【lịch thi đấu bóng việt nam】Huy động nhiều nguồn lực cho đảm bảo an sinh xã hội
Đây là nội dung được bàn luận tại hội thảo "Định hướng chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống ASXH đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững",độngnhiềunguồnlựcchođảmbảoansinhxãhộlịch thi đấu bóng việt nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Hội đồng Lý luận Trung ương và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp tổ chức, ngày 10/4.
NSNN đầu tư cho ASXH đạt trên 28%
Thông tin về tình hình thực hiện chính sách ASXH tại Việt Nam, TS Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện tỷ trọng đầu tư từ NSNN cho an sinh xã hội đạt trên 28%, tập trung ưu tiên cho xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi cho người có công, trợ giúp xã hội nhóm yếu thế và đáp ứng một số dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch…
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: MĐ . |
Sau 10 năm thực hiện, chính sách ASXH đã góp phần tăng cơ hội việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 đã được thực hiện hiệu quả với nguồn lực 47.339,248 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm giai đoạn 2010 – 2015, riêng các huyện nghèo giảm 6%/năm.
Cùng với đó, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được bổ sung ngân sách hằng năm khoảng 50 tỷ đồng và thực hiện cho vay bình quân từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng/năm. Chính phủ cũng đã ban hành trên 20 chính sách tín dụng ưu đãi, riêng giai đoạn 2012 – 2018, đã có trên 14.934 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.
Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội đã mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Kết quả là đến hết năm 2018, số người tham gia BHXH đạt 14,63 triệu người, chiếm 26,55% lực lượng lao động, số người tham gia BHTN là 12,54 triệu người…
Mặc dù vậy, ông Vinh cũng thừa nhận là mức độ bao phủ của hệ thống ASXH hiện nay còn thấp và bất bình đẳng. Đặc biệt, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn rất thấp so với mục tiêu đến năm 2020 có đến 50% lực lượng lao động tham gia BHXH là một thách thức lớn. Lý do là các giải pháp mở rộng đối tượng chưa thực sự hiệu quả, nhất là đối với lao động ở khu vực nông thôn, lao động phi chính thức.
Bên cạnh đó, theo ông Vinh hiện đầu tư của Nhà nước cho hệ thống ASXH vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội còn hạn hẹp chủ yếu dựa vào NSNN. Đồng thời, công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân còn bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng tham gia của người dân, doanh nghiệp và các đối tác xã hội.
Huy động sự tham gia của khu vực tư nhân
Trước những thách thức như trên, TS Đào Quang Vinh cho rằng để chính sách ASXH bao phủ tới nhiều người dân hơn cần đa dạng hóa nguồn lực, đồng thời thực hiện lồng ghép để nâng cao hiệu quả sử dụng của chính sách.
Theo ông Vinh, một mặt cần tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tăng đầu tư cho vùng có tỷ lệ tiếp cận dịch vụ xã hội thấp, đồng thời huy động các nguồn lực khác trong xã hội và quốc tế. “Chúng ta phải tập trung nguồn lực cho các vùng khó khăn mà không làm tăng tổng chi của NSNN. Đồng thời, không bao cấp cho các huyện nghèo thuộc tỉnh giàu” - ông Vinh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm khi cho rằng, Nhà nước cần tăng đầu tư cho ASXH song ông Philip O’Keefe - Trưởng ban An sinh xã hội và việc làm Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, WB nhấn mạnh thêm rằng, đã đến lúc hệ thống ASXH của Việt Nam cần đóng góp như một chính sách kinh tế thay vì chính sách xã hội. Theo ông Philip O’Keefe, khi một hệ thống ASXH được thiết kế tốt sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy thị trường lao động hiệu quả hơn.
Chuyên gia WB cũng đánh giá, hệ thống ASXH của Việt Nam hiện vẫn chủ yếu do ngân sách hỗ trợ và người dân đóng góp. Dù cho rằng Chính phủ vẫn đóng vai trò quan trọng và cần chi nhiều hơn cho ASXH, tuy nhiên ông Philip O’Keefe cũng cho rằng, tới đây mô hình tài chính cho ASXH sẽ phải thay đổi dần, trong tương lai cần mở rộng sự hợp tác với khu vực tư nhân để tăng nguồn lực.
Hơn hết, vai trò của Nhà nước sẽ được thể hiện phức hợp hơn, thay vì “làm cả”; là đơn vị tự cung cấp nguồn vốn sang điều tiết, giám sát tài chính và trực tiếp tham gia cung cấp trợ giúp và dịch vụ xã hội./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·SCIC thoái vốn hơn 175 tỷ đồng tại CIENCO 5
- ·Realme X50 Pro 5G trình làng với 6 camera, giá khoảng 15 triệu đồng
- ·Năm 2019, số lượng đơn xác lập quyền sáng chế tăng 22,5%
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Galaxy S20 rò rỉ hình ảnh thật trước ngày ra mắt
- ·Sản xuất thành công chất đồng vị phóng xạ giúp tiêu diệt gần 80% tế bào ung thư phổi
- ·Suzuki Satria F150 ra mắt tại Việt Nam cạnh tranh với Exciter và Winner X
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Sản xuất thành công chất đồng vị phóng xạ giúp tiêu diệt gần 80% tế bào ung thư phổi
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Thứ trưởng Phạm Hồng Hải: Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng cho chuyển đổi số
- ·Người dùng có nên mua Honor 9x?
- ·Thông tin mới nhất về thưởng Tết Nguyên đán tại Đà Nẵng
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Bất ngờ Sumitomo Life đầu tư thêm 173 triệu USD mua hơn 41 triệu cổ phần Tập đoàn Bảo Việt
- ·Công ty TNHH TM&DV Liên Hà bứt phá nhờ áp dụng hệ thống tích hợp, công cụ TPM
- ·Ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt vào quản lý thuê bao điện thoại
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Mãn nhãn với chiếc Iphone 12 Pro Max đẹp không tì vết