【đội hình union berlin gặp borussia mönchengladbach】Thị trường mới nổi: Mảnh đất đã hết màu mỡ?
Sự hứng thú của nhà đầu tư đối với thị trường mới nổi đã trở thành qua khứ. Hiện nay, nhiều công ty mà trước đây đã có những sự phát triển vô cùng nhanh chóng nhờ vào sự bùng nổ của các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Nam Phi đang lâm vào tình trạng thu hẹp sản xuất và cắt giảm việc làm. Tình trạng này, dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sự tháo chạy của các nhà đầu tư toàn cầu khỏi các nền kinh tế đang phát triển chính là việc Barclays gần đây tuyên bố sẽ rời khỏi Châu Phi sau hơn 1 thế kỷ, mặc dù chi nhánh tại Châu Phi khẳng định rằng quyết định này không hề có liên quan đến yếu tố niềm tin kinh tế tại châu lục này.
Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm từ lâu đã đổ tiền vào thị trường mới nổi, đặc biệt là vào các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản với hy vọng kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn ở các nền kinh tế phát triển, do mức lãi suất ở các nền kinh tế phát triển ở mức quá thấp. Một điều đáng ngạc nhiên hơn chính là các nhà quản lý quỹ hưu trí, những nhà đầu tư rất bảo thủ và luôn tìm kiếm sự chắc chắn, cũng muốn tham gia đầu tư vào những thị trường này.
Tuy nhiên, hiện nay mọi thứ đã thay đổi. Sự sụp đổ của giá dầu làm cho các quốc gia xuất khẩu dầu từ Nigeria đến Nga lao đao cùng với bất ổn chính trị đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi và quay về với các thị trường phát triển.
Theo số liệu của EPFR Global, 26 tỷ USD đã tháo chảy khỏi các quỹ chứng khoán đầu tư vào các thị trường mới nổi trong năm ngoái.
Các ngân hàng toàn cầu một thời cũng đổ xô đến các miếng bánh béo bở mang tên thị trường mới nổi với kỳ vọng vào những thương vụ khổng lồ. Ban đầu, các ngân hàng này kiếm được những khoản tiền đáng kể từ những thương vụ lớn như IPO trị giá 22 tỷ USD của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, sự sụt giảm trở nên rõ ràng kể từ năm 2015, buộc các ngân hàng này phải đóng cửa các chi nhanh tại nước ngoài và rút hoạt động kinh doanh về London và New York.
Mười ngân hàng lớn nhất Châu Âu đã cắt giảm tổng cộng 130.000 việc làm từ tháng 2 đến tháng 12 năm ngoái, theo số liệu của Reuters. Hầu hết những việc làm này, là tại các chi nhánh ở các thị trường mới nổi.
Một vấn đề đáng lo ngại chính là quản trị công và quản trị doanh nghiệp không có những cải thiện rõ rệt ở các thị trường mới nổi, và hầu hết các quốc gia này chưa có những nỗ lực đáng ghi nhận để giảm sự phụ thuôc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản để đối phó với viêc giá cả sụt giảm.
Trong năm ngoái, Martin Taylor, nhà sáng lập ra quỹ đầu cơ Nevsky Capital có giá trị 1,5 tỷ USD, đã quyết định đóng cửa quỹ của mình và một trong những lý do mà ông đưa ra đối với các khách hàng chính là số liệu kinh tế của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đang trở nên không đáng tin cậy, gây khó khăn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư./.
Mai Linh (Theo Reuters)
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Điểm thi lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh: Gần 50% bài thi có điểm dưới trung bình môn Toán
- ·Việt Nam lọt top 10 quốc gia tốt nhất thế giới cho lao động nước ngoài
- ·Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần có giải pháp để tránh những tác động tiêu cực
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Từ 15/5, cấm người mẫu chụp ảnh khoả thân
- ·các nghệ sĩ nói không với Táo quân
- ·Thời tiết ngày 9/6: Nắng nóng tiếp tục mở rộng, có nơi trên 39 độ C
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Nỗi sợ hãi của Quang Thắng
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·GMD và VIC cùng thỏa thuận "khủng"
- ·Giá trị giao dịch khối ngoại đạt 683 tỷ đồng
- ·Thi THPT quốc gia: Những điều thí sinh cần lưu ý
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Quảng Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch mạo hiểm
- ·Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng gần 20%
- ·Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên sáng 28/4
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Chủ động ứng phó sự cố tràn dầu