【kết quả bóng đá ukraine】Bộ ba ‘lõi’ của hệ sinh thái thông minh liên ngành
Theộbalõicủahệsinhtháithôngminhliênngàkết quả bóng đá ukraineo chuyên gia, ba yếu tố cốt lõi để một hệ sinh thái thành công là sự phá vỡ ranh giới ngành nghề, sự gắn kết khách hàng sâu sắc hơn và khả năng sở hữu dữ liệu.
Trao đổi từ ông Trần Huy Bảo Giang - Tổng Giám đốc FPT Digital, Tập đoàn FPT và ông Fumiaki Katsuki - Giám đốc hợp danh tại McKinsey & Company tại FPT Techday 2024, đã mang đến những góc nhìn thực tiễn và đột phá để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng sức mạnh của hệ sinh thái thông minh.
Hệ sinh thái thông minh: Xu thế tất yếu
Theo ông Trần Huy Bảo Giang - Tổng Giám đốc FPT Digital, Tập đoàn FPT, xây dựng một siêu hệ sinh thái không chỉ là một xu hướng mà còn là nền tảng quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến xa hơn trong nền kinh tế số.
Ông chia sẻ: “Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được từ các lãnh đạo doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng công nghệ số không chỉ nhằm tối ưu hóa mà còn để tạo ra bước nhảy vọt vượt xa mong đợi. Câu trả lời thường ở chỗ doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn vượt xa hơn và tham gia vào một hệ sinh thái lớn hơn chính mình - hệ sinh thái thông minh liên ngành”.
Ông Giang nhấn mạnh tư duy đổi mới và hành động nhanh chóng là yếu tố quan trọng trong thời đại số. Công nghệ và dữ liệu chính là chìa khóa để có thể tạo ra những giá trị đột phá thực sự cho tất cả các bên tham gia, từ đó doanh nghiệp đạt được sự đổi mới và bền vững. Ví dụ, với các nền tảng như DC5, FPT.AI hay FPT Payment, Tập đoàn FPT đã chứng minh khả năng tạo ra giá trị không chỉ cho chính mình mà còn cho đối tác, khách hàng.
Cùng quan điểm, ông Fumiaki Katsuki - Giám đốc hợp danh tại McKinsey & Company khẳng định, các hệ sinh thái thông minh không còn là một khái niệm trừu tượng mà đã trở thành hiện thực tất yếu và sẽ ngày càng tăng tốc. Ước tính thị trường hệ sinh thái tại Việt Nam hiện đạt 7,2 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong những năm tới.
Với chi phí tính toán ngày càng thấp và khả năng kết nối trải nghiệm khách hàng liền mạch thông qua công nghệ, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội chưa từng có để định hình lại cách họ tương tác với khách hàng, tạo ra giá trị mới, xây dựng những hệ sinh thái mới mà không giới hạn bởi ngành nghề hay lĩnh vực truyền thống.
Ngành nghề truyền thống sẽ dần mất đi sự phân biệt rõ ràng khi các hệ sinh thái xuất hiện, kết nối nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp nào sở hữu dữ liệu sẽ là người chiến thắng trong dài hạn, bởi dữ liệu không chỉ là tài sản mà còn là yếu tố quyết định sự tồn tại của hệ sinh thái.
Ông cũng kết luận, ba yếu tố cốt lõi để một hệ sinh thái thành công là sự phá vỡ ranh giới ngành nghề, sự gắn kết khách hàng sâu sắc hơn và khả năng sở hữu dữ liệu.
Ngân hàng: “Nhạc trưởng” dẫn dắt Hệ sinh thái
Về việc xây dựng hệ sinh thái, ông Fumiaki Katsuki nhấn mạnh vai trò đặc biệt của ngành ngân hàng như một “nhạc trưởng” điều phối. Theo ông, ngân hàng sở hữu những lợi thế độc nhất, bao gồm khả năng quản lý dòng tiền, thương hiệu đáng tin cậy và tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu cao. Ông chia sẻ: "Ngân hàng là điểm kết nối tự nhiên trong mọi hệ sinh thái bởi họ sở hữu các sản phẩm cốt lõi như thanh toán và tín dụng – những yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan".
Ông cũng chỉ ra rằng ngân hàng có thể tham gia vào hệ sinh thái theo ba cách chính. Đầu tiên, họ có thể trở thành một thành viên tham gia vào hệ sinh thái đã tồn tại, đóng vai trò là một phần trong mạng lưới rộng lớn. Thứ hai, ngân hàng có thể trở thành người điều phối, kết nối các dịch vụ và tạo ra giá trị từ việc kết hợp các ngành. Cuối cùng, một số ngân hàng có thể tự xây dựng hệ sinh thái riêng của mình, tạo nên một nền tảng độc lập để quản lý và kiểm soát hoàn toàn. Tất cả những cách này đòi hỏi các năng lực khác nhau và thời gian thực hiện khác nhau, không chỉ với ngân hàng mà còn với bất kỳ ngành nào.
Tuy nhiên, đối với ngân hàng, có một số lợi thế mà các ngành khác không có. Để một hệ sinh thái thành công, luôn cần có một sản phẩm trọng tâm thu hút người dùng - sản phẩm "hook". Sản phẩm này phải giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Một trong những sản phẩm thu hút và gắn kết trong hệ sinh thái, như nhiều người có thể nhận ra, chính là thanh toán, và đây là lợi thế mà các ngân hàng và tổ chức tài chính có.
Một lợi thế khác là khả năng cung cấp tín dụng, đây là điều mà nhiều ngành khác không thể làm được do các quy định. Khả năng này giúp ngân hàng trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái.
Ngoài ra, thương hiệu và lòng tin mà ngân hàng xây dựng với khách hàng cũng là một lợi thế lớn. Mặc dù ngày nay có nhiều công ty thương mại điện tử, như Amazon, đang đạt được sự công nhận lớn về thương hiệu, các ngân hàng vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong việc tạo dựng lòng tin. Đây là lợi thế đặc biệt mà các ngân hàng có.
Cuối cùng, là vấn đề bảo mật dữ liệu. Khách hàng luôn quan tâm đến việc dữ liệu của họ được bảo vệ ra sao. Và dù muốn hay không, các ngân hàng luôn có tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu cao nhất, điều này giúp họ duy trì vị thế trong hệ sinh thái.
Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng đang nỗ lực trở thành nhà điều phối. Sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng vật lý có thể đóng vai trò hỗ trợ cho hệ sinh thái khi nó trở thành sự kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến. Thêm vào đó, các ngân hàng đã có sẵn một mạng lưới đối tác rộng lớn trong mô hình kinh doanh hiện tại, từ các công ty bảo hiểm nhân thọ, quản lý tài sản cho đến bất động sản, giúp họ tận dụng nhiều cơ hội hơn trong hệ sinh thái, ông Fumiaki Katsuki nhận xét.
Cá nhân hóa và tận dụng dữ liệu: Chìa khóa thành công của hệ sinh thái thông minh
Để hệ sinh thái thành công, cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tận dụng dữ liệu là yếu tố cốt lõi. Ông Fumiaki Katsuki giải thích: "Một hệ sinh thái thành công không chỉ thu hút khách hàng mà còn phải duy trì sự tương tác liên tục với họ. Dữ liệu chính là nền tảng để cá nhân hóa dịch vụ và tạo ra giá trị dài hạn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng các nền tảng công nghệ mạnh mẽ, có khả năng thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng".
Ông Trần Huy Bảo Giang bổ sung rằng tốc độ triển khai là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội mà hệ sinh thái mang lại. Ông nhấn mạnh: "Trong thời đại này, tốc độ là yếu tố tối quan trọng. Các doanh nghiệp cần xác định rõ vấn đề cốt lõi, tập trung giải quyết triệt để các “điểm đau” của khách hàng và nhanh chóng hành động. Nếu không, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội trong một thị trường đang thay đổi từng ngày".
Lộ trình xây dựng hệ sinh thái thông minh
Việc xây dựng một hệ sinh thái thông minh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo doanh nghiệp. Ông Fumiaki Katsuki cho biết rằng, theo kinh nghiệm của McKinsey, chỉ khoảng 10% doanh nghiệp thực sự đạt được mục tiêu khi triển khai chiến lược hệ sinh thái. Phần lớn các doanh nghiệp phải mất từ 5 đến 6 năm để thấy được kết quả rõ ràng. Điều này cho thấy rằng hệ sinh thái không phải là một chiến lược ngắn hạn, mà là một hành trình dài hạn đòi hỏi sự kiên nhẫn, đầu tư và quyết tâm.
Ông cũng lưu ý rằng, để hệ sinh thái thành công, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm "hook" nhằm thu hút khách hàng và duy trì sự gắn kết thông qua cá nhân hóa dịch vụ. Khi dữ liệu đạt đến quy mô đủ lớn, doanh nghiệp có thể mở rộng các sản phẩm và dịch vụ, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn để dự đoán xu hướng và tạo ra các giá trị mới.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Trần Huy Bảo Giang tin rằng đây là thời điểm vàng để chuyển mình và định vị trên bản đồ kinh doanh toàn cầu. Ông khẳng định rằng FPT Digital, với vai trò là đơn vị tư vấn hàng đầu, luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược đột phá thông qua hệ sinh thái thông minh. Ông nhấn mạnh rằng sự thay đổi không chỉ đến từ công nghệ mà còn phụ thuộc vào tư duy lãnh đạo, khả năng hợp tác và sự quyết liệt trong việc triển khai.
Với sự hỗ trợ từ các công ty tư vấn như FPT Digital và McKinsey & Company, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có thể tham gia mà còn dẫn dắt sự phát triển của các hệ sinh thái này, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn trong hành trình phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp, bao gồm ngân hàng, cần thay đổi cách tiếp cận để không chỉ thu hút khách hàng mà còn duy trì sự gắn kết lâu dài với họ.
Ông Fumiaki Katsuki nói, khi nghĩ về hệ sinh thái, có một vài bước quan trọng. Đầu tiên, bạn cần có một giá trị đề xuất rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng. Điều này có thể là một sản phẩm như thanh toán, trò chuyện, hoặc thương mại điện tử. Nhưng điều quan trọng hơn là phải giải quyết đúng vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Chúng ta thường thấy sự không tương đồng giữa những gì doanh nghiệp cung cấp và vấn đề thực tế của khách hàng.
Sau khi thu hút được khách hàng, bước tiếp theo là duy trì sự gắn kết. Một nền tảng thành công là nền tảng có thể khiến khách hàng quay lại thường xuyên, không phải sau 12 hoặc 18 tháng, mà là hàng ngày hoặc hàng tuần. Dữ liệu sẽ cho phép bạn cá nhân hóa dịch vụ, làm cho khách hàng cảm thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó chỉ dành riêng cho họ.
Một khi bạn thu thập đủ dữ liệu từ khách hàng thông qua sự tương tác liên tục, bạn có thể bắt đầu mở rộng và chia sẻ nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn, từ đó tạo ra lợi nhuận. Nhưng đây là một quá trình dài hơi, từ thu hút khách hàng đến tương tác và cuối cùng là tạo doanh thu thông qua dữ liệu. Việc xây dựng hệ sinh thái không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, nhưng khi thành công, nó sẽ trở thành một hệ thống bền vững và khó bị thay thế.
Trong phần kết, ông Trần Huy Bảo Giang nhấn mạnh rằng tư duy lãnh đạo là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự thay đổi. Ông khẳng định: “Tốc độ là yếu tố quyết định trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp cần xác định rõ vấn đề cốt lõi và tập trung giải quyết triệt để”.
Trong khi đó, ông Fumiaki Katsuki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cam kết dài hạn: "Hệ sinh thái không phải là chiến lược ngắn hạn. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, đầu tư và tư duy lãnh đạo mạnh mẽ. Nhưng khi được xây dựng thành công, nó sẽ trở thành một nền tảng bền vững, mang lại giá trị vượt trội cho tất cả các bên tham gia".
Việt Phong(责任编辑:La liga)
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Đại lộ nghìn tỷ đang thi công ngăn dân đi vào vì liên tiếp tai nạn chết người
- ·Liên quan tới bà trùm buôn lậu, cựu Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra bị khởi tố
- ·Hà Nội khởi công Vành đai 4: Cực tăng trưởng mới, giải bài toán ách tắc nội đô
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Xử phạt 350 triệu đồng với công ty gạch ở Nam Định do xả nước thải trái phép
- ·Thứ trưởng Bộ Công an: Triệt phá các đường dây ma túy từ sớm, từ nơi xuất phát
- ·Chiếc cặp đựng 450 nghìn USD và sự kêu oan của Hoàng Văn Hưng
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Dàn siêu mô tô của lực lượng CSGT sẽ dẫn đoàn Tổng thống Hàn Quốc thăm Việt Nam
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Hà Nội khởi công Vành đai 4: Cực tăng trưởng mới, giải bài toán ách tắc nội đô
- ·Khai ‘lao động tự do’ khi vi phạm nồng độ cồn, Phó chủ tịch xã bị kỷ luật
- ·Một trong những khu vực động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xử dứt điểm các đại án
- ·Đường Cầu Giẽ
- ·Một số phi công chưa tuân thủ việc khống chế tốc độ ở sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Đại lộ nghìn tỷ đang thi công ngăn dân đi vào vì liên tiếp tai nạn chết người