【bang xep hang nhat anh】Tin sốc đối với kinh tế thế giới: Puerto Rico muốn tuyên bố phá sản
Thống đốc Puerto Rico, Alejandro García Padilla, trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times cho biết khoản nợ công đã lên tới 72 tỷ USD – tương đương với 72% GDP và cho biết chính phủ không thể trả được khoản nợ khổng lồ này.
Chỉ gần 24 tiếng sau đó, ngài Thống đốc đã đề xuất một kế hoạch để tái cấu trúc nợ của Puerto Rico, cho thấy khối thịnh vượng chung này đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, khác với Hy Lạp, Puerto Rico muốn được tuyên bố “phá sản”.
Thống đốc Padilla đã yêu cầu Chính phủ Mỹ cho phép Puerto Rico được quyền áp dụng chương 9 về phá sản mà Detroil đã từng áp dụng. Hiện tại, chỉ các thành phố, thị trấn và các khu đô thị tự trị khác có thể tuyên bố phá sản.
Thời gian dành cho Puerto Rico cũng không còn nhiều. Padilla nhấn mạnh yêu cầu bức thiết thay đổi luật để cho phép Puerto Rico phá sản.
Padilla đã so sánh tình hình tài chính của Puerto Rico và Detroit và nhận thấy rằng lựa chọn duy nhất dành cho khối thịnh vượng chung chính là tự giải quyết các khoản nợ với các chủ nợ, và điều này có thể mất nhiều năm.
Châm ngòi nổ đầu tiên chính là tập đoàn năng lượng nhà nước PREPA với nguy cơ vỡ nợ rất cao, vì gần như đã mất khả năng thanh toán.
Padilla không trực tiếp đề cập đến tính nghiêm trọng của khủng hoảng nợ tại Puerto Rico. Mà thay vào đó, ngài Thống đốc đưa ra những đề xuất bao gồm thay đổi luật để cứu vãn tình thế.
Một nhóm công tác đã được thành lập với mục tiêu đặt ra một kế hoạch tái cấu trúc sẽ được hoàn thành vào 30/8.
Puerto Rico đã chứng kiến một cuộc di dân khổng lồ đến Mỹ vì mọi người mong muốn có công việc và các cơ hội tốt hơn. Điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến việc thu thuế và gây áp lực lớn đến khả năng trả nợ.
Padilla đã đưa ra một vài sáng kiến như giảm chi tiêu ngân sách và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp tư nhân để phục hồi tăng trưởng kinh tế của Puerto Rico sau nhiều năm chìm trong suy thoái.
Tuy nhiên, vị Thống đốc khẳng định rõ ràng rằng con đường phía trước sẽ ghập ghềnh đối với Puerto Rico, vì quy mô nợ quá lớn đã cản đường thoát khỏi suy thoái.
"Quả bom" nợ của Puerto Rico:
1. Nền kinh tế yếu kém
Puerto Rico có dân số ít, tuy nhiên, tổng nợ tương đương với New York, một tiểu bang lớn của Mỹ. Puerto Rico đã chìm trong suy thoái nhiều năm và chưa có dấu hiệu nào suy thoái sẽ kết thúc. Vấn đề của khối thịnh vượng chung này bắt nguồn từ việc chi tiêu quá đà của chính phủ, phụ thuộc nhiều vào nợ và một hệ thống năng lượng tốn kém và không hiệu quả. Sự bất lực của chính phủ trong việc đầu tư và thúc đẩy kinh tế trong nhiều năm qua phản ánh một thực tế rằng thất nghiệp đang tăng cao, các doanh nghiệp ngừng hoạt động, dân số giảm sút do luồng di cư ồ ạt sang Mỹ để tìm kiếm việc làm.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu Puerto Rico vỡ nợ:
Nếu Puerto Rico vỡ nợ, đây sẽ trở thành vụ vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử trái phiếu nhà nước của Mỹ.
Vỡ nợ sẽ làm gia tăng số người di cư. Kể từ năm 2010, số người dân Puerto Rico đến Mỹ hàng năm tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 1980-2000, theo Pew Research Centre. Đây sẽ là một vòng xoáy đầy đau đớn đối với nền kinh tế Puerto Rico.
Nền kinh tế càng trở nên tồi tệ, người dân sẽ càng bỏ đi nhiều, chính phủ sẽ thu được ít tiền thuế hơn, đồng nghĩa với việc sẽ không đủ tiền để trả nợ.
Có thể chính phủ sẽ phải vay thêm nợ để trả nợ cũ và hiệu ứng “domino” là điều khó tránh khỏi. Không giống như Detroit, Puerto Rico không thể tuyên bố vỡ nợ bởi vị thế là một “khối thịnh vượng chung”. Bất an sẽ còn tiếp tục kéo dài do đàm phán nợ với các chủ nợ có thể kéo dài nhiều năm mới có thể giải quyết được.
3. Chính phủ Liên Bang có sẵn sàng cứu trợ?
Ở thời điểm hiện tại, câu trả lời chắc chắn là “không”. Chính phủ của ông Obama đã đưa ra thông điệp rõ ràng rằng không có kế hoạch cứu trợ Puerto Rico. Với vị thế là “khối thịnh vượng chung”, khả năng can thiệp của IMF và Ngân hàng Thế giới cũng không rõ ràng.
Hiện tại, vẫn chưa hề có "phao cứu sinh" nào cho nền kinh tế Puerto Rico.
Được biết, Puerto Rico nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ vào năm 1898 khi Tây Ban Nha mất hòn đảo này vào thời điểm chấm dứt cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Mối quan hệ được củng cố năm 1917 khi người dân Puerto Rico trở thành công dân Mỹ và được phép phục vụ trong quân ngũ./.
Mai Linh (Theo CNN Money)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Mạo danh Điện Máy Xanh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng
- ·CMC Cyber Security trao chứng chỉ bảo mật PCI DSS cho JIVF
- ·Dự án nghỉ dưỡng cao cấp của Indochina Kajima sẽ do Mandarin Oriental quản lý vận hành
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần “bà đỡ” để kết nối thị trường quốc tế
- ·Diễn đàn ngân hàng số Temenos Regional lần đầu tổ chức tại Việt Nam
- ·Ngân hàng Hà Tĩnh “vạch mặt” những chiêu trò lừa đảo trực tuyến
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Lần đầu tiên 87 doanh nghiệp được tôn vinh trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Dấu ấn mới trong chuyển đổi số toàn diện ở Tiên Yên
- ·Bắc Giang đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- ·Cuộc đua kiểm soát trí tuệ nhân tạo
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Tháo gỡ vướng mắc cổ phần hóa doanh nghiệp
- ·Dịch vụ công liên thông góp phần chuyển đổi số vững chắc cho Bến Tre
- ·Tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt giảm xuống mức gần 7% trong năm 2022
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Ứng dụng đô thị thông minh của Huế, Đà Nẵng hỗ trợ tìm kiếm nhà vệ sinh miễn phí