【nhận định suwon】Doanh nhân Hứa Bổn Hòa
Doanh nhân Hứa Bổn Hòa - Chủ nhân của 20.000 thửa đất vàng cùng nhiều công trình giá trị “khủng”ở Sài Gòn
Sở hữu 20.000 nền “đất vàng” cùng rất nhiều công trình công cộng có giá trị lớn ở vùng Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn như khách sạn Majestic,ânHứaBổnHònhận định suwon Bệnh viện Sài Gòn, Bệnh viện Từ Dũ, khu Nhà khách Chính… Hứa Bổn Hòa, ông chủ của khối tài sản nêu trên là một triệu phú nức tiếng Sài Gòn xưa, nhưng không phải ai cũng biết.
Ông chủ 20.000 nhà mặt phố Sài Gòn
Ông Hứa Bổn Hòa (1845-1901) còn được gọi là Chú Hoả, có tên tiếng Pháp là Jean Baptist Hua Bon Hoa, người gốc Hoa, tổ tiên sang định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Ông cũng được mệnh danh là một trong “Tứ đại phú hào” của đất Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian đã xếp hạng gồm: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”. Chú Hỏa gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng dõi những người nhập cư vào miền Nam Việt Nam sau khi người Mãn Châu đánh bại nhà Minh.
“Công ty kinh doanh Hứa Bổn Hỏa và các con” Hỏa đã trở thành một “doanh nhân” nổi tiếng trong tốp tứ đại phú hào với số tài sản đồ sộ không chỉ để lại cho gia tộc, mà còn góp phần làm nên một “huyền thoại kinh doanh ngành bất động sản” của Sài Gòn.
Chỉ riêng ngành bất động sản, với những công trình xây dựng lớn còn tồn tại trong đời sống xã hội cũng như văn hóa của một thành phố mà ông đã chọn làm nơi ngụ cư, xem như quê hương thứ hai của mình cho đến ngày khuất bóng, Hứa Bổn Hỏacũng đã để lại cho người đời sự ngưỡng mộ hiếm có.
Theo lời đồn đãi có tính chất “huyền thoại”, việc làm giàu của chú Hỏa ngoài sự cần cù, chịu thương chịu khó, cũng còn có chút may mắn. Người ta kể, có một ông Tây qua Nam kỳ làm ăn, sau một thời gian dài đã gom góp được một số tài sản rất lớn. Vì một tai nạn bất ngờ, ông chết mà chẳng kịp trăng trối. Luật sư yêu cầu con cái ông sang Việt Nam thừa kế di sản của người cha quá cố.
Người con này lại không có ý định sống ở Việt Nam nên cho phát mãi hết tài sản của cha mình. Tài sản này rất lớn, gồm nhà cửa, đồn điền, cơ sở kinh doanh và một số tiền lớn gửi ở ngân hàng. Người con bán tất cả đồ đạc trong nhà vì người chủ mới không muốn sử dụng đồ đạc của người chết.
Lúc đó, chú Hỏa đang mua bán ve chai. Chú bèn đến thầu mua tất cả những đồ lặt vặt ấy. Trong số những đồ đạc linh tinh này, có một tấm thảm đã cũ nhưng còn dùng được.
Chú Hỏa đem tấm thảm chải sạch bụi, định để bán lại thì khám phá ra cả một tài sản to lớn gồm vàng lá, tiền vàng, giấy bạc loại lớn và một số kim cương… Có số tiền “từ trên trời rơi xuống” này, chú Hỏa bắt đầu mua sắm nhà cửa, đất đai, xây nhà cho thuê, đầu tư kinh doanh và trở thành người giàu tiếng tăm nhất trong giới người Hoa lẫn người Việt tại Sài Gòn – Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 20.
Từ một người mua bán ve chai trên đường phố, Chú Hỏa nhập quốc tịch Pháp và đổi tên thành Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Ông cũng thành lập công ty Hui Bon Hoa, một công ty bất động sản sở hữu trên 20.000 căn nhà ở Sài Gòn.
Xứng danh tỷ phú “ve chai”
Qua cách sắp xếp giai tầng doanh nhân Sài Gòn xưanêu trên cho thấy Chú Hỏa là một trong “Tứ đại phú hào” Sài Gòn (thế vai của ông Trần Hữu Định - ông trùm lĩnh vực đất đai, tiệm cầm đồ, xuất nhập cảng vải, sợi) và tiếng tăm của chú Hỏa còn lẫy lừng tới ngày nay là bởi những công trình về xây dựng có giá trị của ông để lại vẫn tồn tại theo thời gian.
Tuy nhiên, việc chú Hỏa phất lên, tạo cơ nghiệp, giàu có lại không phải như lời đồn đại do ông mua được chuông đồng hay nhặt được túi vàng trong chiếc ghế cũ, hay buôn bán cổ vật mà là nhờ có óc nhìn xa, nhạy bén với thương trường và quyết đoán trong công việc đã làm nên tên tuổi của Hứa Bổn Hỏa.
Đó là lần ông trúng thầu, mua được 20.000 cái máy truyền tin phế thải của Pháp với giá hời trong lúc những ông chủ thầu khác lại không mặn mà gì với thứ đồ vật phế thải này vì bề ngoài nó vô giá trị. Nhưng dưới con mắt của doanh nhân Hứa Bổn Hỏa thì những thứ “vô giá trị” lại biến thành vàng, bởi 20.000 bộ máy truyền tin sau khi phân kim đã cho ông một số lượng vàng rất lớn.
Nhờ số vàng này chú Hỏa chuyển sang kinh doanh nhà đất, chiếm lĩnh thị trường bất động sản mà Sài Gòn thời đó hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Và chính Hứa Bổn Hỏa chứ không ai khác nhìn ra tiềm năng của một vùng đất hoang phế, còn nhiều ao hồ quanh con rạch R20 ngay trung tâm Sài Gòn đang có kế hoạch sang lấp để xây chợ Bến Thành.
Chú Hỏa đã chi tiền ra mua toàn bộ vùng đất mới san lấp quanh vị trí xây chợ. Khi chợ Bến Thành xây xong, Hứa Bổn Hỏa có trong tay 20.000 nền nhà thuộc khu đất vàngvà ông đã sớm biến nó thành 20.000 căn nhà phố cho thuê để hốt bạc dài dài.
Có được số tiền khổng lồ, chú Hỏa đầu tư vào lĩnh vực xây dựng. Chính “Công ty của Hứa Bổn Hỏa và các con” đã xây dựng rất nhiều công trình công cộng có giá trị lớn ở vùng Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Khách sạn Majestic đường Tự Do, một công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu mà ngày nay vẫn còn đẹp lộng lẫy. Rồi Bệnh viện Sài Gòn đường Lê Lợi, Bệnh viện Từ Dũ đường Cống Quỳnh, khách sạn Palace Long Hải, nhiều trụ sở ngân hàng thương mại ở quận 5 và các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác…
Hay trên đường Lý Thái Tổ, gần Ngã 6 Cộng Hòa, có một cụm gồm 7 biệt thự chiếm một khu đất hình tam giác là tài sản của chú Hỏa ngày nào, giờ khu “tam giác vàng” ấy đã trở thành khu Nhà khách Chính phủ…
Đặc biệt là ngôi nhà của chú Hỏa tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính quận 1 với kiến trúc độc đáo, gồm 99 cửa theo phong thủy trên khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn… Ngôi nhà 99 cửa này khởi thủy là tiệm cầm đồ của chú Hỏa, về sau mở rộng ra và xây dựng lại vào năm 1920.
Trải qua 100 năm, ngôi biệt thự vẫn đẹp lộng lẫy theo vẻ cổ kính hài hòa giữa hai trường phái kiến trúc Âu - Á rất kiên cố theo thời gian mà ngày nay dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.
Bỏ qua những yếu tố chính trị – xã hội, chú Hỏa đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt Sài Gòn.
Nhà biên khảo Vương Hồng Sển từng nhận xét: “Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng chú Hỏa cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”. Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu tiếp tục sau khi ông mất. Mãi đến sau năm 1975, họ mới ra nước ngoài sinh sống…
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Lạm phát cao khiến kinh tế Đức rơi vào suy thoái
- ·Ngày 18/5: Chứng khoán châu Á bao phủ sắc xanh nhờ sự dẫn dắt của Phố Wall
- ·Từ ngày 16/3, tốc độ ôtô trên cầu Thanh Trì giảm còn 60km/h
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Lạng Sơn: Thu giữ 30.000 con giống gia cầm không rõ nguồn gốc
- ·Infographic: Một số vấn đề xã hội
- ·Cục Thuế Thái Nguyên đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Nam Định bỏ khai mạc và nhiều hoạt động tại lễ hội Phủ Dầy 2021
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng trong phiên giao dịch ngày 8/5
- ·Mẹo đọc 1.000 cuốn sách của Chủ tịch Nguyễn Cảnh Bình
- ·Hướng dẫn thẩm định tài chính các dự án vay lại vốn nước ngoài
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·NSND Quốc Hưng hát giữa trời mưa truyền thông điệp vì môi trường
- ·Infographic: Lịch nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5
- ·Chứng khoán Âu – Mỹ tiếp tục chìm trong sắc đỏ phiên giao dịch 26/4
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021
- Trẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn và thuộc hộ nghèo được hỗ trợ ăn trưa
- PVI Holdings tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư 2024
- Hương Thủy: Phát động “Tháng An toàn giao thông” trong học sinh khối THCS
- Ukraine sa thải lãnh đạo an ninh Kharkiv, EU giảm thống nhất về trừng phạt Nga
- Mua 266 kg sụn, nầm lợn, chân gà mốc trên mạng xã hội để bán kiếm lời
- Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
- Kiev định đoạt tầm bắn pháo viện trợ, 14 triệu người Ukraine di tản vì chiến sự
- Kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Dân vẫn chưa tin vào kết quả
- Trường ĐH Y dược Huế đón nhận giải thưởng “Nhân tài Đất Việt”
- Khi nào giá vàng "quay xe"?