【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia romania】Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình phòng, chống dịch
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Ngày 17/3,ínhphủbanhànhNghịquyếtvềChươngtrìnhphòngchốngdịbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia romania Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 nhằm mục tiêu tổng quát: Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội.
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Về mục tiêu cụ thể: bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19, đến hết quý I/2022, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.
Về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
Đồng thời, có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên 1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của châu Á.
Mục tiêu chương trình cũng nhằm nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị... đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Củng cố toàn diện năng lực điều trị
Về nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể, đối với bao phủ vaccine phòng COVID-19, triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành trong quý 1/2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine.
Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công, sản xuất vaccine trong nước sớm nhất có thể; triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ vaccine hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.
Bác sỹ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng ở quận Tân Bình, TP.HCM. (Ảnh: TTXVN phát)
Tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết nêu rõ, thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại Trung ương, địa phương.
Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.
Thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn-phát hiện-cách ly-khoanh vùng-dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm. Thiết lập cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: Tình hình dịch; giám sát virus; hoạt động điều trị; tiêm chủng; khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của địa phương; đánh giá kháng thể kháng virus SARS-CoV-2; bảo đảm chia sẻ thông tin giám sát dịch bệnh trong nước và quốc tế.
Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.
Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.
Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; đồng thời tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.
Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet...); thành lập các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.
Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn.
Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 bằng y học hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.
Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.
Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sỹ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu; nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch.
Bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình nhằm bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống của người dân.
Cụ thể, các địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Hoạt động sản xuất tại Bình Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới về việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.
Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn./.
TheoTTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·GK Miss Universe gây sốc vì phản đối người chuyển giới thi hoa hậu
- ·Người đẹp lai Tây của Miss Universe Vietnam 2023 bị chê hô tên 'chợ'
- ·Đạt danh hiệu Á hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoàng Nhung tiết lộ về cát
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Bùi Quỳnh Hoa: 'Nếu dùng tiền mua suất thi quốc tế, tôi thà mua đất'
- ·Ngọc Hằng về Việt Nam sau khi chinh chiến tại Miss Intercotinental
- ·Lê Thu Trang chiến thắng, netizen tranh cãi nảy lửa liệu đã xứng đáng?
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Ngọc Hằng đang ở đâu trong mắt chuyên gia sắc đẹp quốc tế?
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Global Beauties đã dự đoán đúng kết quả Miss Universe 2023
- ·Đại diện Việt Nam nhận tín hiệu vui tại chặng đầu Miss Earth 2023
- ·Lương Thùy Linh cay khóe mắt chứng kiến mảnh đời đáng thương
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Rộ tin 1 thí sinh MUVN đại diện Việt Nam tham gia Miss Supranational
- ·Ngắm vẻ đẹp xinh hơn thiên thần của các Hoa hậu Việt Nam thập niên 90
- ·Hoa hậu Thùy Tiên lên tiếng khi MGI bị nói là 'cuộc thi tệ nhất'
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Mai Phương bị dàn đối thủ 'vượt mặt' ở BXH chặng đầu Miss World 2024