【bd truc tuyến】Thỏa thuận Xanh châu Âu
Chiến lược “xanh hóa” hàng dệt may của EU và cơ hội cho các doanh nghiệp |
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết và đưa vào thực hiện hiệp định thương mại tự do song phương (EVFTA) từ ngày 1/8/2020. Kết quả thực hiện hiệp định rất khả quan cho mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương,ỏathuậnXanhchâuÂbd truc tuyến đơn cử là tốc độ tăng trưởng thương mại song phương trên 18% trong 6 tháng đầu năm 2021 bất kể bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, thách thức gia tăng từ thị trường EU khiến Việt Nam không nên tự mãn. Những lợi thế đạt được từ EVFTA có thể bị xói mòn phần nào bởi diễn biến hoạch định chính sách trong khu vực EU, nổi bật là Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal). Đây là một sáng kiến bao trùm của EU trong quá trình tham vấn, xây dựng và triển khai từng phần cho các mục tiêu vừa “thủ” vừa “công” trên “bàn cờ” chiến lược toàn cầu, sẽ đem đến nhiều tác động quan trọng đối với các đối tác thương mại của EU như Việt Nam.
Thảo luận Cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên giới (CBAM) ở WTO (Nguồn WTO) |
Thỏa thuận Xanh châu Âu đặt mục tiêu lớn là cải thiện phúc lợi của con người thông qua việc đạt được các mục tiêu cụ thể như trở thành khu vực trung hòa phát thải (climate-neutral) vào năm 2050, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm, thúc đẩy sự phát triển của các thị trường sản phẩm và dịch vụ xanh. Mặt khác, Thỏa thuận Xanh châu Âu hàm chứa chiến lược của EU nhằm đảm bảo khả năng tự chủ, ổn định thương mại; giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng dầu, khí, tài nguyên khoáng sản từ một số đối tác; và thiết lập tiêu chuẩn cho các thị trường xanh có lợi cho doanh nghiệp châu Âu. Vì thế, xét từ góc độ lợi ích, việc Nga chỉ trích Thỏa thuận Xanh châu Âu tại WTO không gây ngạc nhiên. Tuy nhiên, một dự thảo báo cáo hoạt động của WTO năm 2021 được tiết lộ cho thấy Brazil, Paraguay và Uruguay cũng chia sẻ quan điểm của Nga về Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên giới (CBAM) – một bộ phận quan trọng nhất trong Thỏa thuận Xanh châu Âu được Nga và Trung Quốc cùng nêu quan ngại đặc biệt về tác động tiêu cực tiềm tàng đối với thương mại. Quan ngại này được 15 Thành viên WTO khác gồm Argentina, Australia, Bahrain, Brazil, Canada, Ai Cập, Hàn Quốc, Mexico, Pakistan, Paraguay, Philippines, Đài Bắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Uruguay chia sẻ. Số lượng Thành viên WTO quan tâm đến biện pháp này ngày càng gia tăng kể từ khi dự thảo CBAM được công bố lần đầu vào cuối năm 2019.
Các Thành viên WTO chỉ trích EU về việc xây dựng CBAM với ý nghĩa là một biện pháp thương mại đơn phương, chưa tính đến nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng khác biệt” trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; chất vấn về tính phù hợp của CBAM với các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc gia (NT), các điều khoản về thuế quan, phi thuế quan, ngoại trừ vì mục tiêu bảo vệ môi trường... trong Hiệp định GATT của WTO. Quan trọng hơn cả, các Thành viên đều thống nhất cho rằng khi đi vào thực hiện, CBAM sẽ tạo ra rào cản thương mại lớn với xuất khẩu từ các nước thứ ba vào khu vực thị trường chung EU, thông qua gia tăng phí tổn trực tiếp (phí mua tín chỉ) và gián tiếp (thủ tục hành chính phức tạp để tuân thủ quy định CBAM). Bản câu hỏi 7 trang của Nga gửi cho EU từ tháng 10/2021 thông qua WTO cho thấy tính phức tạp của việc thực thi CBAM.
Phiên họp của WTO về vấn đề Thỏa thuận xanh châu Âu - Ảnh: nguồn WTO |
Bất kể sự chỉ trích, phản đối của nhiều nước, EU chắc chắn sẽ tiếp tục xây dựng CBAM theo đúng tiến trình, vì lý do chiến lược nêu trên. Gần đây nhất, ngày 22/6/2022, Nghị viện châu Âu đã thông qua với đa số phiếu gói văn bản pháp lý quy định về CBAM với một số điều chỉnh đáng chú ý. Các nội dung tích cực đối với các nước ngoài EU, đặc biệt là các nước Đang và Kém phát triển, là việc xác định lộ trình xóa bỏ tín chỉ các-bon miễn phí trong nội bộ EU từ năm 2027, hoàn thành vào năm 2032 để đảm bảo hệ thống trong (ETS) và ngoài EU (CBAM) không mâu thuẫn lẫn nhau; quy định sẽ sử dụng số tiền tương đương mức thu từ bán tín chỉ CBAM cho mục tiêu hỗ trợ các nước kém phát triển. Điểm gây quan ngại là CBAM sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi ra các chủng loại sản phẩm khác, kể cả tính đến hàm lượng các-bon phát thải gián tiếp trong đầu vào điện sản xuất, ngoài 5 nhóm sản phẩm ban đầu là sắt thép, sản phẩm lọc dầu, xi măng, hóa chất cơ bản và phân bón.
Các khía cạnh quan trọng về CBAM đã được phổ biến ở Việt Nam tại một số hội thảo trong tháng 4 và tháng 6/2022, như phạm vi áp dụng ban đầu, phương thức thực hiện và lộ trình dự kiến. Việt Nam cũng đã có bước đi trong nước vừa thể hiện trách nhiệm thực thi cam kết về chống biến đổi khí hậu, hòa hợp với mục tiêu giảm phát thải, bảo vệ môi trường mà EU theo đuổi, vừa hướng đến giảm nhẹ tác động tiêu cực của CBAM đối với xuất khẩu của Việt Nam khi cơ chế này đi vào vận hành đầy đủ. Khi đàm phán xây dựng Hiệp định EVFTA, Việt Nam cũng đã lường trước, đặt ra kênh đối thoại với EU về CBAM tại Điều 13.6 Chương Thương mại và Phát triển bền vững.
Liên quan đến CBAM, đối với Việt Nam, trên cơ sở nhận thức và bước đi nêu trên, ít nhất hai khía cạnh cần được lưu ý từ góc độ cơ quan nhà nước. Thứ nhất, để hài hòa với biện pháp của EU nhằm bảo vệ lợi ích xuất khẩu của Việt Nam, ta cần nỗ lực thiết lập hệ thống theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đúng lộ trình đã đề ra, đặc biệt là cho giai đoạn 2026-2030. Thứ hai, Việt Nam cần phối hợp với các Thành viên WTO tại kênh đa phương, nhiều bên và tăng cường đối thoại với EU qua kênh song phương để đảm bảo EU có cơ chế thích đáng công nhận chi phí các-bon có tính đến điều kiện cụ thể của từng quốc gia, đặc biệt của Việt Nam. Đồng thời, từ góc độ doanh nghiệp, việc nâng cao nhận thức về nỗ lực giảm phát thải các-bon và xây dựng hệ thống hồ sơ liên quan cần tiếp tục cải thiện, để doanh nghiệp không bị động khi CBAM của EU đi vào thực hiện đầy đủ từ năm 2027.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Bé gái 9 tuổi gặp nhiều biến chứng sau mổ u não xin giúp đỡ
- ·Trao hơn 59 triệu đồng đến em Đinh Văn Điếu bị bỏng lửa
- ·EURO 2024: Các thương hiệu thể thao có 'trúng lớn' với áo đấu?
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Mẹ đơn thân 10 năm giành giật sự sống cho con trai mắc bệnh hiếm
- ·Ukraine bên bờ nội chiến
- ·EURO 2024: Nhiều cảnh sát bị thương do một số cổ động viên quá khích
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Bà Nguyễn Thị Thanh Qua đã được giúp đủ tiền viện phí, xin ngừng nhận ủng hộ
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Anh thử nghiệm thành công máy bay không người lái hiện đại
- ·Ông Abe: Liên minh Nhật
- ·Đàm phán TPP: Nhật và Mỹ vẫn còn nhiều bất đồng
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Séc "oằn lưng" vì nợ nước ngoài chiếm hơn 57% GDP
- ·Mẹ mù chữ khóc òa khi con gái cầu xin được học hết lớp 9
- ·Nội thất Govi chung tay hỗ trợ trường Minh Chuẩn khắc phục hậu quả bão lũ
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Ukraine: Nhóm bán quân sự cực hữu chống Nga lập đảng