【tỷ số bóng đá nữ】Tiếc mãi Ba Nhân
(CMO) Anh Ba Nhân quê tỉnh Quảng Nam, học sinh đệ tam, là cháu của ông Quảng Cốm ở Rạch Ruộng. Thân sinh anh là ông Nguyễn Niệm, gốc thầy thuốc Đông y, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh xã Trần Hợi thời chống Pháp… Người chị ruột của anh Ba Nhân là chị Yến Nhân sống ở Sài Gòn.
Chiều một ngày tháng 8/1967, một anh dáng nhỏ nhắn, trạc 25 tuổi, đi xuồng chèo cập bến trước nhà tôi ở đầu kinh Sáu Thước. Anh bước lên, đi vào nhà… Ba má tôi hỏi, anh tự giới thiệu: “Cháu là Ba Nhân…”. Nghe anh trình bày lý do đến rước tôi, má tôi nói:
- Nó còn khờ lắm! Đi xa quá cũng lo…
Anh động viên ba má tôi:
- Chú thím yên tâm. Có mấy cháu dẫn dắt, rồi em nó quen dần!
Tôi xách cái túi vải “bồng bột” như ba lô đựng mùng mền và bộ đồ xuống xuồng. Anh Ba Nhân chở tôi đi trên kinh Chống Mỹ từ đầu kinh Sáu Thước qua Hào Sai, Độc Lập, Trảng Cò, đến Kinh Cũ chèo trở ra một đỗi khá xa… Văn phòng Ban Tuyên huấn huyện Trần Văn Thời đóng tại nhà chú Út Ngôn, đối diện nhà bác Chín Hoành. Chú Út Ngôn tên thật Trần Tuyên Ngôn, còn gọi Út Luận, cán bộ Đoàn 962…
Cùng thời với anh Ba Nhân, các anh Út Thuận (Nguyễn Thuận), Ba Hùng (Bùi Sĩ Hùng)… còn nhớ những kỷ niệm từng sống chung cơ quan…
Anh Ba Nhân quê tỉnh Quảng Nam, học sinh đệ tam, là cháu của ông Quảng Cốm ở Rạch Ruộng. Thân sinh anh là ông Nguyễn Niệm, gốc thầy thuốc Đông y, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh xã Trần Hợi thời chống Pháp… Người chị ruột của anh Ba Nhân là chị Yến Nhân sống ở Sài Gòn.
Minh họa: MT |
Vào năm 1964, anh Ba Nhân về Cà Mau. Có mặt tham gia và thích nghi với tổ chức, tập thể ngành tuyên huấn huyện Trần Văn Thời… Thuở ấy, sinh hoạt phí mỗi người một tháng chỉ 40 đồng (tiền Sài Gòn), trong khi giá đường cát 20 đồng/ký. Anh Ba Hùng nhớ, lâu lâu mới thấy anh Ba Nhân hút một điếu thuốc rê trảng và đặc điểm ở anh là bập điếu thuốc thật sâu… Ai cũng công nhận anh Ba Nhân có hoa tay viết chữ đẹp, thông minh và sống dồi dào tình cảm… Anh còn mê nghề cầm bút, cộng tác viên Báo Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng. Năm 1966, anh Ba Nhân làm ca dao về phong trào tòng quân, anh Ba Hùng còn thuộc:
“Hoa mua nở rộ bên đàng
Nghiêng mình chào đón những chàng tòng quân
Nhìn theo hoa cũng reo mừng
Hoa cười trên ngực thay Huân chương Vàng”.
Các anh còn nhắc vui: Có lần Báo Cà Mau đăng mẩu tin về huyện Trần Văn Thời, người viết là Thượng Nhân. Chú Tám Thắng, Trưởng Ban Tuyên huấn huyện đọc xong, biết của anh Ba Nhân, chú giận buông tờ báo và nói: Người thấp nhỏ mà Thượng Nhân nỗi gì!
Không riêng anh em chung cơ quan, một số bà con đoạn Kinh Cũ còn nhớ anh Ba Nhân, nhắc anh có năng khiếu ở lĩnh vực sáng tác… Năm ấy phát động phong trào diệt chuột bảo vệ mùa màng, anh làm bài vè với những câu dí dỏm, ngôn ngữ đặc trưng xứ Quảng rất… Ba Nhân:
“Chuột ơi là chuột
Mi chạy cái vụt
Mi tưởng mi lanh
Mi núp mái tranh
Mi cho rằng kín
Mi đừng luýnh quýnh
Qua mắt bọn tao
Thiếu nhi hổm rày
Cũng đã biết hết
Mi là mi lết
Chảo cá rá cơm
Mi chạy lôm xôm
Ăn rồi ỉa bậy
Ra đồng mi quậy
Cắn lúa nông dân…”.
Và, cũng từ đó các anh suy ra chuyện anh Ba Nhân trộm nhớ thầm thương người con gái Kinh Cũ nên tìm câu ghép vần chọc ghẹo anh mà cười thoải mái:
“Chuột cống cắn lúa Huỳnh Phong
Cắn chưa vừa lòng, muốn nơ cô Phượng…”
Anh Ba Nhân đức tính hiền, luôn biết cười và mỗi khi cười hiện rõ “đồng tiền” lúm sâu bên má thật có duyên! Một lần trên đường đi làm ruộng tự túc gần đất ông Hai Lé ở kinh Kiểu Mẫu, anh với tay khoát nước vào một người phụ nữ đang chèo xuồng đoạn kinh Cơi Ba. Biết anh giỡn, chị ấy không giận mà cười, anh Ba Nhân cũng cười cho chị ấy nhìn thấy một bên má lúm “đồng tiền” của anh…
Rồi chuyến công tác từ kinh Cựa Gà qua Tham Trơi, anh Ba Nhân ngồi trước mũi xuồng. Anh Ba Hùng đứng chèo và có ý chọc phá nên chèo lùi vô bụi tre… Anh Ba Nhân phản ứng tự nhiên bằng đứng dậy đưa 2 tay ra đỡ… Anh Út Thuận nghe chi tiết này mà phát nóng anh Ba Hùng…
Vào khoảng tháng 10/1967, số báo Giải phóng miền Tây Nam Bộ (về đến Văn phòng Ban Tuyên huấn huyện) ở trang 4 có đăng tin tổng hợp dài 3-4 cột báo về thành tích anh dũng chiến đấu của quân, dân huyện Trần Văn Thời, tác giả là Ba Nhân. Đó là mẩu tin thực tập đạt yêu cầu, anh viết khi đang ngồi học Trường Thông tấn Báo chí miền Tây Nam Bộ khoá III-1967.
Tôi không quên được buổi chia tay trước đó, anh Ba Nhân âm thầm ra đi lặng lẽ và cũng không ngờ anh đi mãi mãi không về. Anh đã hy sinh trong trận giặc đổ quân càn quét quy mô trên tuyến sông Cái Tàu, đánh phá ác liệt vùng căn cứ U Minh Hạ - khu vực Nguyễn Phích, Khánh Lâm vào tháng 11/1967.
Anh Ba Nhân (1943-1967) đã ra người thiên cổ… Tôi tiếc anh, một người mê nghề cầm bút, chưa đóng góp được nhiều cho quê hương, chưa góp phần vào sự nghiệp báo chí, văn nghệ cách mạng tỉnh nhà và chưa có vợ, con… Thật là tiếc! Anh đang học, chưa trở thành phóng viên báo viết đã hy sinh. Tôi không sao quên được người anh đến tận nhà rước tôi về cơ quan, rồi chia tay không có ngày gặp lại và luôn tiếc mãi anh Ba Nhân - một nụ hoa tài năng chóng tàn vì chiến tranh nghiệt ngã…/.
Nguyễn Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Tiêu hủy hàng nhập lậu
- ·769 trường hợp được miễn giảm thời hạn cai nghiện
- ·Thi thể không đầu ở Đồng Phú đã xác định được danh tính
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Bắt được nghi phạm giết mẹ sau hơn 18 giờ lẩn trốn
- ·Tông vào xe đầu kéo đang đỗ, 1 người tử nạn
- ·Phát hiện ôtô chở 499kg thịt và mỡ heo bẩn
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Bắt nữ quái tàng trữ ma túy
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Án chung thân
- ·Cướp ngang nhiên
- ·Tạm giữ kẻ trộm do nghiện
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Ghi số đề tại chợ
- ·Nghi phạm thứ 2 trong vụ án mạng do bênh bạn gái đã đầu thú
- ·Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·14 vụ cháy gây thiệt hại khoảng 4,737 tỷ đồng