【ty le ke】Lặng thầm “gieo chữ” vùng sâu
Những học viên đặc biệt
Năm nay đã ngoài 60 tuổi,ặngthầmldquogieochữty le ke bà Thị Long ở thôn 6, xã Long Tân chưa bỏ một buổi học nào ở lớp xóa mù chữ. Sau khi xung phong lên bảng đọc các chữ cái, bà Long lại nắn nót viết từng dòng chữ trên vở. Đó là niềm hạnh phúc trong hơn 6 tháng theo học lớp xóa mù chữ của bà. Bà Long chia sẻ: “Trước đây, đa số đồng bào S’tiêng trong thôn không biết chữ, chưa từng học hành, chỉ quanh quẩn đi làm. Từ ngày chính quyền và nhà trường mở lớp học bổ túc vào buổi tối, chúng tôi rất hào hứng. Nhờ các cô chỉ dạy tận tình mà tôi đã biết đọc, biết viết. Tôi hạnh phúc lắm!”.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đào Thị Yên, bà Thị Long, học viên lớp xóa mù chữ thôn 6, xã Long Tân (Phú Riềng) hào hứng với các chữ cái
Đang trong độ tuổi lao động chính của gia đình, anh Điểu Sen vẫn đều đặn tới lớp xóa mù chữ vào mỗi tối. Với anh, khi biết chữ sẽ có nhiều cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế.
Bà Thị Long, anh Điểu Sen là 2 trong 35 thành viên lớp học xóa mù chữ ở thôn 6. Từ cuối năm 2023 đến nay, lớp học xóa mù chữ được duy trì đều đặn. Học viên đủ mọi lứa tuổi, có những người đã ngoài 60 nhưng cũng có em chỉ mới 5-6 tuổi, vẫn háo hức đến lớp học chữ. Những tiếng ê, a đánh vần, những nét chữ thành hình trên trang giấy được học viên nắn nót viết, những ánh mắt lấp lánh hy vọng… thể hiện khát khao đi tìm con chữ của những học viên đặc biệt này.
Cô giáo Ðào Thị Yên hướng dẫn học viên Thị Long tập viết chữ
Dưới sự hướng dẫn của cô Yên, anh Điểu Sen tích cực lên bảng đọc chữ cái
Trong số các cô giáo bám thôn, sóc “gieo chữ”, không thể không nhắc đến cô Đào Thị Yên, giáo viên Trường tiểu học Lê Hoàn. Có kinh nghiệm nhiều năm bám các thôn, sóc đồng bào DTTS để dạy chữ, vì vậy, khi lớp xóa mù chữ được mở, cô Yên không chỉ trực tiếp đứng lớp mà còn tích cực phối hợp chính quyền xã Long Tân, Ban điều hành thôn 6 cùng đồng nghiệp đến từng nhà vận động người chưa biết chữ tham gia. Hiện lớp học duy trì đều đặn với 35 học viên, tỷ lệ học viên đi học thường xuyên và nắm được kiến thức cơ bản vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Không ngừng rèn luyện, sáng tạo
19 năm cống hiến cho ngành giáo dục, cô Yên không ngừng đổi mới sáng tạo phương pháp dạy học để học sinh hiểu và nắm bắt bài nhanh hơn. Cô Yên cho biết: Tôi luôn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, cụ thể như: khai thác tranh, video, học liệu điện tử, sách điện tử để làm sinh động, phong phú bài giảng. Đồng thời xây dựng và áp dụng những sáng kiến như: Kỹ thuật dạy học “Các mảnh ghép” trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1; Phương pháp dạy kiểu bài học vần trong môn Tiếng Việt lớp 1. Các phương pháp này đã phát huy tính tích cực, chủ động khám phá kiến thức cho học sinh tiểu học.
Cô Đào Thị Yên, (thứ 7 từ trái sang, hàng trước) nhận bằng khen điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
Cô Yên chia sẻ, sáng kiến Kỹ thuật dạy học “Các mảnh ghép” trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 đã được công nhận cấp huyện năm 2023. Sáng kiến thể hiện tính mới, trong đó giáo viên đưa ra kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Tự nhiên và Xã hội, giúp học sinh hình thành cách tương tác và làm việc theo nhóm. Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, học sinh Trường tiểu học Lê Hoàn rất hứng thú với môn học và có sự tiến bộ rõ rệt. “Với phương pháp này, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi được khám phá, thảo luận, tự trình bày, tự nhận xét đánh giá cá nhân và nhóm. Trong một nhóm, em nào cũng có thể lên trình bày trước lớp, trước nhóm, tự giác tham gia các hoạt động học tập” - cô Yên khẳng định.
Bên cạnh đó, cô Yên cũng luôn tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả mỗi giờ lên lớp. Cô chủ động lập nhóm Zalo lớp chủ nhiệm để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của lớp; đôn đốc, nhắc nhở học sinh đi học chuyên cần, nhất là học sinh DTTS, không để tình trạng học sinh vắng học, bỏ học; hỗ trợ những em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…
Cô Ðào Thị Yên là giáo viên năng động, sáng tạo mang về nhiều thành tích cao cho trường. Hơn hết, cô luôn lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước bằng những hành động đẹp, ý nghĩa tới đồng nghiệp, học sinh và người dân trên địa bàn. Thầy LÊ VĂN DŨNG, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hoàn |
Với những đóng góp tích cực, tâm huyết trong nghề, nhiều năm liền cô Đào Thị Yên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện; chiến sĩ thi đua cơ sở và 5 năm liền là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
(责任编辑:La liga)
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Thị trường chứng khoán tuần qua: Duy trì vận động tích cực, VN
- ·Đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng
- ·Bảo tồn động vật hoang dã từ ý thức người dân
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Ba cây chụm lại & sức mạnh chiến thắng
- ·VHM ghi nhận lãi sau thuế 6 tháng đạt 21.600 tỷ đồng
- ·Nước đông trùng hạ thảo chịu thuế NK 30%
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Nữ Hải quan nơi miền biên giới
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Bức tranh tài chính toàn cầu tháng 6 ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
- ·Khai báo thông tin trên C/O mẫu E
- ·Xác định việc làm cụ thể trong học tập, làm theo Bác
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
- ·Thanh Hóa: Giăng dây điện đánh chuột khiến 1 người chết, 1 người bỏng nặng
- ·Điểm số và thanh khoản thị trường UPCoM tăng mạnh trong tháng 7
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Chứng khoán hôm nay (26/6): VN