【7m livescore vn】Các nước OECD thống nhất mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15%
Sự đồng thuận này tại Diễn đàn G20 năm nay được tổ chức ở Rome (Italia),ácnướcOECDthốngnhấtmứcthuếsuấttốithiểutoàncầ7m livescore vn nhằm hạn chế các lợi ích được các công ty lớn nhắm đến khi chuyển lợi nhuận đến các thiên đường thuế. Đây là kết quả của những người có chủ trương áp mức thuế tối thiểu để cải thiện nguồn thu thuế của các quốc gia.
Thỏa thuận cũng nhằm cập nhật các nguyên tắc thuế quốc tế khi phản ánh thực trạng của kỷ nguyên kinh tế số. Thay vì đánh thuế các công ty tại nơi các hoạt động của họ diễn ra, nguyên tắc mới sẽ cho phép các nước đánh thuế một công ty nơi hàng hóa, dịch vụ cùa công ty được tiêu thụ.
Các thay đổi này sẽ có một ảnh hưởng to lớn đến các công ty công nghệ Hoa Kỳ đang hoạt động tại châu Âu cũng như toàn thế giới. Hiện rất nhiều trong số các công ty này có trụ sở tại Ireland để hưởng lợi mức thuế công ty thấp 12,5% nhưng đang tiêu thụ dịch vụ khắp châu Âu và thế giới.
Thỏa thuận lịch sử sẽ kết thúc cuộc chạy đua nguy hiểm tới đáy của thuế suất thuế thu nhập công ty. Ảnh minh họa. |
Theo đánh giá của OECD, các nguyên tắc, có hiệu lực toàn cầu vào năm 2023, sẽ tạo ra một nguồn thu thuế bổ sung trị giá 150 tỷ USD mỗi năm cho 136 nước, trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đã gia nhập thỏa thuận, chiếm tới 94% GDP toàn cầu.
Về phía Hoa Kỳ, Chính phủ Tổng thống Biden hy vọng các thay đổi sẽ mang lại 350 tỷ USD số thu ngân sách từ thuế trong 10 năm tới. Trong một tuyên bố ngày 30/10/2021, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ - bà Janet Yellen, ca ngợi: “Thỏa thuận lịch sử sẽ kết thúc cuộc chạy đua nguy hiểm tới đáy của thuế suất thuế thu nhập công ty”.
“Thỏa thuận sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu thành một khu vực thịnh vượng hơn cho các công ty và người lao động Hoa Kỳ. Thay vì cạnh tranh về khả năng của chúng ta trong việc đưa ra các mức thuế suất thấp hơn, giờ đây Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh về kỹ năng của nguồn nhân lực, về ý tưởng và khả năng sáng tạo” - Bộ trưởng Janet Yellen phân tích.
Mặc dù thỏa thuận đã đạt được, nhưng theo các nhà phân tích, thách thức đối với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên là áp dụng các nguyên tắc mới trong thực tế như thế nào. Ví dụ, ngay tại Hoa Kỳ, pháp luật liên quan đến các hiệp định tránh đánh thuế hai lần phải thay đổi, mà điều đó cần sự ủng hộ của ít nhất 2/3 các thượng nghị sỹ.
Về phía các bên phê phán thỏa thuận, ví dụ như Tổ chức Từ thiện Oxpham cho rằng, trong thực tế, nguyên tắc mới chỉ áp dụng đối với 100 công ty đa quốc gia lớn nhất./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Bộ trưởng Thể trả lời chất vấn: ‘Nóng’ chuyện chất lượng con đường 1.000 tỷ
- ·Lạm dụng máy massage chân có an toàn?
- ·Quản lý thực phẩm: Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng tự chủ cho DN
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Nỗi khổ của cư dân Hòa Bình Green City: Sổ đỏ bị ‘om’, chất lượng dịch vụ ngày càng xuống cấp
- ·Đồng Tháp: Phạt 8 cơ sở dùng phương tiện hết hạn kiểm định số tiền 25 triệu đồng
- ·Mumuso bán hàng Tàu gắn mác Hàn: Khách hàng có quyền khởi kiện, đòi bồi thường
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Quy định mới về tiêu chuẩn nhân viên hàng không là như nào?
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Bệnh viện cấp thuốc quá hạn sử dụng cho bệnh nhân
- ·Kem chống nắng giá 'siêu bèo' vẫn hút khách
- ·Đổi mới áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại các địa phương
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Hà Nội: Nhiều cây xăng 'chưa sẵn sàng' gắn thiết bị in chứng từ bán hàng
- ·Tết Trung thu: Đồ chơi trung thu ‘madein Viet Nam’ ngày càng chiếm ưu thế
- ·Để việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không phải là phong trào
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Thành lập Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quản trị nguồn nhân lực quốc gia