【nhận định tỷ số hôm nay】Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đại học Cần Thơ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các lãnh đạo của Đại học Cần Thơ. Ảnh: Đức Tám/TTXVN |
Đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu cũng như những kết quả mà Đại học Cần Thơ đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Đại học Cần Thơ đã có những đóng góp thiết thực vào phát triển của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng và lợi thế để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, trong đó lợi thế lớn nhất là nông nghiệp trồng lúa, cây ăn trái, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản... Tuy nhiên, vùng còn tồn tại một số yếu kém như hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải kém phát triển do tính đặc thù của vùng sông nước, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chưa cao... Do vậy, Đại học Cần Thơ cần phải xác định rõ nhiệm vụ chính trị của mình đối với vùng, nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong ba đột phá chiến lược, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Đại học Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ.
Giảng viên của trường phải thực hiện tốt cả nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu, tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới các địa phương, đồng thời, nâng cao hiệu quả chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, nhất là phát triển giải pháp công nghệ, công nghệ gen về giống cây trồng và vật nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu...
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý nhà trường cần quan tâm đến công tác giáo dục sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên tự giác học tập, nghiên cứu, chú trọng giáo dục nhân cách, lý tưởng, hoài bão cho sinh viên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý cùng với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, trường cần chủ động huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất của trường ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đại học Cần Thơ cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các viện, trường, tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực đào tạo, chuyển giao công nghệ; quan tâm thu hút các nhà khoa học có trình độ cao, những cán bộ quản lý kinh nghiệm...
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Đại học Cần Thơ như đề nghị Chính phủ và các bộ ngành giúp đỡ, hỗ trợ cho trường phát triển thành đại học nghiên cứu và tiếp tục là trường trọng điểm với cơ chế tự chủ cao hơn, được đầu tư xứng đáng hơn.
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành cũng cho ý kiến về việc giúp đỡ trường được tiếp nhận Dự án đầu tư “Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ đạt đẳng cấp quốc tế” bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản; hỗ trợ trường tiếp nhận Dự án xây dựng Viện theo dõi biến đổi khí hậu cho vùng Đông Nam Á; hỗ trợ trường xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tài nguyên biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ vốn đối ứng để tiếp nhận các khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế cho trường...
Thành lập năm 1966, Đại học Cần Thơ là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trường có 39 đơn vị trực thuộc gồm 14 khoa, 3 viện nghiên cứu, 8 trung tâm, có 2.015 cán bộ, giảng viên trong đó có 235 tiến sỹ, 740 thạc sỹ, 4 giáo sư, 58 phó giáo sư...
Tổng số sinh viên của trường năm học 2012-2013 là gần 5.000 sinh viên đại học với 85 chuyên ngành học. Ở bậc sau đại học, trường có 33 chuyên ngành cao học và 9 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ với trên 3.000 học viên.
Về công tác nghiên cứu khoa học, trong 10 năm qua, trường đã thực hiện tổng số 1.545 đề tài các cấp, trong đó có 8 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình cấp Nhà nước, 645 đề tài cấp bộ và đề tài hợp tác với địa phương... Riêng trong năm 2012 có 292 đề tài được thực hiện.
Một số nội dung nghiên cứu thành công và nổi bật của trường là chống rầy, chống dịch vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, sản xuất giống nhân tạo tôm càng xanh và cá tra, xây dựng nhiều mô hình canh tác nông nghiệp và thủy sản thành công và đã được chuyển giao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: QĐNDOL
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Thái Lan: "Áo đỏ" lại biểu tình tại thủ đô Bangkok
- ·Năm mới thắng lợi mới
- ·Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs Spartak Subotica, 23h00 ngày 16/12:
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Foreign Minister welcomes Party Secretary of China’s Yunnan Province
- ·Ba Lan tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên EU
- ·Kiểm soát chặt, chủ động phòng Covid
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Party chief: Việt Nam treasures faithful relationship with Laos
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Tai nạn máy bay ở Indonesia, toàn bộ hành khách thiệt mạng
- ·Quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ Haiti sau động đất
- ·Năm mới thắng lợi mới
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Đan Mạch đập tan âm mưu khủng bố tòa soạn báo
- ·Nhật nối lại tuyến tàu cao tốc từ Tokyo tới Sendai
- ·Quân đội Thái không can thiệp vào tổng tuyển cử
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Sở Tư pháp Cà Mau có tân Giám đốc, Phó Giám đốc