【kq bóng đá hom nay】Xe đạp có bị lãng quên?
Cửa hàng xe đạp đìu hiu
Cửa hàng xe đạp Hồng Khá là một trong những tiệm kinh doanh xe đạp đầu tiên ở thị trấn Thanh Bình (Bù Đốp) nay cũng chuyển sang buôn bán đa dạng mặt hàng để tăng thêm thu nhập. Anh Trần Hồng Khá,đạpcoacutebịkq bóng đá hom nay chủ cửa hàng cho biết: “Những năm trước, khách hàng mua xe đạp lai rai quanh năm, trung bình cửa hàng bán được 500 chiếc/năm. 2 năm trở lại đây, doanh số tiêu thụ còn khoảng 200 chiếc/năm vì chỉ bán được vào dịp khai giảng năm học và sau tết Nguyên đán do các em có tiền lì xì hoặc gia đình có thu nhập từ mùa điều. Hiện nhiều cửa hàng chỉ bán xe đạp cho các đơn vị, tập thể mua tặng học sinh nghèo vào đầu năm học”.
Khách hàng đang tham khảo giá xe đạp trẻ em tại cửa hàng xe đạp Ngọc Bôn ở đường Điểu Ong, chợ Đồng Xoài
Có thâm niên kinh doanh xe đạp 25 năm, anh Đinh Long Phú, chủ cửa hàng xe đạp Đồng Phú ở chợ Đồng Xoài cho biết: “Tôi mở cửa hàng kinh doanh xe đạp từ năm 1992 và lúc đó thị trường này rất “hút” khách. Ngày trước, thị xã chỉ có 2 cửa hàng bán xe đạp nay có đến 8. Để cạnh tranh, tôi nhập thêm xe đạp điện, xe thể thao, xe đạp địa hình... Do nhiều người kinh doanh trong khi nhu cầu của người dân ngày càng giảm nên doanh thu giảm chỉ còn 50% so với trước, chủ yếu dựa vào bỏ mối cho thị trường Bù Đăng, Bù Gia Mập...”.
Hiện nay, đối tượng sử dụng xe đạp cũng rất đa dạng, với loại xe dành cho học sinh tiểu học và trung học, tùy thương hiệu, mỗi chiếc giá từ 1,5-3,5 triệu đồng, xe đạp địa hình từ 2,5-5 triệu đồng, xe đạp điện từ 7-10 triệu đồng... Còn xe đạp nhỏ cho trẻ ở tuổi mẫu giáo từ 400 ngàn đến 2 triệu đồng.
Vừa tiếp một khách hàng nhưng không bán được sản phẩm, bà Lê Thị Dưa, chủ cửa hàng xe đạp Ngọc Bôn ở đường Điểu Ong, chợ Đồng Xoài than thở: Đã kinh doanh xe đạp được 17 năm, năm nay tiệm chỉ nhập 70 chiếc (con số thấp nhất từ trước đến nay). Ngày nào may mắn thì bán được 1-2 chiếc, nhiều ngày không bán được chiếc nào, phần lớn khách đến xem tham khảo giá rồi bỏ đi. Tôi đang tính đến chuyện chuyển nghề vì tiền thuê mặt bằng 5 triệu đồng/tháng trong khi buôn bán ế ẩm.
Thợ sửa xe đạp khó sống với nghề
Thị trường xe đạp trầm lắng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của những hộ kinh doanh mặt hàng này mà các thợ sửa xe đạp cũng phải tính chuyện đổi nghề. Là người có 24 năm trong nghề sửa xe đạp, ông Phạm Viễn ở thôn 9, xã Long Hà (Phú Riềng) cho biết: Trước đây, nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng cao nên ngoài sửa xe tôi còn lấy thêm xe đạp mới về bán. Nhờ có nghề sửa xe đạp mà tôi nuôi 3 con ăn học và có nghề nghiệp ổn định. 7 năm trở lại đây, tôi không bán được xe đạp mới vì người dân không có nhu cầu. Hiện tôi sửa xe và thu mua xe cũ về sửa chữa, tân trang lại, bán với giá rẻ. Tính luôn cả thu nhập từ mua bán xe cũ, mỗi tháng tôi chỉ thu được khoảng 4-5 triệu đồng.
Tuy thị trường mua bán xe đạp hiện không còn sôi động như trước, nhưng tôi tin xe đạp sẽ không bị lãng quên, bởi hầu như mỗi gia đình hiện đều có ít nhất một chiếc xe đạp dù nhỏ hay lớn vì ngày càng có nhiều người sử dụng xe đạp để tập luyện sức khỏe. Xe đạp không chỉ giúp con người rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Nếu ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng xe đạp cũng sẽ tăng. Anh Trần Hồng Khá, chủ cửa hàng xe đạp Hồng Khá |
Ông Phạm Viết Lũy ở xã Long Hà (Phú Riềng) đi học sửa xe đạp từ năm 1990. Những năm đầu mở tiệm ông sống tốt với nghề, thu nhập đủ lo cho gia đình và nuôi các con ăn học. Khi thị trường xe đạp “xuống dốc”, ông học thêm nghề sửa xe máy và kết hợp bán phụ tùng để tăng thu nhập, còn số xe đạp hằng năm sửa chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Anh Đinh Long Phú cho biết thêm: “Hiện nhu cầu sử dụng xe đạp giảm là do đời sống người dân ngày càng nâng cao nên hầu hết gia đình đều mua xe máy, xe hơi, xe đạp điện làm phương tiện đi lại. Mặt khác, những năm gần đây loại hình dịch vụ xe đưa rước học sinh phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, trong khi đối tượng sử dụng xe đạp chủ yếu là học sinh”. Anh Trần Hồng Khá cho rằng: “Ở các huyện Bù Đốp, Lộc Ninh địa bàn rộng, nhiều đồi dốc nên đa số học sinh được cha mẹ đưa rước để đảm bảo an toàn. Nếu không đưa rước được, phụ huynh sẽ ưu tiên chọn xe đạp điện để con đi học đỡ vất vả”.
Em Nguyễn Thị Quỳnh Anh, học sinh Trường THCS Tân Bình, thị xã Đồng Xoài cho biết: Em đi học ngày 2 buổi ở trường, tối còn đi học thêm. Nếu đi xe đạp rất mệt, mất nhiều thời gian, do đó đi xe đạp điện là tiện lợi nhất.
Ngọc Bích
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Trách nhiệm của UBND các cấp trong phòng, chống xâm hại trẻ em
- ·Nhân rộng mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình
- ·Chùa Sóc Lớn khai giảng lớp học chữ Khmer năm 2020
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Không có trường hợp mắc COVID
- ·Thêm 21 ca dương tính với virus SARS
- ·Đón xem chương trình trực tiếp “Sức khỏe cho mọi người” tháng 6
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Thêm 10 công dân hoàn thành cách ly tập trung
- ·Phú Riềng trao bò giống, nông cụ sản xuất hộ khó khăn
- ·Thêm 20 ca mắc mới COVID
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Hạnh phúc của cô gái "xương thuỷ tinh”
- ·Nữ sinh trường chuyên đỗ cao Đại học Cảnh sát Nhân dân
- ·Tích cực chăm lo nạn nhân da cam
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Cứu sống một bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp