền sản xuất... Cuộc cách mạng đem lại cho các quốc gia cả cơ hội và thách thức. Nhiều nước đã và đang xây dựng, thực hiện các chính sách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của công nghệ mới, tận dụng cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, giải quyết các tồn tại do phát triển gây ra, ứng phó với những thách thức mà Cuộc cách mạng đem lại...
Trong xu hướng toàn cầu, Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt xu thế, không ngừng cải thiện mức độ sẵn sàng trong việc tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác, tận dụng các lợi ích của Cuộc cách mạng này, gắn với xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
“Chúng ta có thể tự tin nói rằng, đây là một cơ hội quan trọng để Việt Nam nắm bắt nhằm mục tiêu tăng tốc phát triển nền kinh tế, hướng tới đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, có thu nhập trung bình cao trong tương lai gần trên nền tảng một chiến lược tổng thể của quốc gia về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và xu hướng chung của quốc tế”, ông Dũng khẳng định.
Là cơ quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp thu, hoàn thiện Chiến lược và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3 yếu tố nền tảng để xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gồm:
Một là,đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập và thân thiện với các mô hình kinh tế mới, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệpđầu tưvào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nhanh chóng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Hai là, phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu lớn, bao gồm việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để áp dụng các công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở quy mô và phạm vi rộng, kết nối Internet tốc độ cao; xây dựng, chia sẻ các cơ sở dữ liệu.
Ba là,phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các hoạt động chuyển đổi, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới.
Bên cạnh các yếu tố nền tảng được trình bày ở trên, dự kiến Chính phủ Việt Nam sẽ triển khai ba nhóm chính sách quan trọng, bao gồm:
Thứ nhất, áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công: bao gồm xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số để quản lý nhà nước nhanh hơn, minh bạch hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn; nâng cao hiệu quả theo dõi, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, đem lại sự hài lòng cao hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp để tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực; phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn; cắt giảm chi phí; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao chất lượng quản trị chuỗi cung ứng; phát triển sản phẩm, dịch vụ mới; nâng cao năng suất của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Thứ ba, cơ cấu lại và tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ thế hệ tiếp theo, vươn lên vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực công nghệ hiện đại, giúp cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, các giải pháp bổ sung cũng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện thành công các chính sách đề ra ở trên, như:
Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo; các dự ánđầu tư, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ sử dụng các công nghệ đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0; thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới; thu hút đầu tư mạo hiểm nước ngoài cho các Start-up Việt Nam.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; kêu gọi các quốc gia tiên tiến, các tổ chức quốc tế hỗ trợ, hợp tác, thành lập các cơ sở nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác khoa học công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược, các đối tác quan trọng có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến; xây dựng, mở rộng mạng lưới quan hệ với các chuyên gia quốc tế, nhất là chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ trọng điểm của Cách mạng công nghiệp 4.0.
“Tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với chúng ta, đây còn là một chủ trương lớn, quan trọng, một định hướng mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước”, ông Dũng khẳng định.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong việc tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, Nghị quyết cũng đã đề ra nhiều giải pháp lớn, quan trọng, mang tính quyết sách để thực hiện mục tiêu trên.
Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 02 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1269/QĐ-TTg thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trung tâm này sẽ có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, đồng thời nâng cấp công nghệ để đạt hiệu quả cao hơn, năng suất cao hơn, cạnh tranh hơn.
“Đây là bước đi hết sức có ý nghĩa trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, thể hiện rõ phương châm hành động nhanh, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Dũng, trong khuôn khổ hợp tác APEC 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sáng kiến kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực tại Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC tại Chi-lê đầu tháng 9 vừa qua và được Hội nghị đánh giá cao, ghi nhận trong Tuyên bố chung của Hội nghị. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang mở rộng thêm Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, mạng lưới tri thức Việt Nam ở các quốc gia phát triển hàng đầu nhằm quy tụ các chuyên gia công nghệ trong nước và quốc tế, hỗ trợ các Start-up Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế…
Bộ trưởng tin tưởng, với quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Chính phủ, với sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp và sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác quốc tế, Việt Nam sẽ đạt được một bước tiến vượt bậc về kinh tế và khoa học công nghệ, tạo ra sự thay đổi căn bản trong mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ thuế ngày càng thực chất
- ·Thu ngân sách trung ương tăng 22,3% so với cùng kỳ
- ·Liverpool chiêu mộ tân binh đầu tiên thời HLV Arne Slot
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Acecook Việt Nam và hành trình đồng hành cùng bóng đá Việt
- ·HLV U22 Việt Nam nói gì trước trận gặp U22 Trung Quốc?
- ·Tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành Cơ khí Việt Nam
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Nâng cấp hạch toán điện tử về lệ phí môn bài năm 2017
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Pep Guardiola nhận tin cực vui
- ·Trường hợp phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho hải quan
- ·Thái Nguyên: Đối thoại và hỗ trợ quyết toán thuế cho 600 DN
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Bài 2: TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho hoàn thuế điện tử
- ·Phú Thọ: Thu thuế ngoài quốc doanh đạt kết quả khả quan
- ·Kết quả bóng đá Argentina 3
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Kết quả bóng đá Saudi Arabia 1