【tacuary vs】Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
Liên quan đến vụ bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội,ễntiếnđiềutravụbắtcócbégáituổiởHàNộikhinghiphạmđãchếtacuary vs Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "Giết người".
Trang là nghi can thực hiện bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội, sau đó đưa bé đến Hưng Yên rồi nhẫn tâm ra tay sát hại.
Mới đây, Công an TP Hà Nội xác định, nghi phạm Giáp Thị Huyền Trang đã tử vong, thi thể được lực lượng chức năng phát hiện trên sông Đuống ở địa phận huyện Gia Lâm.
Trao đổi với PV VietNamNet về các bước tố tụng tiếp theo, luật sư Tạ Phương (Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Hà Nội) cho biết, quá trình điều tra, nếu nhận thấy vụ án có yếu tố đồng phạm như: Có người cung cấp số tài khoản ngân hàng, liên hệ, giúp sức cho đối tượng này phạm tội... thì vụ án vẫn được triển khai điều tra xem xét đối với đồng phạm.
Trong trường hợp nhận thấy không có dấu hiệu đồng phạm, mà người bị buộc tội đã chết thì trách nhiệm hình sự đối với họ sẽ bị đình chỉ. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại dân sự thì vẫn được đặt ra. Lúc này, gia đình bị hại sẽ khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo nữ luật sư, nếu hành vi phạm tội của bị can đã chết gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận các bên.
Theo đó, những người thừa kế của bị can đã chết sẽ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trách nhiệm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được xác định như sau:
Nếu người chết là bị can để lại di sản thì di sản này sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Nếu người chết là bị can để lại di sản trong đó có phần của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như tài sản chung vợ chồng, tài sản chung với người khác thì cơ quan tố tụng phải xác định phần tài sản của người chết là bao nhiêu.
Phần đó là di sản và phải dùng để thực hiện nghĩa vụ của bị can đã chết đối với bị hại. Sau đó, nếu còn dư thì sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như cha mẹ, vợ con.
“Nếu bị can đã chết không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của bị can không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện bồi thường thay người đã chết”, luật sư Tạ Phương nêu tình huống.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Quốc hội yêu cầu xử lý sai phạm, tiêu cực ở hàng ngàn dự án gây lãng phí
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc làm việc về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Cảnh giác với tin nhắn nhận làm bằng cấp
- ·Quy định thời hiệu 10 năm với kỷ luật cảnh cáo trở lên là phù hợp
- ·Công điện của Thủ tướng về các giải pháp quản lý thị trường vàng
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Tập trung hơn cho công tác cải cách tư pháp
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Bình phải vừa đẹp, vừa giàu
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 8
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật và đề nghị kỷ luật một số đảng viên vi phạm
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tình cảm đặc biệt cho văn nghệ sĩ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Đã trình Chính phủ nghị định hỗ trợ cho nhân viên y tế