【thứ hạng của campeonato brasileiro série a】Bộ Tài chính giải đáp kiến nghị về tăng giá điện, xăng, dầu
Trả lời kiến nghị của cử tri Hà Nội, Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định hiện hành, Nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Với điện và xăng dầu là hai mặt hàng thiết yếu, quan trọng đối với phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, vì vậy, tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định cơ chế quản lý, điều tiết giá hai mặt hàng này.
Giá điện: Điều chỉnh thận trọng
Theo quy định, Bộ Công Thương được giao quản lý nhà nước về giá điện; Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp.
Để thực hiện giá bán điện theo cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo quy định tại Quyết định 24, hàng năm, giá bán điện bình quân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
Theo đó, một trong những yếu tố xem xét, điều chỉnh là khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá nói chung, và nhiệm vụ phối hợp trong quản lý nhà nước về giá điện, Bộ Tài chính cho rằng, các phương án điều chỉnh giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Bộ Công Thương kiểm soát theo quy định.
Thời gian và mức điều chỉnh được cân nhắc một cách thận trọng, tránh việc điều chỉnh giá điện gây tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Sau các đợt điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương đã thực hiện công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về nguyên tắc, cơ sở, và các căn cứ điều chỉnh giá bán điện. Đồng thời, để góp phần công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá, từ năm 2011, Bộ Công Thương đã công bố công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm.
Giá xăng dầu theo cơ chế thị trường
Đối với giá xăng dầu, theo Bộ Tài chính, cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014, với nguyên tắc cơ bản “Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
Theo quy định tại Nghị định 83, Bộ Công Thương được giao chủ trì điều hành giá bán xăng dầu; Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp.
Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán trong biên độ nhất định, theo quy trình và nguyên tắc không được cao hơn giá cơ sở. Khi giá cơ sở tăng cao, hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua các công cụ tài chính và Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm góp phần ổn định giá hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Từ khi Nghị đinh 83 có hiệu lực (ngày 1/11/2014), việc điều hành giá xăng dầu trong nước đã được thực hiện nhất quán theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Giá xăng dầu trong nước cơ bản bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, DN và người tiêu dùng.
Đồng thời, quán triệt nguyên tắc thực hiện công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, trong các lần điều hành giá xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đều có thông cáo báo chí, công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở và nguyên tắc, sự cần thiết của việc điều hành giá xăng dầu trong nước.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng đúng quy định, đã góp phần bình ổn giá bán xăng dầu trong nước hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội; đồng thời giảm tần suất tăng giá bán xăng dầu trong nước.
Bộ Tài chính cũng thực hiện định kỳ công tác kiểm tra việc trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối theo quy định tại Nghị định 83. Tình hình trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá của từng DN kinh doanh xăng dầu đầu mối từ năm 2013 đến nay được công khai thường xuyên để người dân biết, giám sát.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Bắc Bộ mưa phùn và sương mù, Nam Bộ mưa rào và dông vài nơi
- ·Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tăng 38%
- ·Nhận diện khó khăn đối với xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Tài chính
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Mỗi nhà xuất bản cần có bản sắc riêng
- ·Infographics: Cả nước có 32,1 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID
- ·Hà Nội rét hại, nhiệt độ từ 8
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Hoa hậu Ngọc Hân mặc gợi cảm đi xem triển lãm tranh Nguyễn Tư Nghiêm
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Gỡ “rào cản” chi hoàn thuế GTGT
- ·Khả năng Fed tiếp tục nâng lãi suất khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm
- ·Chùm ảnh: Hà Nội rực rỡ cờ, băng rôn chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Chứng khoán phố Wall chìm trong sắc đỏ cả ngày 21/2
- ·Chùm ảnh: Hà Nội rực rỡ cờ, băng rôn chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- ·Infographics: Đột phá chiến lược của Việt Nam giai đoạn 2011
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Nhật Bản lắp máy bán hàng miễn thuế tự động phục vụ du khách