会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua tran bi】Cần lắm bia di tích Xưởng Quân giới Cà Mau!

【ket qua tran bi】Cần lắm bia di tích Xưởng Quân giới Cà Mau

时间:2025-01-16 03:02:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:831次

Báo Cà Mau(CMO) Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Xưởng Quân giới Cà Mau (còn gọi là Công binh xưởng hay Xưởng ông Ba Lò Rèn) đã sản xuất hàng ngàn tấn vũ khí thô sơ, tự tạo, đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến đấu phù hợp điều kiện, đặc điểm địa hình của Cà Mau, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hoà bình lập lại, sứ mệnh lịch sử hoàn thành, gần 50 năm trôi qua, những "chiến binh thầm lặng" ngày nào giờ đều ngoài thất thập, không ít người đã ra đi vì tuổi tác, bệnh tật, nhưng một tâm nguyện vẫn còn đau đáu trong lòng, mong có được tấm bia ghi lại dấu tích Xưởng Quân giới Cà Mau.

Biến không thành có, biến khó thành dễ

Năm 1960, trước yêu cầu vũ khí phục vụ đấu tranh vũ trang (theo Nghị quyết 15 của Ðảng), Tỉnh uỷ Cà Mau chỉ đạo thành lập Xưởng Quân giới Cà Mau. Xưởng ra đời ngày 6/1/1960, tại ấp Mũi Tràm (thuộc kênh Ba Tỉnh), xã Khánh Bình Tây (nay là Khánh Bình Tây Bắc), huyện Trần Văn Thời. Ông Nguyễn Trung Thành (Ba Lò Rèn) được phân công làm Giám đốc xưởng. 

Bước đầu gầy dựng hết sức khó khăn, chỉ có 9 người, dụng cụ chỉ vài cây cưa, búa... vỏn vẹn khoảng 20 kg, đựng trong bao bòng bột (theo lời ông Nguyễn Tấn Phát (Ba Phát), nguyên Phó giám đốc xưởng). Dần dần xưởng phát triển lực lượng lên vài chục, rồi đến vài trăm người, máy móc cũng trang bị từng bước lên vài chục tấn. Năm 1964, trước yêu cầu thực tế, xưởng chuyển địa bàn xuống rừng đước Năm Căn hoạt động.

Ðiều kiện chiến tranh, hoạt động trong bí mật, nguồn nguyên liệu phục vụ chế tạo vũ khí bấy giờ vô cùng thiếu thốn, xưởng phải phân công một bộ phận đi sưu tầm từng trái bom lép của địch mang về tháo lấy thuốc nổ; đi vào trong dân xin từng cây chĩa, những phế liệu bằng đồng, chì, gang, nhôm và đi khắp nơi tìm kiếm, thu gom vỏ đạn, xác máy bay rơi, tàu sắt hỏng, dây kẽm gai ở những đồn bót bị phá... để về chế tạo vũ khí. Công việc này cũng hết sức nhọc nhằn và nguy hiểm.

Các cựu chiến binh Xưởng Quân giới Cà Mau bên khuôn tiện dùng để sản xuất vũ khí của Xưởng Quân giới Cà Mau, được trưng bày tại Nhà Truyền thống Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

“Cái khó ló cái khôn”, trước sự thiếu thốn phương tiện, máy móc, tay nghề kỹ thuật hạn chế (đa số là nông dân, chỉ quen cuốc cày), trong quá trình mày mò sản xuất đã nảy sinh ra nhiều sáng kiến. Từ sáng kiến cải tiến dụng cụ chuyên dùng, sáng kiến các loại hoá chất thay thế, đến chế tạo, cải tiến các loại vũ khí theo yêu cầu chiến đấu.  

Theo ông Ðào Hồng Hải (Tám Hải, nguyên Trưởng ban Kỹ thuật xưởng), suốt 15 năm, từ khi thành lập đến ngày giải phóng đất nước, xưởng cho ra lò trên 50 loại vũ khí, đi liền với đó là hơn 100 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đó phải kể đến là đạn SSAL (tầm đạn 350 m, xuyên được thép cứng, bê tông) dùng đánh tàu, phá công sự, hầm ngầm; đạn SSAF (tầm đạn 700 m) dùng để phá công sự, vật cản. Ðặc biệt là việc chế tạo ra đạn pháo lăn-xà-bom (tầm đạn 350 m, đường đạn cầu vòng), dùng để đánh đồn (sau đó còn cải tiến trái đạn găm xuống đất khi bắn, lúc nổ thì xới tung đồn bót và sản xuất thêm loại lăn-xà-bom lửa để đốt đồn).

Nhiều loại vũ khí khác cũng lần lượt được sáng tạo, cải tiến cho ra đời với số lượng lớn như: mìn ÐH10 dùng phá vật cản, có thể quét sạch 3 lớp rào kẽm gai của địch, kể cả dọn sạch bãi mìn để bộ đội xung phong vào đồn; bom, mìn hẹn giờ cải tiến từ bom lép của địch để đánh cầu, tàu, xe, kho tàng, trụ sở hay diệt trực tiếp những tên ác ôn; rồi bê-ta, ba-zơ-min, bọc lôi thuỷ, súng và đạn B40, súng và đạn B50, bệ phóng cho nhiều loại đạn pháo...

“Vào những đợt sản xuất cao điểm phục vụ các chiến dịch, như Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Chiến dịch mùa khô 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975, xưởng phải tập trung toàn lực, sản xuất cả ngày lẫn đêm. Ðói ăn, khát uống tại chỗ; ai mệt quá thì lăn ra ngủ một lúc rồi dậy làm tiếp. Có lần vì phải đứng cắt, tiện xuyên suốt mà đồng chí Ba Phát, Tám Hải, Hai Bé chân bị máu dồn sưng phù hết. Ðồng chí Tám Hải có lúc mệt quá ngất xỉu ngay trên máy tiện...”, ông Phan Văn Diệp (Năm Diệp, nguyên Phó giám đốc xưởng) nhớ lại.

Mong lắm một tấm bia di tích

Năm 1961, trước yêu cầu bức bách về vũ khí phục vụ chiến đấu, Quân khu 9 đã chỉ đạo tách một nửa Xưởng Quân giới Cà Mau để thành lập xưởng Quân khu. Bấy giờ, nhiều máy móc cùng trên 40 cán bộ kỹ thuật và cán bộ lãnh đạo được điều động sang Quân khu gầy dựng xưởng mới.

Bên cạnh đó, xưởng còn tự hào nhiều lần tổ chức các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật cho một số tỉnh bạn, như Bến Tre, Ðồng Tháp, An Giang... Ðặc biệt, việc sản xuất thành công đạn pháo lăn-xà-bom giúp uy tín của xưởng Cà Mau càng vang xa, nhiều tỉnh ÐBSCL, như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Rạch Giá... cử cán bộ đến xưởng Cà Mau học tập kỹ thuật.

 

Ông Nguyễn Tấn Phát, nguyên Phó giám đốc Xưởng Quân giới Cà Mau (phải) và ông Đào Hồng Hải, nguyên Trưởng ban Kỹ thuật xưởng, thăm lại máy móc của xưởng ngày xưa dùng để chế tạo vũ khí, hiện được trưng bày tại Nhà Truyền thống Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Bấy giờ ông Ba Lò Rèn trở nên nổi tiếng, đến nỗi người ta thường gọi Xưởng Quân giới Cà Mau là Xưởng ông Ba Lò Rèn.

Một điều hết sức tự hào, là năm 1965 ông Nguyễn Trung Thành (Ba Lò Rèn) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND). Ðây là đợt phong anh hùng LLVTND đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1966, Xưởng Quân giới Cà Mau lại được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, đây cũng là đơn vị đầu tiên của Quân khu 9 được phong danh hiệu Anh hùng. Tiếp sau, ông Trần Văn Phú (Ba Phú, lúc ấy là Phó giám đốc xưởng) cũng được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Kết thúc chiến tranh, xưởng có 30 người hy sinh, 19 người bị thương. Ngoài hy sinh trong chiến đấu bảo vệ xưởng, hy sinh trên đường công tác, có nhiều vụ hy sinh trong quá trình sản xuất thử nghiệm, hy sinh vì cưa bom để lấy thuốc nổ.

Ðau thương nhất là vụ hy sinh 7 người khi cưa trái bom 500 cân Anh (hơn 200 kg) để lấy thuốc nổ TNT làm nguyên liệu sản xuất vũ khí vào tháng 10/1962, ở rừng U Minh Hạ. “Ðang thao tác thì bom phát nổ, thi thể 7 đồng chí bị nát vụn, phần trộn vào bùn đất, phần vương vãi trên cành cây... Anh em tìm gom lại được chút ít phần còn lại rồi gói ni lông đưa vào quan tài mai táng”, ông Ba Phát bùi ngùi. Trong số những người hy sinh, có ông Nguyễn Thân Thiện (Năm Mua), Phó giám đốc xưởng. Về sau, 2 người con của ông cũng hy sinh vì sự nghiệp của xưởng.

Từ “không có gì”, vượt qua bao gian nan thử thách, mất mát hy sinh, Xưởng Quân giới Cà Mau đã làm nên những kỳ tích, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất nước nhà.

Những người có mặt từ buổi đầu thành lập xưởng nay còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, như ông Ba Phát, Tám Hải, Năm Diệp, hiện tuổi đời đều ngoài 80. Nhiều lần tôi nghe các ông (cũng như các thành viên xưởng sau này) bày tỏ mong muốn có được tấm bia ghi dấu tích của xưởng.

Hôm chúng tôi cùng các cựu binh của xưởng tới thăm ông Năm Diệp (ngụ tại ấp Ba Tiệm, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân), thì nguyện vọng này tiếp tục được nhắc lại.

Trong niềm xúc động được đồng đội cũ đến thăm, dù tuổi ngoài 90, sức khỏe kém, nhưng ông Phan Văn Diệp (thứ 5 từ trái qua) vẫn đau đáu tâm nguyện xây dựng bia di tích Xưởng Quân giới Cà Mau.

Ông Năm Diệp nay đã hơn 90 tuổi, chân yếu, nhưng đầu óc còn minh mẫn. Không chỉ đề đạt nguyện vọng, ông còn cùng bàn địa điểm đặt bia. Theo ông Năm Diệp, mặc dù xưởng có thời gian hoạt động ở Năm Căn, Ngọc Hiển lâu hơn ở rừng U Minh Hạ, nhưng rừng U Minh chính là nơi đầu tiên xưởng ra đời, trưởng thành từ trong gian khó, hy sinh, đồng thời có sự giúp sức rất lớn của người dân, vì vậy nên đặt bia tại nơi này. Ðó cũng là cách trả ơn Nhân dân.

“Ngoài sản xuất một lượng lớn vũ khí phục vụ chiến đấu, Xưởng Quân giới Cà Mau còn là cái nôi sản sinh ra xưởng Quân khu, đồng thời đào tạo cán bộ kỹ thuật cho nhiều tỉnh ÐBSCL, cho thấy vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của xưởng. Ðây là thành tích lớn lao cần được ghi dấu, để thế hệ sau còn biết và tự hào. Ðồng thời, sự quan tâm này còn thể hiện sự trân trọng quá khứ, giúp các bạn trẻ có thêm niềm tin, động lực để cống hiến...”, ông Ba Phát bày tỏ.

“Tâm nguyện là vậy, nhưng chúng tôi giờ tuổi cao, sức yếu, không đủ khả năng đảm đương. Chỉ mong được lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng quan tâm, tạo điều kiện thực hiện”, tâm tình của ông Năm Diệp cũng là nỗi niềm và mong muốn chung ở các cựu chiến binh của xưởng.


Một tin vui, mới đây Tiểu ban liên lạc ngành Quân giới Cà Mau đã gặp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trình bày mong muốn xây dựng bia của các cựu chiến binh Xưởng Quân giới Cà Mau. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tiếp nhận thông tin và đang phối hợp thực hiện các bước thủ tục trình xin ý kiến từ các cấp thẩm quyền.


 

Trang Thăm

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
  • Hàng loạt loài hải sản chứa độc tố gây chết người nhất định phải biết
  • Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng mỳ gói nghi chứa chất bảo quản nguy hại
  • Tổng cục TCĐLCL: Thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực
  • Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
  • 7 tháng đầu năm, bắt hơn 8.000 vụ buôn lậu trị giá 377 tỷ đồng
  • Chống hàng giả: Nhiều doanh nghiệp còn tâm lý ‘đánh chuột sợ vỡ bình’
  • Bắt quả tang cơ sở tiêm thuốc an thần vào hơn 5.000 con heo tại huyện Củ Chi
推荐内容
  • Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
  • Chia sẻ cách làm sinh tố thanh long thơm ngon, hấp dẫn
  • ‘Hô biến’ rượu trắng với nước dược liệu thành rượu ba kích, táo mèo, đinh lăng
  • Tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
  • Nghe sách Đắc Nhân Tâm
  • Khánh Hòa: Phát hiện gần 5 triệu lít xăng không rõ nguồn gốc trên biển