【kết quả kasimpasa】Tìm cơ hội ở thị trường ngách để gia tăng xuất khẩu
Cơ hội mở rộng thị trường xuất,ìmcơhộiởthịtrườngngáchđểgiatăngxuấtkhẩkết quả kasimpasa nhập khẩu hàng hóa cho vùng Đông Nam bộ Xuất khẩu: Nhìn lại và đi tới - Bài cuối: Chủ động trước cơ hội và rủi ro từ thị trường Tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu rau quả vào các thị trường gần |
Doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tìm kênh phân phối lớn cần tìm đến các thị trường ngách để xuất khẩu. Ảnh minh họa: ST |
Nông sản vẫn là mũi nhọn
Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đang tích cực thông tin, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường tiềm năng.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, cà phê và nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường Tunisia.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Tunisia là thị trường tiềm năng xuất khẩu cà phê và nông sản. Mỗi năm, Tunisia có nhu cầu mua 30.000 tấn cà phê thô (chủ yếu là robusta) và 30.000 tấn gạo. Các mặt hàng cơ bản như gạo, đường, cà phê thô và chè xanh do Cục Thương mại Tunisia độc quyền nhập khẩu thông qua đấu thầu quốc tế. Đáng chú ý, những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Tunisia có sự tăng trưởng mạnh, trong đó Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng như cà phê thô, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, máy móc trang thiết bị, dao cạo, vải sợi… và nhập khẩu hải sản, chà là, hóa chất, đồ nhựa, quần áo, nguyên liệu làm thức ăn gia súc…
Mặc dù là một quốc gia nhỏ tại Bắc Phi với diện tích 163.610km2, dân số khoảng 12,5 triệu người, song Tunisia là một trong những nền kinh tế năng động, cạnh tranh nhất khu vực châu Phi-Arab, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị trí thuận lợi gần châu Âu (cách 140km). Tunisia đã tham gia 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương. Do vậy, đây có thể xem là cửa ngõ để hàng hóa các nước, trong đó có Việt Nam, thâm nhập thị trường châu Phi, Ả rập, nhất là khu vực Bắc Phi.
Senegal cũng được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho xuất khẩu gạo. Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Senegal là thị trường tiêu thị nhiều gạo với khối lượng nhập khẩu từ 900.000 đến 1000.000 tấn, chủ yếu là gạo tấm 100% giá rẻ. Đây là một trong những nước có mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người cao nhất Tây Phi, khoảng 117 kg/người/năm.
Theo Trung tâm thống kê của nước này, năm 2023, nhập khẩu gạo của Senegal đã đạt 1,3 triệu tấn, kim ngạch hơn 500 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và gần 13% về giá trị so với năm 2022. Các nước cung cấp chính gồm Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Uruguay, Việt Nam… Ngoài phục vụ thị trường trong nước hơn 18 triệu dân, Senegal còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước láng giềng như Mauritania, Guinea-Bissau và Gambia.
Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 12.392 tấn, kim ngạch 5,35 triệu USD ( tăng 215%). Trong 2 tháng đầu năm nay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu sang Senegal 414 tấn gạo, kim ngạch đạt 307.820 USD.
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Senegal là thị trường gạo lớn, với nhu cầu nhập khẩu ở mức cao do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ cầu nội địa. Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế-tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối thống nhất. Thâm nhập thị trường này, gạo Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu 17,3 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối, nhất là các quốc gia láng giềng như Mali, Guinea Bissau, CH Guinea, Mauritania và Niger.
Tuy nhiên, để xuất khẩu vào thị trường này, gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt về giá với gạo Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Tây Ban Nha. Hơn nữa xuất khẩu gạo sang Senegal nói riêng và châu Phi nói chung vẫn phần lớn thực hiện qua trung gian là thương nhân châu Âu hoặc Trung Đông. Do đó, để gia tăng xuất khẩu gạo sang Senegal, thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp cần có giá xuất khẩu hợp lý vì giá gạo các nước như Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan hiện tại cạnh tranh hơn về giá. Ngoài ra, với thị trường Senegal, bên cạnh yếu tố giá rẻ thì cần nắm được nhu cầu tiêu thụ của người dân nước này là gạo 100% tấm. Theo thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam nên tính đến hướng mở kho ngoại quan, hợp tác đầu tư sản xuất, chế biến lúa gạo tại các thị trường này.
Cơ hội tại nhiều thị trường mới
Tại thị trường châu Âu, Hungary dù không phải là thị trường lớn song vẫn có những cơ hội đối với xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Theo Thương vụ Việt Nam tại nước này, nhu cầu nhập khẩu của Hungary vẫn tăng hàng năm, đạt mức trên 100 tỷ USD/năm. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đã có hiệu lực tiếp tục mở ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương mại hàng hóa và đầu tư tại thị trường EU nói chung và Hungary nói riêng trong thời gian tới và ngược lại.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hungary, mặc dù kim ngạch còn thấp, nhưng một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như hạt điều, hạt tiêu, cà phê… xuất khẩu sang Hungary chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Hungary (trên 10%). Điều này cho thấy, các mặt hàng này đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường sở tại. Đây là cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Hungary.
Điểm bất lợi nhất đối với hàng xuất khẩu vào Hungary là địa lý cách trở, trong khi đó Hungary không có cảng biển, thông thường hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang Hungary đều cập cảng tại một số nước châu Âu có cảng biển như Đức, Hà Lan, Italia... sau đó đưa về Hungary bằng đường bộ, dẫn đến chi phí hàng nhập khẩu vào Hungary cao hơn. Mặt khác, do thuế GTGT ở Hungary rất cao (27%), nên nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Việt Nam nhưng làm thủ tục thông quan tại một số nước EU có cảng biển hoặc nơi có thuế GTGT thấp sau đó phân phối tại Hungary.
Do đó, để xúc tiến thương mại hiệu quả với thị trường này vẫn là tổ chức đoàn doanh nghiệp sang nghiên cứu thị trường, tiếp xúc trực tiếp với các đối tác sở tại, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư; tổ chức và tham gia các buổi hội thảo doanh nghiệp để quảng bá hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết nối kinh doanh, đầu tư; tổ chức các chương trình trưng bày, quảng bá hàng xuất khẩu Việt Nam; chủ động tìm kiếm các nhà nhập khẩu, phân phối sở tại giới thiệu cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và ngược lại.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Giải pháp phát triển ngành điều bền vững
- ·Hội đồng Hạt
- ·Nhiều hoạt động sẽ diễn ra nhân kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris (1973
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Lượng gạo xuất khẩu tháng 1 đạt 404.095 tấn
- ·Thu nhập khá từ đan sọt thủ công
- ·Hoạt động BVMT sẽ được ưu đãi khi vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Siết chặt quản lý đào tạo, cấp phép lái xe
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Vốn vay ưu đãi tiếp sức cho thanh niên lập nghiệp
- ·Nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng về BHYT
- ·Chuyển đổi số, minh bạch hoạt động
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·14 hộ trồng điều giỏi huyện Bù Gia Mập được tuyên dương, khen thưởng
- ·Gỡ khó nguồn phát triển đảng viên
- ·Hội thảo khoa học quốc tế nhìn lại 40 năm Hiệp định Pa
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Thống nhất vị trí xây dựng Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954