【tỷ lệ cá độ bóng đá】Hơn 2.200 tỷ đồng mở rộng KCN Hoà Cầm; 6 tỷ USD vào dự án điện gió tại Quảng Bình
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Quảng Trị khởi động dự án,ơntỷđồngmởrộngKCNHoàCầmtỷUSDvàodựánđiệngiótạiQuảngBìtỷ lệ cá độ bóng đá nâng cấp mở rộng Quốc lộ 9
Sáng 21/3, tỉnh Quảng Trị đã động thổ Gói thầu RAI/CP26 Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1.
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 sử dụng vốn dư Dự án “Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam” vay vốn từ ngân hàng Thế giới, có tổng mức đầu tư 19, 05 triệu USD (tương đương 440,38 tỷ đồng), thời gian thực hiện năm 2021 – 2022. Chủ đầu tư dự án là Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Tổng cục đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức động thổ Gói thầu RAI/CP26 Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 |
Dự án có phạm vi điểm đầu từ cảng Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh) và điểm cuối là nơi giao nhau với Quốc lộ 1 tại Km 754 + 042, Ngã Tư Sòng (xã Thanh An, huyện Cam Lộ), tổng chiều dài là 13,8 Km. Quy mô đường cấp II, 4 làn xe; tổng bề rộng nền đường 28 m, không bao gồm phần hè đường.
Trước mắt, dự án sẽ thi công xây lắp Gói thầu RAI/CP26 (từ Km 6+500 đến Km 13+800) và dự kiến đến tháng 4/2022 sẽ thi công Gói thầu RAI/CP25 (Km 0 đến Km 6+500). Dự kiến dự án hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết, Quốc lộ 9 thuộc tuyến đường xuyên Á (AH16) là một trong những trục giao thông huyết mạch từ Đông sang Tây và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Quảng Trị. Đây còn là tuyến giao thông kết nối Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar.
“UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa Ban Quản lý Dự án 3 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cùng các sở, ban, ngành, địa phương trong quá trình chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục và công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. Đồng thời khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để chủ đầu tư dự án đảm bảo hoàn thành tiến độ đề ra”, ông Tiến cho hay.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, Tuyến Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 đi qua nhiều khu đông dân cư, trường học, chợ, có lưu lượng xe tham gia giao thông lớn, đặc biệt là khi tuyến đường tránh phía Đông, TP. Đông Hà đưa vào khai thác, sử dụng thì lưu lượng xe trọng tải lớn, xe container sẽ lưu thông chủ yếu trên tuyến đường này. Do đó, UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư và các ngành, địa phương cần thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn giao thông, bố trí người hướng dẫn giao thông trong suốt quá trình thi công.
Tỉnh này cũng yêu cầu các sở, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, UBND các huyện Gio Linh, Cam Lộ và TP. Đông Hà quan tâm hỗ trợ, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
“Đối với các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì khẩn trương báo cáo UBND tỉnh để được kịp thời giải quyết”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến nhấn mạnh.
Đảm bảo lưu thông thông suốt qua hầm Phước Tượng trong thời gian trùng tu
Công ty Phước Tượng – Phú Gia (đơn vị quản lý hầm Phước Tượng – Phú Gia) cho biết, trong 3 ngày từ 18/3 đến 20/3, lưu lượng qua hầm Phước Tượng trên 10.000 lượt xe/ngày.
Đơn vị vận hành hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia cho biết, hiện tất cả các phương tiện đi trên tuyến QL1A đều lưu thông qua hầm Phước Tượng như trước khi mặt đường bộ hầm được sửa chữa. Tuy nhiên, trước khi vào hầm thì các phương tiện đi từ Nam ra Bắc và chiều ngược lại phải chấp hành với sự điều tiết của đơn vị quản lý vận hành và cơ quan chức năng.
Trong thời gian sửa chữa mặt đường hầm đường bộ Phước Tượng, Công ty đã tổ chức phân luồng, đảm bảo cho tất cả các phương tiện vẫn lưu thông qua hầm an toàn, theo ghi nhận thực tế tại hiện trường thì các phương tiện mất trung bình khoảng 5 đến 8 phút để lưu thông qua hầm Phước Tượng.
Theo đó, từ ngày 16/3, tuyến QL1A đường dẫn hầm Phước Tượng bắt đầu được sửa chữa và sẽ hoàn thành mặt đường hầm này trong khoảng 5 ngày tới, rút ngắn thời gia dự kiến ban đầu đến ngày 9/4.
Được biết, việc sửa chữa mặt hầm Phước Tượng và Phú Gia được Bộ GTVT phê duyệt quy trình bảo trì.
Công trình này đưa vào khai thác từ năm 2016, hiện đã đến thời hạn thực hiện trùng tu, sửa chữa các hư hỏng để đảm bảo an toàn công trình…
“Cả 2 mặt đường hầm Phước Tượng và Phú Gia sẽ được sửa chữa trong vòng 20 ngày, mỗi hầm 10 ngày. Trong những ngày đầu sửa chữa hầm Phước Tượng, tình hình giao thông trên tuyến QL1A qua địa bàn vẫn được đảm bảo, lực lượng CSGT Công an Thừa Thiên Huế vẫn luôn túc trực để hỗ trợ, phối hợp với lực lượng vận hành của hầm phân luồng, đảm bảo không để phương tiện chờ đợi lâu và chưa xảy ra ùn tắc giao thông”, Đại úy Hoàng Công Minh, Trạm phó Trạm CSGT Phú Lộc thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết.
Tiền Giang khánh thành Dự án Điện gió Tân Phú Đông 2
UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty cổ phần Năng lượng điện gió Tiền Giang - Công ty thành viên trực thuộc Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) vừa khánh thành Dự án Điện gió Tân Phú Đông 2 và khởi công trên biển Dự án Điện gió Tân Phú Đông 1.
Dự án Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 công suất thiết kế 50 MW, với 12 turbin tại khu vực biển trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, có tổng diện tích đất sử dụng trên 10 ha. Dự kiến mỗi năm, nhà máy sẽ cung cấp lượng điện khoảng 161 triệu kWh, khoảng 25.000 hộ gia đình được hưởng lợi và giúp giảm 137.000 tấn rác thải CO2 ra môi trường. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.242 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Điện gió Tân Phú Đông 1 có công suất thiết kế 100 MW, xây dựng các trụ turbin gió tại khu vực ven biển thuộc xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Khi nhà máy hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện khoảng 307 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư dự án ước tính khoảng 4.500 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành vào 10/2022.
Hiện Dự án Điện gió Tân Phú Đông 1 đang được triển khai và xây dựng các hạng mục ven biển. Riêng hạng mục DZ 110 KV, TBA 33/110 và hạ tầng trên bờ đã thi công hoàn thành trong năm 2021.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Bình năm 2022 tại TP.HCM có gì đặc biệt?
Trước thềm diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2022 tại TP HCM (tổ chức vào ngày 25/3), chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết: “Thay vì tổ chức xúc tiến đầu tư tại địa phương như các năm trước đây, năm 2022, tỉnh Quảng Bình thay đổi cách tiếp cận trong xúc tiến đầu tư, vì TP.HCM là nơi hội tụ các nhà đầu tư năng động nhất trên các lĩnh vực như công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch...”.
Theo ông Thắng, lần này, tỉnh Quảng Bình thể hiện tinh thần cầu thị, chủ động đến trực tiếp gặp, mời gọi nhà đầu tư chứ không ngồi chờ đợi nhà đầu tư đến.
Cùng với cả nước, trong đợt đại dịch vừa qua, các doanh nghiệp ở phía Nam (trong đó có TP.HCM) cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy vậy, hiện nay, các doanh nghiệpđang quay trở lại đà hồi phục sản xuất, kinh doanh để bù đắp lại những tổn hại do dịch bệnh gây ra. “Vì vậy, việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ở TP.HCM, theo tôi là cần thiết và hợp lý”, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.
Người đứng đầu tỉnh Quảng Bình cho rằng, TP.HCM là nơi có nhiều doanh nghiệp bất động sản năng động, có nhiều ý tưởng về phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ, lưu trú và xây dựng thị trường bất động sảnlành mạnh, hấp dẫn, đẳng cấp.
Trong các ngành ở Quảng Bình, thì ngành gỗ được tỉnh đặc biệt quan tâm. Lý do là, Quảng Bình có tỷ lệ che phủ rừng đứng thứ 2 cả nước. Các doanh nghiệp TP.HCM có thể đầu tư chế biến nguyên liệu từ gỗ hoặc ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này.
“Xúc tiến đầu tư tại TP.HCM mới là bước đầu, còn sau đó là một chuỗi quá trình. Quan trọng nhất là thuyết phục nhà đầu tư đến đầu tư, xây dựng dự án. Để làm được điều đó, thì các sở, ngành phải thay đổi nhận thức, đồng hành với nhà đầu tư trong xuyên suốt quá trình. Lần này, chúng tôi mời các doanh nghiệp đã đầu tư thành công ở Quảng Bình, để họ chia sẻ kinh nghiệm, thuyết phục, thu hút các doanh nghiệp khác đến đầu tư”, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng chia sẻ.
Đề xuất chia cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 17.837 tỷ đồng thành 3 dự án nhỏ
Bộ GTVT vừa có tờ trình số 2647/TTr – BGTVT gửi Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Tại tờ trình số 2647, Bộ trưởng Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ hấp thuận nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án để trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công.
Bản đồ mô tả hạ tầng khu vực Đông Nam Bộ. |
Theo đề xuất của Bộ GTVT, Dự án có điểm đầu tại vị trí giao cắt với Quốc lộ 1 tránh TP. Biên Hòa thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại vị trí giao cắt với Quốc lộ 56 thuộc TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng chiều dài khoảng 53,7 km.
Dự án được xây dựng theo quy mô 4 - 6 làn xe cao tốc, trong đó đoạn Km0 - Km16+800 và đoạn Km29+400 - Km53+700 có bề rộng nền đường 24,75 m - 27 m; đoạn Km16+800 - Km29+400 có bề rộng nền đường 32,25 m - 34,5 m.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là khoảng 17.837 tỷ đồng bao gồm: chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 997 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 1.905 tỷ đồng.
Do Dự án có khoảng 12,7 km đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có mức độ ưu tiên cao để hoàn thành đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cảng hàng không quốc tế Long Thành nên Bộ GTVT kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.
Theo đó, Dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.240 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200, trong đó đoạn Km16+800- Km29+400 đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông) với chiều dài khoảng 18,2 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.407 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng.
Bộ GTVT đề xuất, Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu 2023 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
Liên quan đến việc phân bổ, bố trí vốn, Bộ GTVT kiến nghị trong giai đoạn 2021 – 2025, bố trí khoảng 14.270 tỷ đồng, trong đó có 5.360 tỷ đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT; 3.500 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 5.410 tỷ đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT sau khi rà soát, điều chỉnh từ các dự án giảm nhu cầu và nguồn thu được từ nhượng quyền khai thác các đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo chủ trương tại các Nghị quyết của Quốc hội.
Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, trong Quý I/2022 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản thống nhất quản lý) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT.
Bộ GTVT kiến nghị sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, căn cứ năng lực, kinh nghiệm quản lý của các địa phương và trên cơ sở sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đơn vị chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về các cơ chế đặc thù triển khai Dự án, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng quyết định việc áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời báo cáo Quốc hội cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô và Vành đai 3 TP.HCM
Tại Công văn số 1703/VPCP-CN, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến: Căn cứ ý kiến thống nhất của các Thành viên Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm việc với UBND thành phố Hà Nội rà soát hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được Thủ tướng giao thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về việc phê duyệt củ trương đầu tư 2 dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô và Vành đai 3 TP. HCM. |
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nêu trên.
Vành đai 4-Vùng Thủ đô có dự kiến tổng chiều dài 111,2 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng.
Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. Cụ thể: Địa phận Hà Nội 58,2 km, đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông). Tỉnh Hưng Yên dự kiến tuyến dài 19,8 km, đi qua 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm). Tỉnh Bắc Ninh dự kiến tuyến dài 24,2 km và tuyến nối 9 km đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và thành phố Bắc Ninh.
Tiếp đó, tại Công văn số 1705/VPCP-CN, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo căn cứ ý kiến thống nhất của các Thành viên Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh rà soát hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, xây dựng Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký.
Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1 dài hơn 76,34 km, có vốn đầu tư sơ bộ khoảng 75.378 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, tái định cư 41.589 tỷ đồng.
Dự án đầu tư tuyến chính cao tốc quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h. Đường song hành được làm từ 2 đến 3 làn xe. Giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện một lần theo quy mô hoàn chỉnh từ 63 đến 74,5m, riêng một đoạn gần nút giao Tân Vạn (TP Thủ Đức) rộng 120m. Phương án giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí khi đầu tư tăng làn xe ở giai đoạn tiếp theo.
Về tiến độ dự kiến, giai đoạn từ 2022-2023 sẽ chuẩn bị, thực hiện đầu tư; từ quý III/2022 đến quý II/2024 giải phóng mặt bằng tái định cư; khởi công quý IV/2023 và hoàn thành năm 2026.
T&T Group bắt tay với Phongsubthavy phát triển 2.500 MW điện tái tạo tại Lào
Để mở rộng thị trường và hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà phát triển năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã quyết định mở rộng đầu tư qua biên giới bằng việc bắt tay hợp tác với Phongsubthavy - tập đoàn năng lượng hàng đầu của Lào để phát triển các Dự án năng lượng tái tạo tại quốc gia này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group và ông Somlath Mekakath, Giám đốc điều hành Tập đoàn Phongsubthavy trao Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Lào |
Cụ thể, ngày 21/3, tại Hội nghị Gặp mặt giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ/ngành, doanh nghiệp của 2 nước Việt Nam – Lào diễn ra tại Thủ đô Vientiane (Lào), Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Phongsubthavy đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực NLTT. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác phát triển các dự án NLTT tại Lào với tổng công suất khoảng 2.500 MW hướng tới bán điện về Việt Nam.
T&T Group sẽ phối hợp cùng Phongsubthavy để phát triển các dự án theo quy định pháp luật hiện hành của hai nước; trực tiếp tham gia vào các giai đoạn phát triển dự án như khảo sát, đánh giá, lựa chọn nhà thầu, lựa chọn công nghệ, xây lắp, tư vấn… nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo hiệu quả của dự án.
Cũng theo thỏa thuận, T&T Group sẽ là đầu mối kết nối các nguồn vốn tài trợ cạnh tranh, ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo thông qua tất cả các nguồn cần thiết như cơ quan tín dụng xuất khẩu, cơ quan đa phương và các ngân hàng thương mại…
Chia sẻ về hướng đi mới này, đại diện Tập đoàn T&T Group cho biết, để cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2030 sẽ đầu tư phát triển công suất các nguồn điện đạt khoảng 12.000-15.000 MW, T&T Group đã quyết định bắt tay với Phongsubthavy, một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu của Lào để nghiên cứu, đầu tư các dự án năng lượng tại Lào, hướng tới bán điện sang Việt Nam.
“Việc đồng hành cùng với một đối tác lớn tại Lào giúp chúng tôi có thể nắm bắt nhanh chóng các quy trình, quy định của pháp luật và chính sách năng lượng của Lào, thuận lợi hơn trong việc lựa chọn các dự khả thi và hiệu quả để nhanh chóng triển khai kế hoạch đầu tư ra nước ngoài của T&T Group trong lĩnh vực năng lượng”, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group nhấn mạnh.
Cũng theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, việc hợp tác giữa T&T Group và Phongsubthavy góp phần khai thác tiềm năng NLTT rất lớn của Lào, đồng thời hiện thực hóa quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai Chính phủ Việt - Lào trong lĩnh vực năng lượng; qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.
Từ đầu năm 2016, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác đầu tư các dự án thuỷ điện tại Lào, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào.
Năm 2019, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định về Hợp tác Phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ. Theo đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu điện từ Lào với công suất từ 3.000 - 5.000 MW trong giai đoạn 2020 - 2030 để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo tính toán của EVN, năm 2022, khu vực miền Bắc dự kiến sẽ thiếu khoảng 1.500 - 2.400 MW điện trong một số giờ cao điểm, thời tiết cực đoan, khi thuỷ điện cung ứng trên 45% điện cho khu vực này. Trong khi đó, các nhà máy thuỷ điện đang gặp thách thức khi mực nước về các hồ thuỷ điện thiếu hụt so với các năm. Ước tính đến cuối tháng 12/2021, tổng lượng nước tích tại các hồ thuỷ điện miền Bắc đạt hơn 7,46 tỷ kWh, thiếu hụt 465 triệu kWh.
Trong khi đó, với điều kiện khí hậu và tự nhiên thuận lợi, Lào là quốc gia được đánh giá là có tiềm năng rất lớn các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió và điện mặt trời... có thể khai thác quy mô công suất lớn vừa để đáp ứng đủ nhu cầu điện trong nước cho phát triển dân sinh - kinh tế và có tiềm năng cao để liên kết lưới điện, xuất khẩu điện sang các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các dự án điện sử dụng năng lượng tái tạo nằm dọc biên giới Việt - Lào.
Yêu cầu cam kết bố trí đủ vốn địa phương vào Dự án nâng cấp Quốc lộ 14B
Bộ GTVT vừa có công văn gửi HĐND TP. Đà Nẵng và UBND TP. Đà Nẵng về việc cân đối, bố trí vốn cho Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B qua TP. Đà Nẵng.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị HĐND TP. Đà Nẵng có cam kết cân đối, bố trí đủ vốn ngân sách địa phương cho Dự án cải tạo, nâng cấp Quôc lộ 14B đoạn qua Tp. Đà Nẵng với giá trị dự kiến là 357,965 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư trung hạn năm 2021 - 2025.
Tuyến Quốc lộ 14B qua địa phận Đà Nẵng, đoạn từ Túy Loan đến giáp tỉnh Quảng Nam hiện rất chật hẹp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Ảnh: THÀNH LÂN (Báo Đà Nẵng). |
Sau khi chủ trương đầu tư Dự án phê duyệt, UBND TP. Đà Nẵng sẽ phải hoàn tất các trình tự, thủ tục bố trí kinh phí và phối hợp với Bộ GTVT trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành Dự án theo đúng tiến độ.
Đề nghị này được đưa ra sau khi Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1270/VPCP-KTTH ngày 28/2/2022 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý lồng ghép các nguồn vốn ngân sách trung ương (trong tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT) và ngân sách địa phương để đầu tư thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B đoạn qua TP. Đà Nẵng.
Tại công văn này, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng có trách nhiệm cân đối, bố trí đủ vốn để đầu tư hoàn thành Dự án theo nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách theo quy định và UBND TP. Đà Nẵng có trách nhiệm cân đối, bố trí đủ vốn theo đúng cam kết và phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành Dự án theo đúng tiến độ.
Thực hiện chỉ đạo nói trên nêu trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cập nhật, hoàn chỉnh lại sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến tiến độ triển khai để hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương Dự án.
Theo kết quả rà soát của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Dự án có tổng chiều dài khoảng 7,55km với điểm đầu tại khoảng Km24+633, thuộc địa phận xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng; điểm cuối tại Km32+185, thuộc địa phận xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Dự án có quy mô đầu tư là đường trục chính đô thị, cấp đô thị, vận tốc thiết kế 80km/h quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp; tổng mức đầu tư là 788,710 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT khoảng 430,745 tỷ đồng; ngân sách của TP. Đà Nẵng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, mức vốn khoảng 357,965 tỷ đồng (bố trí vốn đầu tư phần mở rộng ngoài phạm vi do Bộ GTVT đầu tư, đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị). Thời gian, tiến độ thực hiện Dự án là từ năm 2022 đến năm 2025.
Nhà đầu tư điện mặt trời chưa triển khai lo bị loại khỏi Quy hoạch điện VIII
Một số doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời tại Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk, Long An, Gia Lai vừa gửi thư kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công thương việc sớm ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời và cho Dự án đã có trong quy hoạch được tiếp tục triển khai với kế hoạch phát điện trong giai đoạn 2021-2025.
Một số dự án điện mặt trời chưa triển khai có nguy cơ bị loại khỏi Quy hoạch điện VIII. Ảnh minh họa |
Theo các doanh nghiệp này, sau khi có chủ trương của Chính phủ tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, các nhà đầu tư đã thực hiện các hồ sơ pháp lý để triển khai dự án và đã hỗ trợ địa phương trong công tác chuẩn bị dự án, lập hồ sơ bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực hiện có.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, các nhà đầu tư đã gặp nhiều khó khăn do quá trình thẩm định quy hoạch kéo dài, dẫn tới không kịp hoàn thành dự án trước thời điểm 1/7/2019 để được hưởng giá bán điện ưu đãi.
Các dự án này cũng đã được đề xuất bổ sung vào quy hoạch điện lực và được Bộ Công thương thẩm định xong theo đúng quy trình tại Thông tư 43/2013/TT-BCT. Tiếp đó, các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tại văn bản 1632/TTg-CN, ngày 20/11/2020.
Sau khi có chủ trương này, các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật nhưng tới nay vẫn chưa được chấp thuận.
Đáng nói là theo các doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, nhiều cơ quan có thẩm quyền đã gửi văn bản lấy ý kiến hướng dẫn của Bộ Công thương nhưng không nhận được phúc đáp.
Gần đây nhất, tại Thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngày 26/2/2022 có nhắc tới việc “để đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế, đề nghị Thường trực Chính phủ xem xét, đưa ra khỏi quy hoạch 2021-2030 các nguồn điện mặt trời đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh nhưng chưa được triển khai (khoảng 6.500 MW)”.
Thắc mắc về yêu cầu “đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế”, các doanh nghiệp ký tên kiến nghị cho hay, nếu so sánh giá điện gió ngoài khơi là 9,8 UScent/kWh, điện sinh khối là 8,47 UScent/kWh thì giá điện mặt trời chỉ có 7,09 UScent/kWh như áp dụng gần đây nhất rõ ràng thấp hơn. Theo xu hướng thế giới, giá điện mặt trời sẽ tiếp tục giảm ngay cả khi có tích hợp thêm hệ thống lưu trữ (20% tổng công suất nhà máy) và vẫn rẻ hơn các nguồn điện tái tạo khác, gồm cả hydro hay tích năng…
Đối với nhận định “chưa được triển khai”, các doanh nghiệp này cũng cho rằng, sau khi được chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch điện VII điều chỉnh, các chủ đầu tư đã triển khai dự án với các thủ tục và nguồn lực cần thiết như mua đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo vị trí, diện tích như quy hoạch…
Hiện các nhà đầu tư đã đề nghị chuẩn thuận chủ trương đầu tư từ tháng 12/2020 nhưng tới nay vẫn chưa được chấp thuận bởi cơ quan đăng ký đầu tư trả lời là chưa có cơ chế.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Quy hoạch 2017 quy định về nguyên tắc cơ bản trong lập quy hoạch “bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia”, các dự án đã được bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh theo văn bản 1632/TTg-CN, ngày 20/11/2020 nhưng do vướng cơ chế nên chưa thực hiện được sẽ vẫn còn phù hợp với quy hoạch. Đồng thời khi lập Quy hoạch điện VIII phải lưu ý tính liên tục, kế thừa, ổn định để đưa các dự án điện mặt trời này vào danh sách.
Việc đưa các dự án đã có trong Quy hoạch điện hiện hành khỏi Quy hoạch điện VIII đang xây dựng nếu diễn ra sẽ gây hậu quả lớn về kinh tế và uy tín của môi trường đầu tư.
“Các chủ đầu tư đã tiến hành đầu tư nhiều chi phí cho nhân sự, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khảo sát, thiết kế, lập báo cáo nghiên cứu dự án, thỏa thuận tổng thầu, tư vấn và nhiều chi phí khác với kinh phí rất lớn. Vì vậy, nếu dự án không còn trong quy hoạch, chủ đầu tư sẽ thiệt hại toàn bộ các chi phí này”, là kiến nghị của các doanh nghiệp điện mặt trời trước nguy cơ mất hút trong Quy hoạch điện VIII.
Bộ GTVT lên tiếng về vị trí ga ngầm C9, tuyến metro số 2 Hà Nội
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về vị trí xây dựng ga ngầm C9 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Theo Bộ GTVT, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại văn bản số 3439/VPCP-CN ngày 25/5/2021 của Văn phòng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội đã nghiên cứu các phương án vị trí ga C9 theo nguyên tắc đảm bảo an toàn kỹ thuật chạy tàu, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến dân cư khu vực phố cổ và đảm bảo an toàn cho công trình di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm.
Cụ thể có 3 phương án được UBND Tp. Hà Nội đề xuất gồm: điều chỉnh cục bộ vị trí ga C9 ra ngoài vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm; giữ nguyên như phương án ban đầu đã được phê duyệt; bỏ ga C9 (hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai).
Bộ GTVT cho rằng, hồ sơ nêu trên đã phân tích làm rõ các ưu, nhược điểm của từng phương án nhưng lại không đề xuất phương án lựa chọn.
“Vì vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá các phương án, đề nghị UBND TP. Hà Nội cần có ý kiến chính thức về phương án lựa chọn làm cơ sở để các bộ, ngành tham gia ý kiến”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.
Về các phương án vị trí ga C9, theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, phương án 2 phù hợp quy hoạch chung xây dựng TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, quy hoạch GTVT TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là phương án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND TP.Hà Nội tiếp tục làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan về phương án này.
“Trường hợp khó khăn, đề nghị UBND TP. Hà Nội nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh cục bộ vị trí nhà ga C9 ra ngoài vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm trên nguyên tắc phù hợp chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ”, Bộ GTVT nêu quan điểm.
Trước đó, trong công văn số 1412 gửi Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 4/2021, liên quan đến Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 và phương án bố trí nhà ga C9 nói riêng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết là từ năm 2008 đến nay, bộ này đã nhiều lần có văn bản góp ý.
Theo đó, nội dung các văn bản đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án bố trí nhà ga, tịnh tiến thân ga về phía Đông đường Đinh Tiên Hoàng (cách xa bờ phía Đông của Hồ Hoàn Kiếm và nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng.
Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học, vào tháng 1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này, trong đó khẳng định thân ga ngầm C9 theo phương án quy hoạch hiện tại nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, là công trình phục vụ giao thông, không phải là “công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích” như Luật quy định.
Do đó, nếu xây dựng công trình này là vi phạm Điều 32 Luật di sản văn hóa. Quan điểm này cũng được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định tại Công văn số 1479/UBVHGDTTN14 ngày 16/8/2018 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ: “phương án được lựa chọn không chỉ vi phạm Luật di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của Trung tâm Thủ đô”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cho rằng, phương án thiết kế mà UBND TP. Hà Nội lựa chọn (thân ga cách Tháp Bút 36m, đường hầm chạy dưới lòng đất chỉ cách chân Tháp Bút 1m). Việc thi công ga bắt buộc phải di dời toàn bộ cây xanh trong khu vực này ở ven hồ, đào đất theo biện pháp “đào hở” sâu khoảng 20m và làm rào chắn, sau khi thi công xong mới hoàn trả mặt bằng của di tích… gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực, có thể tạo ra những rung chấn, ảnh hưởng tới Nghi môn, Tháp Bút của Đền Ngọc Sơn và Đền Bà Kiệu ở phía đối diện, đặc biệt là với Tháp Bút - một biểu tượng đặc sắc riêng có về truyền thống hiếu học và văn hiến của Thủ đô Hà Nội.
Đồng thời, phương án này còn ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực, với những không gian mặt nước và cây xanh lâu năm đã đi vào tiềm thức của mọi người dân bị thay đổi khi nơi đây trở thành công trường thi công trong thời gian dự kiến là 3 năm. Mặt khác, tạo nên nguy cơ tắc nghẽn giao thông khi trở thành điểm tiếp nhận lượng hành khách lớn từ bên ngoài vào trung tâm Hà Nội, nơi vốn đã có mật độ giao thông cao.
Với những lý do nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga và các công trình phụ trợ để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các di tích trong khu vực, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo sự đồng thuận cao của cộng đồng.
Hà Nội yêu cầu 4 quận nội thành quy hoạch đất cây xanh cấp đô thị 3,5 m2/người
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 975/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”.
Quy chuẩn này quy định các nội dung bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, tổng mặt bằng Dự án đầu tư trên địa bàn 4 quận này.
Hà Nội yêu cầu 4 quận nội thành quy hoạch đất cây xanh cấp đô thị 3,5 m2/người. |
Đồng thời là công cụ để cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật gồm những quy định kỹ thuật về quy hoạch không gian phân khu trong phạm vi 4 quận, phạm vi ranh giới các khu vực thuộc 4 quận. Yêu cầu về chỉ tiêu sử dụng đất, trong đó đất giao thông tối thiểu là 18%, đất cây xanh cấp đô thị 3,5 m2/người, đất cây xanh cấp đơn vị ở 0,5 m2/người. Yêu cầu về các công trình dịch vụ - công cộng, trong đó mỗi phường tối thiểu có 1 chợ, 1 trạm y tế, 1 phòng khám đa khoa.
Về quy hoạch sử dụng đất tại các cơ sở công nghiệp, y tế, giáo dục, cơ quan sau khi di dời phải dành tối thiểu 50% quỹ đất để bổ sung các công trình công cộng, các tiện ích đô thị khác còn thiếu như trường học, công viên, cây xanh - thể dục thể thao, bãi đỗ xe.
Quy hoạch sử dụng đất hỗn hợp phải xác định quy mô dân số để tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Các quy chuẩn về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị gồm quy định về bán kính phục vụ công trình dịch vụ, công cộng; quy định khoảng lùi công trình trên những tuyến đường; quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà, công trình; quy định về mật độ xây dựng thuần; quy định về sử dụng vật liệu, trang trí mặt ngoài, mái công trình; quy định về quảng cáo, biển quảng cáo, biển hiệu.
Quy chuẩn về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật gồm quy hoạch công trình giao thông, trong đó quy định các tuyến đường cấp nội bộ xây dựng mới phải bố trí vỉa hè tối thiểu rộng 4m để trồng cây xanh, bố trí lối đi riêng dành cho đường xe đạp, lối đi cho người tàn tật. Về công trình cấp, tại các quảng trường, nhà ga, bến bãi đỗ xe, tuyến phố đi bộ, trung tâm thương mại, công viên… phải bố trí các điểm lấy nước uống sạch tại vòi.
Các trạm xử lý nước thải phải áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và diện tích chiếm dụng đất phải tối thiểu.
Bên cạnh đó, các quy chuẩn về công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng; công trình cấp xăng dầu và khí đốt; công trình thông tin liên lạc; công trình ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cũng được nêu cụ thể.
Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật cũng bao gồm các nội dung về môi trường đô thị như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp; quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn; nhà vệ sinh công cộng; nghĩa trang và nhà tang lễ và thu gom chất hữu cơ.
Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội có hiệu lực từ ngày 10/4/2022.
UBND Thành phố Hà Nội giao cơ quan chuyên môn về quy hoạch xây dựng của Thành phố và UBND 4 quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng có trách nhiệm kiểm tra sự tuân thủ các quy chuẩn này trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
VIMC nghiên cứu siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, lãnh đạo VIMC vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ủng hộ chủ trương Cảng Sài Gòn (đơn vị thành viên của VIMC) hợp tác với MSC/TIL thực hiện Dự án đầu tư, khai thác cảng trung chuyển container quốc tế tại Cần Giờ, TP.HCM.
Cảng Hiệp Phước do Công ty Cảng Sài Gòn đầu tư. |
Để tận dụng cơ hội hợp tác, thu hút nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực hàng đầu thế giới, VIMC đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4, Điều 22 Luật đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26, Luật Đấu thầu; đồng thời giao UBND TP. HCM lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài các đề xuất nói trên, VIMC còn kiến nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền cập nhật, bổ sung dự án vào các quy hoạch trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo dự án triển khai phù hợp với các quy hoạch có liên quan; xem xét, sửa đổi Nghị định 86/2020/NĐ-CP, theo đó đối với hoạt động mua tàu biển, được thực hiện tương tự các quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định 171/2016/NĐ-CP trước đây.
Theo lãnh đạo VIMC, trong hoạt động khai thác cảng biển, dịch vụ trung chuyển container quốc tế từ lâu đã trở thành một chiến lược cạnh tranh quốc tế tại các quốc gia có biển.
Tại khu vực Đông Á, định hướng phát triển dịch vụ trung chuyển quốc tế đã được thực hiện thành công tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ven biển như Singapore (PSA), Malaysia (Tanjung Pelepas, hợp tác với Maersk), Thái Lan (Laem Chabang), Trung Quốc (Ningbo, Shenzhen, Guangzhou, Qingdao, Tianjin, Shanghai, Hongkong,Yantian..), Đài Loan (Kaohsiung), Hàn Quốc (Busan), Nhật Bản (Kobe)...
Năm 2020, cảng biển Singapore đạt sản lượng container thông qua khoảng 36,87 triệu teus, trong đó 85% là hàng trung chuyển. Tại Tanjung Pelepas (một liên doanh giữa tập đoàn MMC của Malaysia và APMT của hãng tàu Maersk) đạt sản lượng khoảng 9,8 triệu teus, trong đó 91% là hàng trung chuyển. Tại Hong kong, sản lượng 2020 đạt 17,95 triệu teus, trong đó 50,18% là hàng trung chuyển.
VIMC cho biết là dịch vụ này đã định vị các quốc gia trên bản đồ hàng hải với vai trò là các trung tâm trung chuyển quốc tế khổng lồ thu hút các nhà vận tải, logistics lớn của thế giới, là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao vị thế đối ngoại, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hỗ trợ đắc lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, giảm thiểu các chi phí trung gian.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Hàng hải, năm 2021 sản lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển của cả nước vào khoảng 23,9 triệu teus. Sản lượng này tập trung chủ yếu tại cảng biển TP.HCM, Vũng Tàu và Hải Phòng, trong đó, chủ yếu là hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Tỷ trọng hàng trung chuyển quốc tế còn khá thấp. VIMC nhìn nhận đây là tiềm năng, dư địa quan trọng để nghiên cứu phát triển dịch vụ này tại Việt Nam.
Theo đánh giá của VIMC, khu vực Cần Giờ có vị trí tại đầu tuyến luồng hàng hải Cái Mép - Thị Vải, có độ sâu lớn, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện, sóng, gió, nằm trong khu vực có hoạt động hàng hải sôi động, gần tuyến hàng hải quốc tế, đây là điều kiện cần quan trọng để hình thành hệ thống cảng và phát triển dịch vụ trung chuyển container quốc tế.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên và kinh tế, bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong đầu tư, khai thác hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế, đã cho thấy sự tham gia, đồng thành của các hãng tàu lớn, có mạng lưới vận tải toàn cầu là một yếu tố cần thiết đóng góp cho sự thành công.
Trong thời gian qua, VIMC đã hợp tác với Công ty MSC trong hoạt động khai thác và phát triển hạ tầng cảng biển tại Việt Nam. MSC là hãng tàu container hàng đầu thế giới, khai thác đội tàu hơn 625 chiếc, bao gồm nhiều tàu container siêu lớn.
MSC có văn phòng tại 155 quốc gia, đội tàu kết nối tới 500 cảng biển toàn cầu. Sản lượng vận tải hàng năm đạt khoảng 23 triệu teus, đồng thời sở hữu khoảng 60 cảng biển trên toàn cầu, năng lực khai thác hàng năm trên 30 triệu TEUs (thông qua công ty con chuyên về khai thác cảng biển Terminal Investment Limited - TIL). MSC hiện là khách hàng, đối tác chiến lược của VIMC. Việc tham gia của hãng tàu MSC là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của kế hoạch phát triển cảng trung chuyển quốc tế.
VIMC và MSC đã có những nghiên cứu bước đầu đặt nền móng cho sự hợp tác phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.
Vào tháng 11/2021, VIMC và MSC đã tham gia buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với một số tập đoàn hàng đầu của Pháp và châu Âu. Trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp tại Cộng hòa Pháp, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, VIMC và công ty con của mình là Cảng Sài Gòn đã trao Thỏa thuận khung hợp tác với hãng tàu MSC/TIL trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics. Tổ hợp các nhà đầu tư đã báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại khu vực Cần Giờ, TP.HCM.
Về lợi ích kinh tế-xã hội, việc hình thành một trung tâm dịch vụ logistics quy mô lớn dự kiến mang lại những tác động tích cực, lan tỏa, tạo điều kiện phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, tài chính, các loại dịch vụ hàng hải.. tại địa phương. Đây là giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển logistics trở thành lĩnh vực mũi nhọn của TP. HCM, tiếp tục giữ vững vai trò là một trung tâm logistics của khu vực và Châu Á, mở ra một hướng đi mới góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của khối dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Thành phố và Việt Nam.
Hiện nay, Cảng Sài Gòn và hãng tàu MSC đã và đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất phát triển cảng trung chuyển container quốc tế tại khu vực Cần Giờ có khả năng tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000DWT, tổng chiều dài cầu bến chính khoảng 6,8km, nhu cầu sử dụng đất khoảng 570ha. Dự án có công suất thiết kế 15 triệu teus với tổng mức đầu tư hơn 850 triệu USD.
"VIMC và Cảng Sài Gòn đang nỗ lực làm việc với đối tác nước ngoài để cụ thể hóa các nội dung hợp tác, đầu tư và vận hành khai thác", lãnh đạo VIMC thông tin.
Đồng Tháp và Novaland triển khai đầu tư 4 dự án trong chuỗi Mekong Smart City
Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND Trần Trí Quang tại buổi làm việc với Tập đoàn Novaland về việc triển khai thủ tục đầu tư các Dự án phát triển thành phố thông minh Mê Kông (Mekong Smart City).
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa NovaGroup với UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND tỉnh An Giang về dự án phát triển Thành phố thông minh Mekong (Mekong Smart City). Ảnh: Văn Khương |
Theo đó, tại buổi tiếp và làm việc với Tập đoàn Novaland về việc triển khai thủ tục đầu tư các dự án phát triển thành phố thông minh Mê Kông (Mekong Smart City) vào ngày 16/3/2022, sau khi nghe đơn vị tư vấn báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch chi tiết các dự án, ý kiến của Tập đoàn Novaland và góp ý của các đơn vị dự họp, ông Trần Trí Quang cho biết: UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất với Tập đoàn Novaland ưu tiên triển khai thực hiện thủ tục đầu tư 4 dự án trong giai đoạn 2022-2025, gồm: Khu đô thị thông minh, Khu du lịch làng nghề, Khu đô thị 250 ha tại Cồn Chính Sách và Cảng biển Mekong (Thường Phước).
UBND tỉnh Đồng Tháp giao UBND huyện Hồng Ngự làm việc lại với Tập đoàn Novaland để hoàn chỉnh lại quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Khu đô thị thông minh, trong đó lưu ý, đối với các hạng mục đầu tư hạ tầng xã hội (trường học), đề nghị nhà đầu tư cam kết thực hiện đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch chung điều chỉnh thị trấn Thường Thới Tiền được phê duyệt và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, khi triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, làm việc với Tập đoàn Novaland để hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Khu du lịch làng nghề; từ đó UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 2 dự án này theo thẩm quyền, chậm nhất đến ngày 31/3/2022.
Sau khi phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 2 dự án, UBND huyện Hồng Ngự hoàn chỉnh đề xuất chủ trương đầu tư 2 dự án, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, báo cáo, đề xuất UBND Tỉnh xem xét chủ trương đầu tư theo quy định.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND Tỉnh thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện 2 dự án trên, làm cơ sở xác lập trình tự, thủ tục đấu giátheo quy định. Đồng thời, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND huyện Hồng Ngự tham mưu UBND Tỉnh điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn huyện cho phù hợp, làm cơ sở triển khai thủ tục đầu tư 2 dự án.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng giao UBND huyện Hồng Ngự rà soát, chuẩn bị mặt bằng sạch, làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án trong thời gian tới.
Trước đó, vào ngày 23/1/2022, tại TP.HCM, NovaGroup ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND tỉnh An Giang về dự án phát triển Thành phố thông minh Mekong (Mekong Smart City) thuộc huyện Hồng Ngự, TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang).
Đại dự án Mekong Smart City với 11 dự án thành phần gồm: Khu đô thị thông minh Rồng Xanh, quy mô dự kiến 115 ha; Khu du lịch làng nghề Bùi Thanh Thủy, quy mô dự kiến 127 ha; nhà máy chế biến trái cây, quy mô dự kiến 2 ha; Cảng biển Mekong (Thường Phước), quy mô dự kiến 9,14 ha; Khu hậu cần Logistics Mekong, quy mô dự kiến 123 ha; Khu kinh tế đặc biệt, quy mô dự kiến 5.300 ha; Làng Mekong, quy mô dự kiến 450 ha; Khu công nghiệp Mekong, quy mô dự kiến 1.000 ha; Khu nông nghiệp công nghệ cao, quy mô dự kiến 950 ha; Sân bay dân dụng và hàng hóa, Khu công nghệ AI, quy mô dự kiến 2.000 ha.
BW công bố hai dự án khu công nghiệp đầu tiên tại Long An
Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW (BW) vừa công bố quỹ đất mới 20,9 ha tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 và 22,3 ha tại Khu công nghiệp Xuyên Á.
Đây là hai Dự án đầu tiên của BW tại tỉnh Long An, đồng thời nằm trong chiến lược mở rộng của công ty tại các vùng công nghiệp trọng điểm tiếp giáp TP.HCM.
Khu công nghiệp Xuyên Á chỉ cách tổ hợp thương mại điện tử của BW ở Khu công nghiệp Tân Phú Trung chưa tới 10km |
Nằm ở vị trí cửa ngõ chiến lược từ Đồng bằng sông Cửu Long đi vào TP.HCM, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 (Bến Lức, Long An) sở hữu vị trí đắc địa dọc theo Quốc lộ 1A và đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Vĩnh Lộc 2 được xem là sự lựa chọn lý tưởng đối với các hoạt động có liên quan đến phân phối nội thành đồng thời rất thuận tiện đi đến các cụm công nghiệp lân cận như Thuận Đạo, Phúc Long và xưởng sản xuất của nhiều doanh nghiệp lớn.
Dự án này dự kiến hoàn thành vào quý II/2023, cung cấp ra thị trường khoảng 213.000 m2 nhà kho xây sẵn hai tầng có ram dốc.
Dự án thứ hai là Khu công nghiệp Xuyên Á (Đức Hòa, Long An), cách tổ hợp thương mại điện tử của BW ở Khu công nghiệp Tân Phú Trung chưa tới 10 km, nơi mà các đối tác chiến lược của BW đã vận hành thành công trong hơn hai năm qua và hiện đang có nhu cầu mở rộng cơ sở của mình.
Sở hữu vị thế chiến lược cách trung tâm TP.HCM và cảng Cát Lái lần lượt 1 giờ và 90 phút lái xe, dự án này sẽ là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các dự án của BW, đặc biệt khi nguồn cung đất ở Tân Phú Trung ngày càng hạn chế.
Dự án dự kiến hoàn thành vào quý IV/2023, cung cấp ra thị trường 220.000 m2 nhà kho xây sẵn hai tầng có ram dốc.
Ông Lance Li, Tổng giám đốc BW cho biết, doanh nghiệp kỳ vọng năm 2022 sẽ là một năm sôi động đối với thị trường bất động sản công nghiệp và hậu cần. Thời gian giao hàng là một yếu tố chiến lược đối với các sàn thương mại điện tử lớn cũng như các công ty chuyển phát nhanh. Để có thể vận hành hiệu quả, vị trí kho bãi tốt và cơ sở hạ tầng phát triển là yếu tố sống còn.
“Đối với lĩnh vực sản xuất, bất chấp những khó khăn do Covid-19 gây ra, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, bằng chứng là 31 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Rất nhiều khách hàng của chúng tôi đang chờ visa đến Việt Nam để có thể đưa ra các quyết định quan trọng”, ông Lance Li nói.
Ông Lance Li nói thêm, trong bối cảnh sức mua hàng hóa tăng cao tại TP.HCM, Long An nổi lên như một địa điểm đầu tư hấp dẫn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, bán lẻ và thương mại điện tử tìm cách đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại trung tâm kinh tế của miền Nam Việt Nam.
“Với Vĩnh Lộc 2 và Xuyên Á, chúng tôi mong muốn đa dạng hóa phân khúc của mình bằng cách nhắm đến những khách hàng nhạy cảm với giá thuê đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới dự án của công ty về phía Tây Nam TP.HCM”, Lance bổ sung.
Theo ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An (LAEZA), bất chấp tình hình dịch bệnh phức tạp trên toàn cầu trong hai năm qua, Long An vẫn đang trên đà thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký năm 2021 đạt 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư toàn quốc.
Điểm thu hút chính của Long An nằm ở mức giá nhân công cạnh tranh, các cảng biển quốc tế quy mô lớn và vị trí tiếp giáp với TP.HCM. Với việc nối lại các tuyến hàng không quốc tế và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Long An được dự báo sẽ đón nhận nhiều hơn nữa vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong năm 2022, tỉnh Long An phấn đấu hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu công nghiệp trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ với điều kiện đó là dự án có quy mô lớn, có sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh, các cơ quan chức năng và nhà đầu tư…
“Chúng tôi tin rằng các cơ sở xây sẵn của BW sẽ được thị trường đón nhận vì chúng cho phép các nhà sản xuất và vận hành kho hoạt động hiệu quả đồng thời mở rộng dễ dàng mà không cần đầu tư quá nhiều vào các tài sản cố định”, ông Thanh khẳng định.
Quảng Bình gợi mở ý tưởng đầu tư điện gió ngoài khơi
Quảng Bình với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, cùng hệ thống 5 cửa sông lớn, là môi trường rộng lớn, đầy tiềm năng để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản xuất khẩu. Tuy vậy, những tiềm năng này vẫn đang chờ được “đánh thức” trong tương lai.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, Quảng Bình có dải ven biển dài gần 120 km, kèm với đó là tổng diện tích đất vùng biển hơn 20.000 km2.
Dự án cụm trang trại điện gió B&T ở Quảng Bình được hoàn thành "thần tốc". Ảnh: P.V |
“Tuy diện tích lớn, nhưng hiện nay việc đầu tư mới dừng các ngành ven bờ, còn các ngành xa bờ (như điện gió ngoài khơi chẳng hạn), thì chưa có”, ông Thắng trăn trở.
Nói về đầu tư điện gió ở Quảng Bình không thể không nhắc đến Dự án Cụm điện gió B&T, bởi tiến độ của dự án này được đánh giá là "hiếm có trên thế giới".
Tổng cộng thời gian triển khai hoàn thành Dự án Cụm trang trại điện gió B&T (công suất 252 MW) và giải ngân toàn bộ 8.200 tỷ đồng tính từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần 2 của tỉnh Quảng Bình (vào ngày 27/8/2018) đến khi hoàn thành và phát điện thương mại (16/10/2021) là chỉ khoảng 3 năm 2 tháng.
Để đẩy nhanh tiến độ lắp đặt Dự án cụm trang trại điện gió B&T, đưa dự án hoàn thành và phát điện theo đúng kế hoạch, tỉnh Quảng Bình đã chủ động tạo điều kiện hỗ trợ cho hơn 300 cán bộ, chuyên gia nước ngoài làm việc trên công trường, thực hiện theo phương châm “1 cung đường 2 điểm đến”, đảm bảo chống dịch an toàn và hiệu suất công việc.
Bí thư Vũ Đại Thắng cho biết, Cụm trang trại điện gió B&T chỉ trong 10 tháng đã hoàn thành 60 trụ tuabin.
“Để làm được điều này trong bối cảnh dịch bệnh, cho thấy cung cách phục vụ nhà đầu tư đã có sự thay đổi”, ông Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.
Dự án Cụm trang trại điện gió B&T là tiền đề "tươi sáng" để các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư về lĩnh vực này vào Quảng Bình.
Thúc tiến độ hoàn thành thẩm định chuyển đổi đất phục vụ thi công cao tốc Bắc Nam
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và TP. Cần Thơ về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Ảnh minh họa |
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nói trên chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh khẩn trương hoàn thành thẩm định hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (nếu có) và tổng hợp, đánh giá nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng (nếu có) và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên đối với dự án thành phần trên địa bàn quản lý, gửi Bộ GTVT trước ngày 27/3/2022 để tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ cho toàn bộ Dự án trước khi gửi các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển tổ chức thẩm định.
Bộ GTVT lưu ý, đối với nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 1246/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 11/3/2022.
Các Ban Quản lý dự án, đơn vị tư vấn được giao lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần phải khẩn trương cử cán bộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, tổng hợp và đánh giá nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, đồng thời tiếp nhận các quy hoạch, tài liệu có liên quan.
Theo Bộ GTVT T, triển khai Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GTVT đã giao các Ban Quản lý dự án, đơn vị tư vấn phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương khẩn trương lập hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án làm cơ sở để trình Chính phủ thông qua trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Đến nay, các Ban Quản lý dự án đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của từng dự án thành phần thuộc Dự án, gửi UBND các tỉnh, thành phố có liên quan để tổ chức thẩm định; đồng thời, gửi kết quả xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên và đất trồng lúa còn lại, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (nếu có) theo hiện trạng sử dụng đất của Dự án để UBND các tỉnh, thành phố tổng hợp, đánh giá theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đến ngày 23/3/2022, Bộ GTVT đã nhận được số liệu tổng hợp về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của 8/12 tỉnh, thành phố (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau); chưa nhận được kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của 7 tỉnh có diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng (gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).
Trong khi đó, theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP, UBND các tỉnh, thành phố tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, tổ chức thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng, gửi các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/3/2022 để thẩm định, trình Chính phủ.
AMI AC Renewables dự tính đầu tư 6 tỷ USD vào dự án điện gió tại Quảng Bình
Ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng giám đốc Công ty AMI AC Renewables cho biết đang nghiên cứu phát triển dự án điện gió ngoài khơi với tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD tại Quảng Bình.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Nam Thắng chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình diễn ra sáng nay (25/3) tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng giám đốc công ty AMI AC Renewables. (Ảnh: Lê Toàn). |
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập vào năm 2017 trên cở sở hợp tác giữa AMI Renewables (Việt Nam) và AC Energy (Philippines), Công ty AMI AC Renewables, chủ đầu tư cụm trang trại điện gió B&T công suất 252 MW.
Đây là Dự án Cụm trang trại điện gió đầu tiên tại tỉnh Quảng Bình và là một trong những dự án điện gió trên bờ lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động tính đến thời điểm hiện nay.
Vào tháng 6/2018, Đoàn xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình do ông Hoàng Đăng Quang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn, hiện đang là Phó Trưởng ban tổ chức Trung ương, đã chủ động đến Thủ đô Manila (Philippines) xúc tiến đầu tư và mời Tập đoàn Ayala đến nghiên cứu đầu tư dự án điện gió tại Quảng Bình.
Tập đoàn Ayala, với bề dày gần 200 năm hình thành và phát triển - là tập đoàn lâu đời nhất và là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Philippines, với tổng tài sản đến cuối năm 2020 là 27 tỷ USD.
AC Energy là công ty con của Tập đoàn Ayala và là một trong những công ty năng lượng tăng trưởng nhanh nhất tại Philippines và trong khu vực.
AC Energy đặt mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trên 5.000 MW vào năm 2025.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập đoàn Ayala rất ấn tượng và đánh giá cao việc lãnh đạo cao nhất của tỉnh Quảng Bình đã chủ động sang Philippines xúc tiến mời gọi đầu tư và thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc luôn đồng hành cùng nhà đầu tư khi triển khai các thủ tục pháp lý, công tác đền bù giải phóng mặt bằng và giải quyết nhanh tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Đến ngày 27/8/2018, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình lần thứ 2, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, tỉnh Quảng Bình đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho AC Energy.
Theo đó, AC Energy thông qua liên doanh tại Việt Nam là Công ty cổ phần AMI AC Renewables để đầu tư và phát triện dự án Cụm trang trại điện gió B&T công suất 252 MW tại Quảng Bình với tổng mức đầu tư khoảng 380 triệu USD.
Sau gần 2 năm nghiên cứu khảo sát đánh giá kinh tế kỹ thuật, và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật pháp Việt Nam, ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt bổ sung Cụm trang trại điện gió B&T công suất 252 MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Chưa đầy hai tháng sau khi được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, vào ngày 18/8/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp chủ trương đầu tư cho Cụm trang trại điện gió B&T giai đoạn 1, công suất 210 MW, gồm 50 tuốc bin với công suất mỗi tuốc bin là 4,2 MW do nhà thầu Vestas (Đan Mạch) cung cấp, lắp đặt và vận hành trong vòng 20 năm.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 cho dự án này là 6.845 tỷ đồng. Đến ngày 20/9/2020, lễ khởi công dự án đã diễn ra đúng dịp chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII.
Và cuối tháng 12/2020, toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng được hoàn tất tại 8 xã của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy với tổng diện tích đất thu hồi để xây dựng gần 80 hecta trên tổng diện tích quy hoạch gần 3.000 ha, sớm hơn so với kế hoạch khoảng 2 tháng.
“Chúng tôi đã không cần đợi hoàn thành dự án giai đoạn 1 mà tự tin quyết định trình UBND tỉnh Quảng Bình tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 với công suất 42 MW, tổng mức đầu tư 1.268 tỷ đồng”, ông Nguyễn Nam Thắng nhớ lại và cho biết doanh nghiệp này đã hoàn thành xây dựng lắp đặt, đủ điều kiện pháp lý và kỹ thuật để đưa toàn bộ cụm trang trại điện gió B&T cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đi vào vận hành phát điện thương mại từ ngày 16/10/2021.
Như vậy, tổng cộng thời gian triển khai hoàn thành dự án Cụm trang trại điện gió B&T công suất 252 MW và giải ngân toàn bộ 8.200 tỷ đồng tính từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần 2 của tỉnh Quảng Bình đến khi hoàn thành và phát điện thương mại là khoảng 3 năm 2 tháng.
Đối với lĩnh vực đầu tư điện gió thì kết quả tiến độ này, theo Tổng giám đốc công ty AMI AC Renewables, là một kỳ tích hiếm có trên thế giới.
Tổng giám đốc công ty AMI AC Renewables còn nói biết, dự án của AMI AC Renewables triển khai trong giai đoạn cực kỳ khó khăn và áp lực.
Cụ thể, họ phải dừng thi công gần 45 ngày do ảnh hưởng của cơn lũ lịch sử vào tháng 10/2020, dịch bệnh Covid- 19 làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng thiết bị và khó khăn trong việc đưa chuyên gia nước ngoài về Việt Nam để lắp đặt thiết bị và chính sách ưu đãi của mua giá điện FIT chỉ có hiệu lực trọng vòng 3 năm (và hết hạn vào ngày 31/10/2021).
Để đạt được kết quả kỳ tích nêu trên trong giai đoạn hết sức khó khăn thì ngoài năng lực và quyết tâm cao độ của chủ đầu tư, AMI AC Renewables đã bày tỏ sự trân trọng và đánh giá rất cao các cấp chính quyền qua các thời kỳ tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, tỉnh đã xác định dự án trọng điểm, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, làm việc một cách chủ động quyết liệt, đồng bộ, nhanh chóng, đúng luật.
Không những vậy, tỉnh không cứng nhắc trong việc hoàn thành các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh gọn và không xảy ra bất kỳ khiếu kiện nào của người dân và đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình thi công trên địa bàn 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, không phải dừng thi công bất cứ ngày nào trong thời gian dịch bệnh Covid 19 bùng phát.
Cục thuế và hải quan Quảng Bình đã hướng dẫn tận tình ngay từ đầu để nhanh chóng thông quan nhập khẩu thiết bị và hoàn 646,1 tỷ tiền thuế VAT theo nguyên tắc trong vòng 30 ngày kể từ khi kiểm tra xong hồ sơ hoàn thuế,...
"Với thành công của dự án này và niềm tin tuyệt đối vào môi trường đầu tư ngày một tốt hơn tại Quảng Bình, các cổ đông của AMI AC Renewables đã hoàn toàn tin tưởng và quyết định tiếp tục khảo sát, nghiên cứu các dự án mới tại Quảng Bình. Chúng tôi đã đề xuất và đang nghiên cứu phát triển dự án điện gió ngoài khơi AMI Quảng Bình với công suất 2.400 MW và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỷ USD”, ông Nguyễn Nam Thắng cho biết.
Khánh thành, khởi công nhiều công trình chào mừng 200 năm danh xưng Ninh Bình
Trong chuỗi hoạt động chào mừng 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đã khởi công, khánh thành nhiều công trình đầu tư trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và các đại biểu tham gia khởi công công trình tuyến đường ĐT.482 kết nối QL.1A với QL.10 và kết nối QL.10 với QL.12B. |
Khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất phân bón hữu cơ Ninh Bình
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng, công suất 200 nghìn tấn phân hữu cơ các loại, 50 nghìn tấn phân hữu cơ khoáng, 100 nghìn tấn khoáng sinh học, 1,5 triệu lít polyme sinh học và 500 nghìn lít nano các loại trong 1 năm. Khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 200 lao động, doanh thu 1.075 tỷ đồng/năm, đóng góp ngân sách dự kiến 50 tỷ đồng/năm.
Khánh thành Nhà máy đúc thép công nghệ cao Ninh Bình
Dự án Nhà máy đúc thép công nghệ cao Ninh Bình được xây dựng trên diện tích 6 ha, tổng vốn đầu tư gần 446 tỷ đồng do Công ty cổ phần Cơ khí Moon Group làm chủ đầu tư tại KCN Khánh Phú. Nhà máy giải quyết việc làm cho 180 lao động địa phương, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm sẽ tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 439 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng trên 20 tỷ đồng.
Khánh thành dự án Nhà máy sản xuất mỹ phẩm Global Tone
Dự án Nhà máy sản xuất mỹ phẩm Global Tone do Công ty TNHH Global Tone thực hiện có diện tích 7,25 ha, tổng mức đầu tư 486 tỷ đồng, công suất dự kiến khoảng 60 nghìn tấn sản phẩm/năm, với mục tiêu sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, chế phẩm vệ sinh và sát khuẩn, khử trùng.
Khởi công công trình trường THCS xã Ninh Vân và khánh thành công trình Trường tiểu học xã Ninh An
Công trình Trường THCS xã Ninh Vân được khởi công xây dựng với 2 hạng mục: đơn nguyên nhà 2 tầng với 12 phòng học trên diện tích hơn 2.600 m2 và công trình phụ trợ (cải tạo nhà lớp học số 1, số 2, cải tạo sân bê tông, bồn cây, rãnh thoát nước). Công trình được phê duyệt với tổng mức đầu tư 19,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện.
Công trình Trường Tiểu học xã Ninh An được khánh thành với 2 hạng mục: đơn nguyên nhà 2 tầng 12 phòng học và công trình phụ trợ gồm nhà vệ sinh, sân bê tông, bồn cây, rãnh thoát nước, hố ga, tường rào. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 8/2021 với tổng mức đầu tư 13,7 tỷ đồng.
Khởi công công trình cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Hai Bà Trưng đến đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Phong, Thành phố Ninh Bình)
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 1,2 km với tổng mức đầu tư trên 39 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Công trình có quy mô cải tạo, mở rộng 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,5 m, tốc độ thiết kế 50 km/h, đối với đoạn có giải phân cách và 30 km/h tại vị trí nút giao. Mặt đường được trải bê tông nhựa để đảm bảo tính đồng nhất. Tuyến đường được đầu tư đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thoát nước, cây xanh, vỉa hè, biển báo giao thông... đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị cấp III.
Việc khởi công công trình cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Huệ nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2030.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối QL.1A với QL.10 và kết nối QL.10 với QL.12B
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối QL.1A với QL.10 và kết nối QL.10 với QL.12B có ý nghĩa quan trọng, đi qua 4 huyện, thành phố (gồm: TP.Ninh Bình, huyện Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn), góp phần giảm tải lưu lượng cho QL.10 từ TP.Ninh Bình đi Kim Sơn; kết nối với các tuyến đường bộ của quốc gia như QL.1, QL.10, QL.12B; nhất là kết nối liên thông trực tiếp vào tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn tại nút giao cao tốc Khánh Hòa, huyện Yên Khánh.
Đây là nút giao liên thông rất quan trọng đối với tỉnh Ninh Bình, mở ra cơ hội, động lực mới cho sự phát triển, bứt phá đi lên của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường T21 (đường Lê Duẩn), giai đoạn I
Dự án xây dựng tuyến đường T21 (đường Lê Duẩn), giai đoạn I, có tổng chiều dài toàn tuyến là 2,7 km thuộc địa phận phường Ninh Phong, TP. Ninh Bình, tổng mức đầu tư là 237.728 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Tuyến đường T21 khi đi vào hoạt động sẽ tạo không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp, là tuyến đường đô thị kiểu mẫu. Đồng thời kết nối các phân khu đô thị thành phố Ninh Bình, kết nối tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, thuận lợi cho người dân đi lại, tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông cho tuyến QL10 đoạn từ cầu Lim đến ngã tư đường Trần Nhân Tông; mở ra không gian, dư địa mới, tạo động lực thúc đẩy, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung.
Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối QL.12B với QL.21B, đoạn từ cầu Tu đến cầu Cọ (huyện Yên Mô)
Tuyến đường kết nối QL.2B với QL.21B, đoạn từ cầu Tu (xã Mai Sơn) đến cầu Cọ (xã Yên Thắng), huyện Yên Mô được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng và cơ bản bám sát đường hiện trạng. Tổng chiều dài là 3,68 km, bề rộng nền đường là 12 m, bề rộng mặt đường 7 m. Trên toàn tuyến có 3 nút giao, 1 đơn nguyên cầu mới với bề rộng 7,5 m (cạnh cầu Tu cũ tại vị trí vượt sông Trà Tu). Giá trị tổng mức đầu tư là 128.145 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án là 33 tháng (dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11/2024).
Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình. Đơn vị thi công là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Xuân Thắng.
Nhà đầu tư kỳ vọng nâng cấp tuyến luồng cảng Hòn La Quảng Bình cho tàu 30.000 DWT
Cảng Hòn La – PTSC Quảng Bình là chi nhánh trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam - PVN).
Lĩnh vực hoạt động chính của PTSC là cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật cho các ngành dầu khí, năng lượng, công nghiệp, trong đó có nhiều loại hình dịch vụ mang tính chiến lược, chất lượng cao, mũi nhọn, đã phát triển và được chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như EPCI công trình biển; EPC công trình công nghiệp; kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô FSO/FPS0;...
Ngoài ra, vừa qua PTSC đã được bổ sung ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Xác định dịch vụ căn cứ cảng là một trong những dịch vụ cốt lõi của mình, PTSC đã xây dựng chiến lược cụ thể, thực hiện công tác đầu tư các căn cứ cảng dọc từ Bắc vào Nam.
Hiện, doanh nghiệp này sở hữu, quản lý và khai thác 7 căn cứ cảng gồm cảng PTSC Đình Vũ Hải Phòng, cảng PTSC Nghi Sơn Thanh Hóa, cảng PTSC Hòn La Quảng Bình, cảng PTSC Sơn Trà Đà Nẵng, cảng PTSC Dung Quất Quảng Ngãi, cảng PTSC Phú Mỹ và cảng Hạ lưu Vũng Tàu.
Ông Hoàng Tuấn, Giám đốc chi nhánh PTSC tại Quảng Bình cho biết, cảng Hòn La được PTSC nhận chuyển nhượng từ tỉnh Quảng Bình, công bố và đưa vào khai thác từ ngày 28/11/2008 với chiều dài cầu cảng là 100m và hạ tầng cảng biển được thiết kế, xây dựng cho tàu có trọng tải đến 10.000DWT cập cầu làm hàng.
Cảng Hòn La có vị trí thuận lợi, nằm trong vịnh Hòn La, kín gió do được che chắn bởi đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ, đảo Hòn La.
Về đường biển gần tuyến hàng hải ven biển khoảng 6 hải lý; cách tuyến hàng hải quốc tế trên biển đông 360 hải lý, nằm giữa hai cảng lớn Hải Phòng và Đà Nẵng.
Về đường bộ, cảng cách Quốc lộ 1A khoảng 4km, cách cửa khẩu Cha Lo biên giới Việt - Lào 150 km; cách biên giới Lào - Thái (Thà khẹt- NakhonPhanom) 301 km.
Ngoài ra cảng này còn nằm trong quy hoạch của khu công nghiệp Hòn La nên khoảng cách gần từ cảng đến các nhà máy trong khu công nghiệp, thuận lợi cho việc vận chuyển, xuất nhập hàng hóa.
Sau khi tiếp nhận, quản lý, khai thác cảng Hòn La, PTSC đã triển khai thực hiện đầu tư nối dài thêm 115m cầu cảng.
Trong quá trình vận hành, PTSC đã không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất hạ tầng như xây dựng thêm kho hàng, cân điện tử, nâng cấp, mở rộng bãi chứa, đầu tư phương tiện xếp dỡ với tổng mức đầu tư là hơn 323,7 tỷ đồng.
Hiện, cảng Hòn La có hệ thống cầu cảng dài 215m có thể tiếp nhận 02 tàu trọng tải 10.000DWT cùng lúc, 2 kho hàng 5.000m2, 88.000m2 bãi chứa và các trang thiết bị xe cẩu có sức nâng từ 50 tấn đến 180 tấn, các trang thiết bị làm hàng chuyên dụng khác, công suất thiết kế phục vụ xếp dỡ 1,26 triệu tấn hàng hóa qua cảng mỗi năm.
Năng lực nêu trên có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm để phục vụ phát triển kinh tế địa phương, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với tỉnh Quảng Bình.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành, khai thác cảng Hòn La, doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện cũng như sự chỉ đạo kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp của lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan, ban ngành địa phương.
Trải qua hơn 12 năm hoạt động, cảng Hòn La đã xếp dỡ thành công hơn 18 triệu tấn hàng hóa, sản lượng hàng hóa đều đạt và vượt công suất thiết kế từ 5% - 20%, doanh thu, lợi nhuận đều đạt kế hoạch.
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, nhà máy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cảng Hòn La đang cung cấp dịch vụ cho một số khách hàng quốc tế, như Công ty Panaust của Úc đang quản lý và khai thác mỏ quặng đồng tại Phu Kham- Lào.
Cảng Hòn La là cảng duy nhất đáp ứng được chất lượng dịch vụ theo yêu cầu và được phía đối tác sử dụng 100% dịch vụ cảng.
Đặc biệt trong năm 2021, cảng Hòn La đã mở rộng việc tham gia cung cấp dịch vụ xếp dỡ hàng hóa cho các Dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình nói riêng và các dự án lân cận nói chung, như thực hiện xếp dỡ thành công thiết bị điện gió cho dự án điện gió BT1, BT2, BT3 tại tỉnh Quảng Bình và toàn bộ các dự án điện gió khác tại tỉnh Quảng Trị góp phần hoàn thành tiến độ đóng điện vào mạng lưới quốc gia trước 31/10/2021 của các chủ đầu tư.
Hiện tại cảng Hòn La đang tập trung xây dựng phương án và làm việc với các đối tác để sẵn sàng phục vụ xếp dỡ, lưu bãi và vận chuyển hàng thiết bị của dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1.
Trong thời gian qua, với những nỗ lực không ngừng trên tất cả các phương diện, trong đó chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất xếp dỡ hàng hóa, các chính sách hỗ trợ khách hàng nên Cảng Hòn La đã đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và được đánh giá cao.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của vận tải biển trong nước và quốc tế kéo theo các tàu có trọng tải lớn dần dần sẽ thay thế các tàu có trọng tải nhỏ từ 10.000DWT trở xuống.
Ông Hoàng Tuấn còn cho biết, toàn bộ hồ sơ về thẩm định kết cấu cầu cảng, PCCC, đánh giá tác động môi trường đã hoàn thành và nguồn vốn duy tu vùng nước trước bến đã được thu xếp.
Cảng Hòn La đang nghiên cứu dự án khả thi nối dài thêm 100m cầu cảng về phía khu vực thượng lưu cảng trong giai đoạn 2024-2025.
Trước mắt cảng sẽ xây dựng bến cầu tạm tại khu vực này để phục vụ dự án nhiệt điện nhằm bảo đảm tiến độ cho dự án.
Chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Bình năm 2022 được tổ chức vào sáng 25/3 tại TP.HCM, ông Hoàng Tuấn đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xem xét hỗ trợ làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư nâng cấp tuyến luồng hàng hải Hòn La cho tàu 30.000 DWT.
Với năng lực và kinh nghiệm của mình, cảng Hòn La cam kết sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng cảng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị phương tiện hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong tương lai, cùng đồng hành và phát triển với nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình.
Trên 9.910 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Tập (Long An)
Ngày 18/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 361/QĐ-TTg chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tân Tập, tỉnh Long An.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tân Tập, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư phát triển Long An.
Dự án có quy mô 654 ha, được thực hiện tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, với vốn đầu tư là 9.910,727 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 1.486,609 tỷ đồng, vốn huy động là 8.424,118 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 18/3/2022. Tiến độ thực hiện dự án không quá 60 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Long An chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An yêu cầu nhà đầu tư phân kỳ đầu tư dự án thành các giai đoạn đảm bảo mỗi giai đoạn không quá 500 ha; giai đoạn tiếp theo chỉ được thực hiện khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%.
Đồng thời, UBND tỉnh Long An chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án và tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo các giai đoạn để thực hiện dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
Bên cạnh đó, phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.
Tại Quyết định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý, Công ty CP Đầu tư phát triển Long An chỉ được thực hiện dự án sau khi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đà Nẵng: Hơn 2.200 tỷ đồng mở rộng Khu công nghiệp Hoà Cầm giai đoạn 2
Theo Quyết định số 363/QĐ-TTg ngày 18/3 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án “Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2”, tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ với quy mô 120 ha, giá trị đầu tư dự kiến 2.233 tỷ đồng.
Cùng với đó, Chính phủ giao UBND TP. Đà Nẵng tổ chức xây dựng phương án và chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư, đất đai và pháp luật có liên quan khác.
UBND thành phố cũng nhận nhiệm vụ chỉ đạo Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan liên quan xác định chính xác tổng vốn đầu tư của dự án, bảo đảm phù hợp với quy mô diện tích đất thực hiện dự án và quy định của pháp luật về xây dựng.
Đồng thời, UBND thành phố chịu trách nhiệm và chỉ đạo xây dựng phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, xây dựng, quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và pháp luật liên quan.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu TP. Đà Nẵng bảo đảm tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định; triển khai dự án phù hợp quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời, không được chuyển phần diện tích quy hoạch khu công nghiệp còn lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sang mục đích sử dụng khác khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm toàn diện việc thực hiện các trình tự, thủ tục đối với việc đã cho các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng các dự án trong phạm vi quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Đầu tư 21.935 tỷ đồng xây 117,5 km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Theo thông tin của baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có tờ trình số 2646/TTr – BGTVT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1).
Tờ trình và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đã được Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định Nhà nước.
Điểm đầu Dự án tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại vị trí giao cắt tại khoảng Km12+450 đường Hồ Chí Minh tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với tổng chiều dài khoảng 117,5 km.
Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, trong đó đoạn Km0+000 - Km7+700 (nút giao cao tốc Bắc - Nam phía Đông) là 4 làn xe hoàn thiện, mặt cắt ngang 24,75m; đoạn Km7+700 - Km117+500 (cuối tuyến) là 4 làn xe phân kỳ, mặt cắt ngang 17m; các vị trí công trình hầm, một số cầu qua địa hình khó khăn, yếu tố kỹ thuật phức tạp và các đoạn nền đường đào sâu, đắp cao theo quy mô hoàn thiện.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 938,54 ha, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch 4 làn xe.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư Dự án là 21.935 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 13.250 tỷ đồng, gồm 6.539 tỷ đồng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT; 2.320 tỷ đồng dự kiến từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 4.391 tỷ đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT sau khi rà soát, điều chỉnh từ các dự án giảm nhu cầu và nguồn thu được từ nhượng quyền khai thác các đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; giai đoạn 2026 – 2030 là khoảng 8.685 tỷ đồng.
Dự án sẽ được chuẩn bị đầu tư trong năm 2022; giải phóng mặt bằng trong năm 2022 - 2024; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2026.
Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có đoạn giữa đi qua vùng có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, độ dốc dọc lớn cần phải xây dựng 3 vị trí hầm và nhiều vị trí cầu có trụ rất cao.
Dựa trên nguyên tắc và đặc điểm dự án, Bộ GTVT dự kiến chia Dự án thành 3 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km32+000) với chiều dài khoảng 32km thuộc tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.632 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 (Km32+000 - Km69+500) với chiều dài khoảng 37,5km thuộc 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.818 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 (Km69+500 - Km117+866) với chiều dài khoảng 48,5km thuộc tỉnh Đắk Lắk, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.485 tỷ đồng.
Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, trong Quý I năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản thống nhất quản lý) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT.
Vì vậy, sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, căn cứ năng lực, kinh nghiệm quản lý của các địa phương và trên cơ sở sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đơn vị chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ GTVT là cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở và đóng vai trò là cơ quan rà soát, điều phối bảo đảm giữa các dự án thành phần thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, khớp nối và không vượt tổng mức đầu tư của Dự án. Đồng thời, là cơ quan chủ trì tổng hợp trình điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có) và tổng hợp báo cáo Quốc hội hàng năm.
Về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện Dự án, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; về chuyển mục đích sử dụng rừng.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Nhà mạng phải thu hồi SIM kích hoạt sẵn
- ·Thúc đẩy hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam
- ·Công đoàn Bình Phước 22 năm phát triển và trưởng thành
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Sau thanh tra, sai phạm chưa kịp thời xử lý
- ·Hớn Quản thu ngân sách 87 tỷ đồng
- ·Trao 37 Huy hiệu Đảng cho các đảng viên
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Công bố quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm cây bồn bồn Cái Nước
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cộng đồng dân cư
- ·Bình Phước chú trọng phát triển bảo hiểm xã hội
- ·Bắt hai tụ điểm kích dục núp bóng quán cà phê
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Khối vận huyện Phú Riềng kết nạp 1.514 đoàn viên, hội viên
- ·Học sinh Cà Mau được nghỉ 9 ngày trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017
- ·Cà Mau được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Huyện Ngọc Hiển tôm khô nguyên vỏ đầu tiên vào Co.opMart