【ket qua giai hang nhat】Ðồng Ong Nghệ
Truy nguồn gốc, ý nghĩa về một số địa danh, nhiều người dân cố cựu ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn đều có chung nhận định: “Dường như những người đến đây, quan sát thiên nhiên, thấy có những đặc điểm nổi trội nào đó thì đặt tên cho dòng kinh, con rạch, cánh đồng, từ đó trở thành những địa danh lưu truyền đời này sang đời khác”. Có lẽ theo nhận định này thì tên “Ðồng Ong Nghệ” là do cánh đồng này ngày xưa có rất nhiều ong nghệ.
Truy nguồn gốc, ý nghĩa về một số địa danh, nhiều người dân cố cựu ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn đều có chung nhận định: “Dường như những người đến đây, quan sát thiên nhiên, thấy có những đặc điểm nổi trội nào đó thì đặt tên cho dòng kinh, con rạch, cánh đồng, từ đó trở thành những địa danh lưu truyền đời này sang đời khác”. Có lẽ theo nhận định này thì tên “Ðồng Ong Nghệ” là do cánh đồng này ngày xưa có rất nhiều ong nghệ.
Ðồng Ong Nghệ nằm trong vùng bãi bồi Mũi Cà Mau (nay thuộc xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn). Do chế độ thuỷ triều bồi lắng, nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, là những cánh rừng nguyên sinh trong thời đầu cư dân đi mở đất. Dưới chân rừng có lớp mùn thực vật màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu. Những cư dân đầu tiên đến đây hình thành nghề đánh bắt hải sản như đóng đáy sông, rạch; khai phá đất đai, ngăn mặn giữ ngọt để cấy lúa và làm rẫy.
Đồng xây căn cứ
Mặc dù trong cảnh khó khăn, người dân thời mở đất sống trong tình làng nghĩa xóm, đùm bọc giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Truyền thống tốt đẹp đó được nhân lên khi có các tổ chức của Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám.
Cô giáo cùng các em học sinh Trường THCS Hàm Rồng sinh hoạt ngoài giờ tại Khu di tích (Bia ấn loát Tây Nam Bộ) tại xã Hàm Rồng. Ảnh: THANH QUANG |
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Ðồng Ong Nghệ trở thành căn cứ địa kháng chiến. Ông Huỳnh Công Hiệu, nguyên Bí thư Huyện uỷ Năm Căn, mô tả: “Người dân gọi là đồng vì khi đắp đập các sông thì phần lớn cánh rừng nguyên sinh này được giữ ngọt để trồng rẫy, làm ruộng. Vào mùa mưa nước có màu đỏ như nước U Minh, nhiều loại bông súng, rau rừng xanh tốt. Từ sau Mặt trận Tân Hưng rút lui, các cơ quan tỉnh, Nam Bộ như: Ngân khố Nam Bộ, Hội Giải liên, Công binh xưởng, Ty Canh nông chọn Ðồng Ong Nghệ và các vùng lân cận xây dựng căn cứ”.
Năm 1949, hàng trăm con người cùng với máy móc, thiết bị của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được di chuyển từ U Minh Hạ về Ðồng Ong Nghệ. Có một câu chuyện thú vị mà các chú, các bác trong Ban Ấn loát giờ hay kể: Ban đầu anh em khổ sở vì màu nước sông, rạch ở đây, nhưng khi in thử thấy màu nâu nâu tự nhiên nên tiếp tục cho in. Không ngờ chính thứ nước màu nâu này lại là “độc quyền” của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ mà mật thám Pháp tìm cách in tiền giả để chống phá cách mạng, nhất là giấy bạc có mệnh giá lớn, nhưng không tài nào làm được. Vì giấy bạc giả của chúng không có màu nâu nâu như giấy bạc thật được in ở Ðồng Ong Nghệ của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ.
Các loại giấy bạc đã được in có mệnh giá: 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 đồng, có hình Bác Hồ kính yêu và biểu tượng công, nông, binh, trí được lưu hành khắp Nam Bộ. Ðồng tiền tài chính - giấy bạc Cụ Hồ đã đóng vai trò hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ lúc bấy giờ, đồng thời tạo vị thế độc lập tài chính trong cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Tháng 11/2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định công nhận Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại Ðồng Ong Nghệ, xã Hàm Rồng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại xã Hàm Rồng đã được khởi công xây dựng từ giữa năm 1997, đầu năm 2009 Bộ Tài chính có chủ trương cho nâng cấp, cải tạo các hạng mục, đến ngày 6/10/2014, công trình được khánh thành với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Phó Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, nhớ lại những đóng góp công sức, máu xương của người dân xứ sở này: “Việc in tiền lúc bấy giờ vô cùng khó khăn, cán bộ, công nhân viên Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ đã lao động quên mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong suốt thời gian đơn vị đóng trên địa bàn Ðồng Ong Nghệ, Ðảng bộ xã và Nhân dân tăng gia sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm tại chỗ để nuôi trên 500 cán bộ, nhân viên của ban hoạt động. Ðể bảo vệ an toàn khu căn cứ, Ðảng bộ chỉ đạo xây dựng phát triển lực lượng vũ trang từ xã đến ấp, xóm canh gác, túc trực ở các ngã ba sông, các trục đường chính, sẵn sàng đánh chặn những trận càn quét của giặc vào khu căn cứ. Hàng chục người con của Ðồng Ong Nghệ đã anh dũng hy sinh bảo vệ cán bộ, bảo vệ căn cứ”.
Đồng vây quân thù
Vào thời điểm ác liệt, khi chính quyền Ngô Ðình Diệm xây dựng ấp dân sinh để dồn dân và thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, Làng rừng được thành lập ở Ðồng Ong Nghệ, tập hợp cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ để tránh sự bắt bớ, đàn áp của Mỹ - Diệm. Từ Làng rừng đã thành lập tổ công trường chế tạo vũ khí thô sơ trang bị cho lực lượng vũ trang chuẩn bị thời cơ vùng lên đồng khởi chống quân thù.
Sau Ðồng khởi năm 1960, Ðồng Ong Nghệ và nhiều nơi trong xã Hàm Rồng đã hình thành thế trận toàn dân đánh giặc. Trong Sơ thảo Truyền thống vũ trang xã Hàm Rồng tổng kết: “Chỉ trong thời gian ngắn, tổ công trường sản xuất gần 700 cây mã tấu, hàng vạn mũi chông sắt, chông bàn, chông trái ấu, hàng ngàn đạp lôi, lựu đạn chai, khí đá gài. Từ chỗ sản xuất vũ khí thô sơ, làm chông tiến lên làm súng kíp, súng đại bác thần nông còn gọi là đại bác nông dân”.
Phong trào xây dựng ấp, xã chiến đấu phát triển sôi nổi, tập hợp được sức mạnh của mọi lứa tuổi, giới tính và người Kinh, Hoa, Khmer đều tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ xóm, ấp, bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình.
Vùng giải phóng được mở rộng, Ðồng Ong Nghệ cũng như nhiều nơi khác ở xã Hàm Rồng được các cơ quan tuyên huấn, y tế tỉnh chọn xây dựng căn cứ. Năm 1966, Ðại hội Hội Văn học - Nghệ thuật giải phóng tỉnh Cà Mau tổ chức tại Ðồng Ong Nghệ. Ðạo diễn sân khấu Huỳnh Hảnh, nguyên Phó trưởng Ðoàn Văn công giải phóng Cà Mau, còn nhớ như in: “Một hội trường ở Ðồng Ong Nghệ rộng 5 gian, cất bằng cây đước, lợp lá dừa nước, đón hàng trăm cán bộ làm công tác văn hoá, văn nghệ kháng chiến từ cấp tỉnh đến huyện về dự. Trong đại hội này, được nghe Nhà văn Nguyễn Mai đọc truyện ngắn, Minh Ðương là chiến sĩ phòng thủ của cơ quan Tỉnh uỷ Cà Mau, có giọng hát hay được rút về Ðoàn Văn công giải phóng Cà Mau. Tôi, anh Út Nghệ và một số anh em nữa được trúng cử vào Ban Chấp hành Hội Văn học - Nghệ thuật giải phóng tỉnh Cà Mau lần thứ nhất”.
Sau tổng tiến công của ta vào các đô thị năm 1968, địch đưa Lữ đoàn Thuỷ quân lục chiến phối hợp với lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ tái chiếm Năm Căn. Dưới sự tàn sát của bom đạn, nhà cửa điêu tàn, ruộng rẫy xác xơ, cây rừng trơ trọi, đất đai loang lổ vết đạn bom. Trong khu vực Ðồng Ong Nghệ lúc bấy giờ chỉ còn 36 hộ dân. Họ che chòi ở tạm, trong chòi dùng cây chất chồng lên nhau thành những căn hầm chống pháo. Ban đêm người già, trẻ em phải ngủ trong hầm, đề phòng giặc bắn pháo, bỏ bom bất cứ lúc nào. Mặc dù bị địch bao vây phong toả hết sức ngặt nghèo, nhưng bà con “Một tấc không đi, một ly không rời”, luôn ngày đêm sát cánh với cán bộ, đảng viên, bám đất, bám rừng. Giặc bao vây, không nước ngọt ngoài đồng thì bà con dùng thùng phuy chứa nước mặn cất nước.
Từ trong gian khổ đó, Ðồng Ong Nghệ đã nuôi dưỡng và phát triển Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng. Ðội được Ðoàn Thanh niên Lao động trực tiếp lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, thử thách trưởng thành qua phong trào "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ". Trong lúc quân, dân xã Hàm Rồng ra sức đánh bại âm mưu bình định của địch thì vô cùng đau đớn nghe tin Bác Hồ kính yêu qua đời. Ðầu năm 1970, Chi bộ Ðảng cùng với quân, dân quyết định cùng nhau tổ chức đốn cây lá dựng lên ngôi Ðền thờ Bác trong khu rừng Ðồng Ong Nghệ.
Ông Trần Việt Thanh, thành viên Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng, nhớ lại: “Ðền thờ Bác cách Chi khu Cả Nẩy 1.800 m đường chim bay. Ngôi đền tuy nhỏ mà rất mực tôn nghiêm. Ðể bảo đảm an toàn ngôi đền, một mặt bà con vừa xây dựng nhiều lớp hầm chông, bãi lửa dày đặc xung quanh, hình thành vành đai ngăn giặc từ xa. Mặt khác, bà con đắp thành tuyến đê bao bọc ngôi đền chống lại các loại súng bộ binh và các loại súng dưới tàu từ các tuyến sông bắn lên, bảo đảm an toàn cho bà con tới lui hương khói, hoặc khi hội họp, sinh hoạt bàn bạc chương trình công tác, nhất là đối với cuộc họp của các em thiếu nhi”.
Từ năm 1971-1973, Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng do ông Nguyễn Thanh Hồng làm Ðội trưởng phối hợp với các đơn vị vũ trang cấp trên đã lập được nhiều chiến công. Người đội trưởng kể: “Các đồng chí trong đội như: Huỳnh Hoàng Vân, Trần Nam Việt, Trần Thanh Bình, Trần Minh Châu, Nguyễn Hoàng Na, Trương Hoàng Nam, Võ Tấn Lượng, Trần Ngọc Cự, Quang Văn Thảnh, Phan Văn Toả, Võ Tấn Lực hợp đồng với đơn vị đặc công thuỷ, lực lượng du kích xã phục kích đánh tàu sắt, tàu mặt dựng của Mỹ ở các tuyến trong địa bàn Hàm Rồng - Năm Căn, bắn chìm và làm thiệt hại nặng 8 chiếc tàu chiến, diệt 57 tên (có 9 tên Mỹ) và làm bị thương 5 tên. Hầu hết các em trong đội đều ở độ tuổi 14-15. Trong quá trình chiến đấu, hầu hết đều trưởng thành. Một số em được chuyển về các đơn vị trên, có người đã anh dũng hy sinh như em Thành, em Ngoan, em Hải... Tên tuổi của Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng cũng như tên tuổi của các em dù đã ngã xuống hay đang còn sống cũng mãi mãi là tấm gương sáng chói của thế hệ măng non trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước nơi vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc này”.
***Qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Ðồng Ong Nghệ của mảnh đất Hàm Rồng đã góp phần xứng đáng làm rạng rỡ thêm vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong hoà bình, bà con ra sức xây dựng quê hương. Từ một xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc lưu thông bằng đường bộ, sau 5 năm thực hiện xây dựng các tuyến đường giao thôn nông thôn, đến nay xã Hàm Rồng đã có các tuyến lộ về đến 8 ấp trong toàn xã. Ðây là sự chỉ đạo kỳ quyết của Ðảng bộ xã Hàm Rồng trong thời gian qua. Từ sự chỉ đạo kỳ quyết của cấp uỷ, chính quyền sẽ khơi dậy sức đóng góp của Nhân dân để năm 2015 xã Hàm Rồng đạt nông thôn mới.
Ðại tá Huỳnh Hoàng Dân, nguyên Xã đội trưởng xã Hàm Rồng, trong lần về quê này cảm nhận: “Tôi sinh ra, lớn lên và chiến đấu bảo vệ mảnh đất này. Chúng tôi còn sống hôm nay không hổ thẹn với những đồng đội và Nhân dân đã hy sinh vì quê hương này giờ đây đã thay da đổi thịt. Người dân có đời sống ấm no, được hưởng các phúc lợi như: điện, đường, trường, trạm…”.
Ðảng bộ và Nhân dân huyện Năm Căn đang nỗ lực vượt bậc để vươn mình lên thị xã. Ðồng Ong Nghệ là cửa ngõ phía Tây Bắc của thị xã Năm Căn đã, đang có những bước chuyển mình hướng tới tương lai./.
Chung Thanh Thuỷ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác định theo 'chuẩn' nào?
- ·Gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tiếp cận được những tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới
- ·Công nghệ chỉnh sửa gen: Giải pháp tương lai giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Việt
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Bình Thuận: Nâng cao chất lượng đồ chơi trẻ em tại các cơ sở kinh doanh
- ·Khẩn trương bắt tay vào công việc, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm
- ·Tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra lượng carbon hữu cơ trong nước uống
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Thu hồi toàn quốc viên nén Ceteco Melocen do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Đánh giá chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO mới
- ·Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn chất lượng tại Đồng Tháp
- ·Chương trình 712: Nâng cao năng suất, rút ngắn quy trình, giảm chi phí cho doanh nghiệp
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·năng suất chất lượng, hệ thống quản lý, mô hình điểm, công cụ quản lý
- ·Doanh nghiệp nắm rõ quy định xuất xứ hàng hóa để hưởng lợi từ EVFTA
- ·Gia tộc giàu có ở Trung Quốc Phá được lời nguyền nghìn năm
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Ám ảnh chiếc còi cổ hình sọ người phát ra âm thanh ghê rợn